【tt trực tiếp bóng đá hôm nay】Dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc: Cái khó ló cái khôn
Dạy trẻ làm quen với chữ cái ở Nam Đông
Không để cái chữ rơi rớt
Không như học sinh người Kinh,ạytiếngViệtchotrẻdântộcCáikhólócáikhôtt trực tiếp bóng đá hôm nay trước khi đến trường đa số trẻ dân tộc thiểu số chưa thể sử dụng được tiếng Việt. Vì vậy, việc giao tiếp thông thường với giáo viên của các em luôn gặp khó khăn. Trường mầm non A Ngo (A Lưới) có trên 170 em, chủ yếu là dân tộc Tà Ôi và Cơ Tu. Các em bắt đầu học như những đứa trẻ tập nói ở độ tuổi lên ba. Vốn tiếng Việt ít ỏi, bọn trẻ thường nói từng tiếng một.
Học sinh dân tộc hạn chế tiếng Việt thường tự ti, thu mình, thiếu mạnh dạn trong các hoạt động chung từ trên lớp đến sinh hoạt hàng ngày. Khó nhất là việc giúp trẻ phân biệt các dấu thanh bởi phương ngữ dân tộc đã ăn sâu từ thuở mới lọt lòng. Cô giáo Võ Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường mầm non Thượng Lộ (Nam Đông) cho hay.
Học tiếng Việt đối với trẻ dân tộc thiểu số, cũng như học ngoại ngữ, không được tiếp cận liên tục và ôn luyện sẽ rất khó sử dụng phổ biến. Các cháu học khá chăm chỉ, nhưng tiếp thu chậm nên chẳng thể áp dụng giáo án bài bản cho lớp, các cô phải sáng tạo để trẻ có thể tiếp thu tốt hơn. Thông thường, mỗi lớp do hai cô phụ trách, một trong hai cô phải biết tiếng dân tộc để còn "phiên dịch" khi có sự cố. Cái khó là nhiều phụ huynh người dân tộc vẫn chưa nói lưu loát tiếng Việt. Thế nên, ngoài giờ lên lớp, các cô lại đến nhà các em để "dạy kèm" cho phụ huynh.
Một trong những khó khăn trong dạy tiếng Việt cho trẻ, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thành thạo tiếng dân tộc thiểu số còn ít, trong khi tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non người dân tộc thiểu số thấp nên khó khăn trong việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Chưa kể, một bộ phận có năng lực sư phạm hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tài liệu hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ còn thiếu nhiều.
Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ
Một trong những sáng tạo của các giáo viên mầm non là bất cứ vật dụng, đồ chơi, đồ dùng học tập nào cũng gắn dòng chữ “song ngữ” tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ tiện nắm bắt. Linh hoạt trong mọi tình huống, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp là cách mà giáo viên ở các trường vùng cao áp dụng. Ở các nhóm, lớp đều được tăng cường giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ - trẻ, giữa trẻ - cô và những người xung quanh.
Hiệu trưởng Trường mầm non Hồng Bắc (A Lưới) Trần Thị Nghiêu chia sẻ: Đối với trẻ lớp mẫu giáo lớn, ngoài phát âm đúng, các cô còn tập trung rèn kỹ năng giúp trẻ nói đầy đủ, chú trọng sửa lỗi cho trẻ ở các từ khó, sửa tật ngọng giúp trẻ thêm tự tin khi giao tiếp tiếng Việt. Để tăng cường tiếng Việt cho trẻ, trong lúc ra chơi, thậm chí giờ đón, trả trẻ các cô thường xuyên gần gũi, động viên ân cần, lưu tâm những trẻ nhút nhát.
Để làm phong phú vốn tiếng Việt cho trẻ, ngành giáo dục khuyến khích phụ huynh, các tổ chức đóng góp đồ dùng, đồ chơi, vật dụng sinh hoạt địa phương để sử dụng trong hoạt động tăng cường tiếng Việt. Các trường mầm non phối hợp hội phụ huynh, già làng, trưởng bản sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian để tăng cường vốn tiếng Việt cho các em trong trường mầm non..
Bà Ngô Thị Hạnh, Trưởng phòng Mầm non thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo cho hay: Toàn tỉnh hiện có 31 trường mầm non có trẻ dân tộc thiểu số. Trong đó, có gần 3.600 trẻ mẫu giáo (đạt tỷ lệ 98%) đến trường. Sau 5 năm thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em MN, toàn tỉnh xây mới 40 phòng học, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy học cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số với tổng số tiền trên 29,5 tỷ đồng. 100% các cơ sở giáo dục mầm non đã lồng ghép các nội dung của đề án vào trong chương trình dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Sở GD&ĐT cử cán bộ người bản địa biên soạn tài liệu để bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên người kinh dạy trẻ dân tộc thiểu số. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng môi trường tiếng Việt, tạo điều kiện cho trẻ tập nói, giao tiếp bằng tiếng Việt; cần cho trẻ làm quen với việc đọc, viết đúng theo chương trình giáo dục mầm non, giúp trẻ chuyển tiếp lên tiểu học được thuận lợi. Đồng thời, tạo môi trường giao tiếp tích cực tại gia đình và cộng đồng gắn với việc tổ chức các lớp tập huấn mô hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số.
Bài, ảnh:HUẾ THU
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quản lý thị trường Long An ngăn chặn 2 vụ nhập lậu đường cát liên tiếp trong 2 ngày
- ·Ngân hàng tích cực triển khai tín dụng ưu đãi, hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi COVID
- ·Ði biển mùa dịch
- ·PNJ Bình Phước trao tặng vòng tay Kind
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca nhiễm Covid
- ·Ðể an toàn khi ra khơi
- ·Tổ chức Tết Trung thu năm 2024 bảo đảm an toàn, tiết kiệm, thực chất
- ·Bão số 3 đã giảm một cấp, tâm bão cách Quảng Ninh khoảng 360km
- ·Ông Chu Ngọc Anh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP.Hà Nội
- ·Thiết thực lớp dạy bơi miễn phí
- ·Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7% trong năm 2022
- ·Ăn chắc từ lúa bao lợi nhuận
- ·Công bố giải thưởng Human Act Prize 2024, chủ đề
- ·'Luồng xanh' đường thủy luôn sẵn sàng lưu thông lúa, gạo
- ·Cửa hàng kinh doanh không thiết yếu được mở cửa nhưng sẽ theo khung giờ
- ·Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản
- ·Đường dây nóng phản ánh việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý
- ·Khởi sắc trên vùng đất mới
- ·Lộ diện Honda HR
- ·Cùng bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản