【cau tai xiu】Một thoáng Phần Lan
Nokia - hãng điện thoại Phần Lan làm ăn có hiệu quả tại Việt Nam (Ảnh: Nhật Cường) |
Từ Hà Nội,ộtthoángPhầcau tai xiu quá cảnh Băng Cốc (Thái Lan), đến nửa đêm mới một mạch bay hơn 10 giờ thì tới không phận Phần Lan. Do chậm 4 múi giờ nên phương trời Bắc Âu lúc này mới hửng sáng. Nắng ban mai dát vàng trên những thảm rừng ngút ngàn, lấp lánh nhưng mặt hồ, ùa vào cảm xúc hiền hòa từ giây phút đầu tiên và ấn tượng theo suốt trong những ngày lưu lại dải đất này.
Bản đồ Phần Lan trải trên 1.160 km2. Phía Bắc tựa hồ như gối đầu lên cực bắc địa cầu, những đêm trời sáng ngước lên nhìn sao Bắc đẩu cứ vằng vặc đỉnh đầu, có lẽ vậy người ta gọi Phần Lan là quốc gia dưới sao Bắc Đẩu. Tại cực bắc, vào mùa hè “đêm trắng”, mặt trời không lặn khoảng 10 tuần, mùa đông mặt trời không mọc khoảng 8 tuần. Phía Nam ngự lãm bên biển Ban Tích “sóng ngời xanh ngọc bích biển khơi”. Thủ đô Helsinki ở cực nam của dải đất này.
Quốc gia này đất canh tác chỉ có 8%, rừng gần 70% và khoảng 200 nghìn ao hồ. Sự hòa đồng của thiên nhiên cùng sự mến khách, khiến Helsinki là một trong những đô hội của hòa bình. Đại hội Liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới tại Helsinki năm 1952. Năm 1969 lại có cuộc gặp gỡ thanh niên, sinh viên quốc tế cũng tại Helsinki. Trong các dịp đó, Đoàn Việt Nam cất cao ngợi ca hòa bình, kêu gọi chấm dứt chiến tranh.
Từng là thuộc địa của ngoại bang, nhưng không để lại đống trò tàn mà chỉ lưu giữ dấu ấn của những nền văn minh. Đó là những lâu đài theo mô-tuýp thời phục hưng La Mã, kiểu dáng Thụy Điển, phong cách Nga…, tất cả đều hài hòa với bản sắc Phần Lan. Các công trình không đồ sộ, hoành tráng, phô trương, độc chiếm không gian, nhưng nội thất thì chau chuốt, thanh thoát, mô phỏng chiều dài lịch sử. Những pho tượng trầm tĩnh trong các công viên dưới tán cây dịu mát, se se gió lạnh. Phố cổ vẫn vẹn nguyên những con đường lát đá, ràn rạt bánh xe lăn, những xe điện ngược xuôi, lúc trên mặt đất lúc chui xuống ngầm.
Ít tài nguyên, Phần Lan không phải là đại gia kinh tế của châu Âu, cũng như trong EU. Nhưng nhờ xây dựng các ngành công nghiệp mũi nhọn, chuyên môn hóa cao như đóng tàu, vận tải biển, luyện đồng, điện thoại di động, điện tử, viễn thông, công nghiệp gỗ, làm giấy..., nên cũng khỏe khoắn trên trường quốc tế. Phần Lan làm ra khoảng 1/4 sản lượng giấy toàn cầu, trong đó 80% xuất khẩu. Rừng là kho vàng xanh của Phần Lan, cho 4 ha rừng/đầu người, hàng đầu thế giới. Giấy làm từ gỗ, nhưng không tàn sát rừng. Khái niệm “phát triển bền vững” được thuyết phục giản dị rằng nước này có điều luật chặt cây nào phải ký quỹ vào ngân hàng đến khi trồng bù cây khác mới được rút tiền. Nay, điều luật đó niêm phong trong tàng thư, cây trồng mới nhiều hơn số đã hạ chặt. Từ Thủ đô đi các ngả đều gặp những cánh rừng, khiến khổ đường thênh thang là thế mà chỉ như dải lụa đào trên bộ đại y. Những rặng sồi, hàng bạch dương mỗi độ thu về lại rực vàng tán lá xào xạc bay, khi rụng lại trải thảm êm nền đất. Nghề làm giấy phát đạt gắn liền với sự giỏi giang về công nghệ khai thác, chế biến gỗ và xuất khẩu những thiết bị này. Vừa ra khỏi nội đô Helsinki là gặp những cánh rừng, tới rừng lại nhận ra nhà máy, gợi giác cảm như cây rừng muốn len vào thành phố, còn nhà máy lại ẩn dụ giữa ngàn xanh. Phần Lan - nơi thiên nhiên và kỹ thuật gặp gỡ - là thế!
Vịnh Phần Lan vẫn ập oàm ngàn năm sóng vỗ như bao bến bờ khác. Trên các cầu tầu những chú hải âu thản nhiên kiếm mồi, thi thoảng lại phởn chí bay theo những con tàu tấp nập vào ra. Chênh nhau một múi giờ, tour từ Phần Lan sang Thụy Điển, đi tàu thủy gói gọn trong đêm. Chiều xuống tàu, êm như ngồi trong phòng trà, rập rình sàn nhảy. Bảnh mắt là cập cảng Stockholm.
Đảo “bủa vây” Helsinki. Có hòn quây thành vườn bách thú. Có đảo “chuyên dùng” ríu rít đàn én trở về từ phương Nam sau mùa tránh rét. Hòn đảo Pháo đài (tiếng Phần Lan là Suomenlinna) ở tiền tiêu bờ biển vẫn còn dấu tích một thời canh biển giữ trời như thành quách, súng thần công... phôi pha cùng tuế nguyệt. Năm 1991 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Bên bạn bố trí chương trình đào tạo linh hoạt. Ngồi học trên giảng đường là “phần cứng”, “phần mềm” dã ngoại thăm nhà máy, trang trại ngoại ô. Nhà gỗ, tiện nghi như thành phố, nhưng thân thiện với cỏ cây, hoa lá. Bạn còn bố trí sang các nước để chiêm nghiệm từng đặc thù, đúc thành bài học lớn.
Hai nước có quan hệ ngoại giao từ ngày ta chưa toàn thắng. Từ đó, Phần Lan liên tục hỗ trợ không áp đặt các điều kiện về chính trị và còn xóa nợ cho Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là một trong 7 nước (một trong 2 nước ở châu Á) là đối tác lâu dài về hợp tác phát triển của Phần Lan.
Có hành lang Hiệp định thương mại, buôn bán hai bên luôn tăng, nhưng còn khiêm tốn do Phần Lan là thị trường nhỏ và không là nơi trung chuyển của châu Âu. Mục tiêu phấn đấu của hai nước là đưa mậu dịch hai chiều lên 1 tỷ USD trong những năm tới. Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan: Giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, cà phê, cao su, xe đạp và phụ tùng... Điện thoại Nokia làm nên “thương hiệu Phần Lan”, năm 2011, hãng mở nhà máy tại Bắc Ninh, góp phần cùng với các nhà đầu tư vào mặt hàng này để Việt Nam chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam mang về từ quốc gia này máy móc thiết bị, phương tiện thông tin truyền thông (chiếm từ 80 - 85% kim ngạch), nguyên phụ liệu dệt may, da, chất dẻo nguyên liệu, thiết bị điện và phụ tùng, sắt thép các loại. Phần Lan ủng hộ việc EU trao Quy chế Kinh tế thị trường cho Việt Nam, không ủng hộ việc áp đặt thuế chống bán phá giá lên giày mũ da made in Vietnam xuất vào EU.
Phần Lan còn giúp Việt Nam trong lĩnh vực đóng tàu, sửa chữa tàu biển, lưới điện, nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, khoa học công nghệ, lao động, văn hóa, giáo dục…
Người Việt Nam tại Phần Lan hiện khoảng 5 nghìn - quá ít so với số bà con ta ở các quốc gia khác. Nhưng với số dân bản địa bao năm chỉ xoay quanh con số 5 triệu thì con số đó là đáng kể, từ năm 2007 đã tụ hội trong Hội đồng hương, Hội sinh viên, thanh niên Việt Nam tập hợp cả số sang du học và người đã nhập quốc tịch Phần Lan. |
(责任编辑:La liga)
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Bạn đọc VietNamNet tiếp sức hơn 50 triệu đồng cho 2 bệnh nhân khó khăn
- ·Ba nước châu Á lọt tốp 20 quốc gia hòa bình nhất
- ·Hải quan Hoa Kỳ đấu giá trực tuyến hàng vi phạm
- ·Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- ·Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nhận 1 chuyên viên, tuyển 2 công chức
- ·Con thơ nhìn bố nằm liệt giường, không tiền chữa trị vì hoàn cảnh khó khăn
- ·Các con thương nặng sau vụ nổ lớn, cha mẹ thất thần kêu cứu
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Mẹ đơn thân xin cứu con gái thoát nguy cơ bị liệt hai chân
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·Hải quan Canada thu giữ lượng lớn ma túy tại sân bay Edmonton
- ·Rộ tin Mỹ có kế hoạch tấn công quân nổi dậy Syria
- ·9 năm ròng theo các con chữa bệnh, mẹ nghèo kiệt quệ
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Chị Thào Thị Dính bị bỏng lửa đã được xuất viện về nhà
- ·Người phụ nữ 8 năm ròng đưa con đi bệnh viện, khao khát nghe hai tiếng 'mẹ ơi'
- ·'Tôi không muốn mất nốt đứa con này nữa'
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Bạn đọc hỗ trợ 3 anh em mồ côi mẹ ở Nghệ An