【tỷ.lệ kèo】Khi văn bản quản lý trở thành gánh nặng!
Ông Phan Vinh Quang: Quá trình ban hành công văn ở Việt Nam rất xa với chuẩn. Công văn không phải lấy ý kiến công chúng,ănbảnquảnlýtrởthànhgánhnặtỷ.lệ kèo không cần thẩm định và không phải công bố bởi đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ trên là một minh chứng rõ ràng cho thấy quy định của Công văn có thể vô hiệu hóa cả Luật và làm phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Đó là văn bản có giá trị hàng tỷ “đô la”.
“Vấn nạn” lạm dụng công văn
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đưa ra con số thống kê rất đáng quan tâm: Hàng năm, Quốc hội chỉ ban hành khoảng 20 Luật, gồm cả bổ sung, sửa đổi; Chính phủ ban hành khoảng hơn 100 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành chưa đầy 100 Quyết định; nhưng, các bộ ban hành từ 600 đến 700 Thông tư, quyết định của Bộ trưởng. Ngoài ra, còn có văn bản của Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Bên cạnh đó còn có hàng nghìn văn bản điều hành hướng dẫn thực hiện nội bộ. Chỉ tính riêng các văn bản điều hành được công bố trên Trang tin điện tử Chính phủ (http://chinhphu.vn), mỗi năm trung bình có khoảng 3.500 đến 4.000 văn bản.
Số lượng văn bản lớn, nhưng chất lượng văn bản là điều đáng bàn. TS Nguyễn Đình Cung đánh giá, không ít trường hợp, nội dung các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có khác biệt, không tương thích, thậm chí trái với nội dung tương ứng của Luật; tạo ra sự không ổn định, không nhất quán, thậm chí mâu thuẫn về nội dung giữa Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, giữa Luật “trên giấy” và Luật trong thực tế. Ngoài ra, việc sử dụng công văn hay văn bản điều hành như một công cụ hướng dẫn thi hành chính sách, luật pháp đối với từng trường hợp cụ thể tạo ra cơ chế “xin-cho” trong thực hiện chính sách, luật pháp; làm đậm thêm tính không nhất quán, thiếu công bằng và bình đẳng trong sử dụng và áp dụng các chính sách, pháp luật đối với các nhà đầu tư, DN có liên quan.
Ông Phan Vinh Quang, cán bộ đang công tác tại Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng Việt Nam đã tụt hạng ở chỉ số minh bạch trong hoạch định chính sách, từ vị trí 58 năm 2008 rớt xuống 116 năm 2014. Trong thời gian này, số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) tăng đáng kể. 87% sự gia tăng này là tăng các Thông tư của các bộ, ngành, từ 217 năm 2008 lên 627 năm 2013.
Theo ông Phan Vinh Quang, Thông tư là hình thức văn bản không được thẩm định bởi các cơ quan độc lập và trong thời gian qua gây nhiều bức xúc trong dư luận. Ngoài ra, việc sử dụng và lạm dụng công văn đã và đang được coi là vấn nạn của hệ thống pháp luật. Công văn vừa tốt vừa xấu. Chúng xấu khi đó là “các công văn siêu luật” có tác dụng hơn cả Luật. Còn chúng sẽ là tốt khi được sử dụng để đưa ra các quyết định và ý kiến cho phép cơ quan giải quyết nhanh chóng hơn các yêu cầu của DN.
Ông Đậu Anh Tuấn: Công khai, minh bạch ngay trong quá trình soạn thảo là giải pháp quan trọng nhất. Điều này sẽ góp phần tăng chất lượng và giảm thiểu những vi phạm.
Phòng ngừa hơn là “tuýt còi”
Theo ông Phan Vinh Quang, Luật Ban hành VBQPPL mới cần tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng đối với Thông tư, công văn và xây dựng cơ chế hiệu quả để người dân, DN có thể khiếu kiện những quy định bất hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng thể chế và năng lực cạnh tranh.
Một trong nhiều giải pháp được ông Quang đề xuất là thành lập một cơ quan điều phối và quản lý chất lượng văn bản độc lập với các bộ và đủ quyền lực, năng lực chuyên môn điều phối, kiểm soát chất lượng các văn bản quan trọng, bao gồm Thông tư và xử lý các quy định trái pháp luật. Cơ quan này có thể đặt tại Văn phòng Chính phủ dựa trên việc nâng cấp và củng cố một số cơ quan hiện đang đảm nhận chức năng này tại Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp.
Trao đổi với phóng viên, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, chất lượng văn bản là vấn đề lớn trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật hiện nay. Vừa rồi Chính phủ có những giải pháp rất mạnh, như đẩy mạnh chức năng rà soát của Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan. Nhưng để bền vững hơn, thời gian tới cần thiết lập một cơ chế tự động phát hiện và phòng ngừa những vi phạm này. Chẳng hạn quy định tất cả các dự thảo văn bản cần phải công khai và thuận tiện hơn, bắt buộc phải đăng một địa chỉ thay cho tại các bộ ngành khác nhau để tất cả người dân, tổ chức giám sát được ngay từ khi hình thành dự thảo hoặc trong quá trình thông qua. Các ý kiến góp ý, phản biện của DN bắt buộc chuyển lên không chỉ cơ quan soạn thảo mà cả cơ quan thẩm định, thẩm tra… để phòng ngừa các văn bản sai Luật, không phù hợp. “Tôi nhấn mạnh khả năng phòng ngừa, không để khi ban hành ra rồi mới “tuýt còi” thì đã gây ra thiệt hại lớn cho DN rồi” - ông Đậu Anh Tuấn nói.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, công khai, minh bạch ngay trong quá trình soạn thảo là giải pháp quan trọng nhất. Điều này sẽ góp phần tăng chất lượng và giảm thiểu những vi phạm. Về lâu dài, ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị cần hạn chế việc các văn bản hướng dẫn, như Thông tư. Những nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và DN cần quy định ít nhất ở cấp Nghị định và tốt nhất là Luật vì quá trình thông qua khách quan, thảo luận rộng rãi, minh bạch. Thời gian qua đã chứng minh, có thể có một đạo Luật tốt, nhưng xuống Nghị định thì kém hơn, xuống đến Thông tư của các bộ thì tinh thần ấy có thể đã bị bẻ ngoặt sang hướng khác.
“Do đó giải pháp thời gian tới chúng tôi đề nghị Thông tư không điều chỉnh các nội dung quy phạm liên quan đến quyền nghĩa vụ của người dân và DN, chỉ hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục, mẫu biểu, thậm chí có thể bỏ hình thức Thông tư đi. Như vậy sẽ giảm thiểu được các lệch lạc không cần có, phát huy được tính chất của Luật” - đại diện Ban pháp chế VCCI kiến nghị.
Nghiên cứu của ông Phan Vinh Quang, cán bộ đang công tác tại Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phân tích: Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2014-2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vẫn xếp Việt Nam đứng thứ 116 trong số 144 quốc gia về tiêu chí minh bạch trong hoạch định chính sách và đứng thứ 101 về gánh nặng tuân thủ quy định của Chính phủ. Xếp hạng Việt Nam trong 2 chỉ số này gần như là thấp nhất trong khu vực (chỉ hơn Campuchia ở 1 chỉ số) và thấp hơn nhiều so với với Trung Quốc và ASEAN. Việc xếp hạng thấp ở 2 chỉ số này làm giảm xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam hiện xếp 68 trong bảng xếp hạng năm 2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Vấn đề an toàn thực phẩm quyết không để 'vàng thau lẫn lộn
- ·US affirms enduring commitment to ASEAN
- ·Hà Nội ceremony celebrates 25 years of Việt Nam
- ·Việt Nam actively engages in UNHRC’s 45th regular session
- ·Phát triển kinh tế
- ·Vietnamese and UK foreign ministers agree to deepen strategic partnership
- ·Việt Nam attends UN Human Rights Council’s 45th regular session
- ·PM urges Nghệ An to form scientific complex of national standards
- ·Ninh Thuận: Khởi công nhà máy điện mặt trời với mức đầu tư 800 tỷ đồng
- ·Vietnamese leaders extend congratulations to China on 71st National Day
- ·Thanh Hóa sẽ được quyết định số xe điện thí điểm ở Sầm Sơn
- ·Việt Nam facilitates investment of EU firms: PM
- ·Việt Nam commits to cybersecurity co
- ·ASEAN, Canada agree to soon lift ties to Strategic Partnership
- ·Các ngân hàng đồng loạt cảnh báo chiêu trò lừa đảo dịp Tết
- ·Việt Nam calls for resumption of peace talks in Yemen
- ·Japanese vessels dock at Cam Ranh port for supplies replenishment
- ·Recovering and Building Back Better as a Region
- ·CPI tháng 10/2021 giảm 0,2%
- ·11th Party Congress of Việt Nam People’s Army opens