【trực tiếp nhật bản】Quyết liệt đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu
Buôn lậu xăng dầu phức tạp trên tuyến đường biển
Thời gian qua,ếtliệtđấutranhchốngbuônlậuxăngdầtrực tiếp nhật bản lực lượng chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều vụ buôn lậu xăng dầu với số lượng lớn, nhất là trên tuyến biển. Đơn cử, tại “điểm nóng” vận chuyển xăng dầu lậu trên tuyến biển là Quảng Ninh, lực lượng hải quan đã triệt phá nhiều vụ việc. Mới đây ngày 14/3, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia (Cục Hải quan Quảng Ninh) đã phối hợp phát hiện và bắt giữ 4 thùng phi nhựa chứa 1.500 lít dầu DO tại tọa độ 21022’550”N; 107050’972”E thuộc khu vụng Cống Cách, xã Vĩnh Trung, TP. Móng Cái.
Các đối tượng buôn lậu xăng dầu chủ yếu thực hiện mua bán trực tiếp cho các tàu cá của ngư dân hoạt động đánh bắt hải sản trên biển; sang mạn, chia nhỏ cho các tàu bé đưa vào đất liền. Bên cạnh đó, các đối tượng còn lập nhiều tổ chức có tư cách pháp nhân kinh doanh xăng, dầu, sau đó sử dụng thủ đoạn mua bán, vận chuyển giữa các công ty để hợp pháp hóa số dầu lậu mua từ nước ngoài về tiêu thụ trong nội địa. |
Trong tháng 3/2022, Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Nam (Hải đội 3 - Cục Điều tra chống buôn lậu) đã phối hợp với Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an, Công an TP. Hồ Chí Minh, Biên phòng cảng Sài Gòn kiểm tra, phát hiện vụ vận chuyển hàng trăm tấn dầu F0 và dầu D0 không hóa đơn chứng từ trên sông Sài Gòn.
Lực lượng hải quan thực hiện nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu. Ảnh: TL |
Tại khu vực biên giới Tây Nam, vùng biển cách đảo Nam Hòn Khoai (Cà Mau) khoảng 100 hải lý, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ một tàu vận chuyển khoảng 60.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc. Trước đó, trên vùng biển Tây Nam, lực lượng chức năng liên tiếp bắt giữ 3 tàu vận chuyển tổng cộng hơn 300.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Cuối tháng 3 vừa qua, kiểm tra một kho xăng ở cảng biển Cửa Lò, lực lượng chức năng Nghệ An phát hiện 1 triệu lít xăng E5 trị giá gần 30 tỉ đồng không có hóa đơn, chứng từ...
Tiếp tục siết chặt quản lý, chống buôn lậu
Tại Công văn số 2310/VPCP-V.I ngày 14/4/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước và Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu và các văn bản liên quan.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu chủ động, nắm chắc tình hình hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, lưu kho, phân phối, lưu thông mặt hàng xăng dầu (các hoạt động dễ bị lợi dụng nhằm trục lợi); tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, địa bàn trọng điểm trong nội địa và trên các vùng biển để kịp thời phát hiện, đấu tranh đối với các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng, nhất là các đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng, nhất là các đơn vị có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện nhập khẩu, lưu kho, vận chuyển, sản xuất, phân phối, lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về gian lận đo lường, không bảo đảm chất lượng, đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá nhằm trục lợi; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế trong kinh doanh xăng dầu…
Trước đó, Tổng cục Hải quan đã có công văn yêu cầu lực lượng kiểm soát hải quan và các đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác nắm tình hình, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điều tra cơ bản, xây dựng các phương án, kế hoạch nghiệp vụ để phòng ngừa, kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu trên các tuyến biên giới, vùng biển; trao đổi, phối hợp, chia sẻ thông tin về hoạt động buôn lậu xăng dầu, than trên các tuyến biên giới, vùng biển với các lực lượng chức năng chống buôn lậu (biên phòng, công an, cảnh sát biển, quản lý thị trường và chính quyền các địa phương biên giới).
Với chủ trương đó, cơ quan hải quan các địa phương đã có nhiều giải pháp và kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tại địa phương trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng xăng dầu./.(责任编辑:World Cup)
- ·Khi trợ lý xinh gần chồng
- ·Ứng dụng giúp cha mẹ quản lý trẻ dùng Internet
- ·Đội Việt Nam nhận giải Nhì Tech4Good với ứng dụng hỗ trợ người khiếm thính
- ·Google chỉ trích Apple ‘bắt nạt’ người dùng qua iMessage
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/6/2024: Trong nước chuẩn bị có đợt tăng tiếp
- ·Trung Quốc thuê KOL làm đẹp hình ảnh trước thềm Olympics Bắc Kinh 2022
- ·Cách sử dụng Mobile Money VinaPhone khi không có data Internet
- ·Hơn 37.000 doanh nghiệp làm thủ tục XNK tại TP.HCM
- ·Chia tay... để làm nghệ thuật
- ·MobiFone tăng cường mạng lưới, phục vụ xuyên Tết
- ·Vận động tinh
- ·Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh lĩnh phạt 500 triệu đồng
- ·Thẩm tra doanh nghiệp Nigeria như thế nào để tránh lừa đảo?
- ·Quỹ tiền tệ quốc tế kêu gọi El Salvador từ bỏ Bitcoin
- ·EU nhất trí tăng cường viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine
- ·Nguy cơ bị tấn công mạng qua lỗ hổng trong HTTP Protocol Stack của Windows
- ·Lạng Sơn sẽ bắt buộc doanh nghiệp qua cửa khẩu Hữu Nghị phải khai báo trên nền tảng số
- ·Vinamilk: Ba năm liền đứng đầu danh sách thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
- ·Long An: Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 tập trung vào 5 lĩnh vực
- ·200 "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2017