【kết quả bóng đá league cup】Hiện hữu nguy cơ thiếu điện
Cảnh báo nguy cơ thâu tóm doanh nghiệp Việt qua góp vốn mua cổ phần | |
Thủ tướng chỉ thị cả nước phấn đấu tiết kiếm tối thiểu 2% điện năng mỗi năm | |
Ngành điện có tự sửa hóa đơn,ệnhữunguycơthiếuđiệkết quả bóng đá league cup tăng giá điện? |
Nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2021-2024 rất rõ ràng. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Thiếu điện đỉnh điểm năm 2023
Theo Bộ Công Thương, tổng sản lượng điện sản xuất và NK của hệ thống điện quốc gia năm 2020 dự kiến đạt 261,46 tỷ kWh, tăng 8,9% so với năm 2019.
Ông Trần Tuệ Quang, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết: Năm 2020, do dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội, phụ tải hệ thống điện quốc gia giảm đáng kể. Tuy nhiên, điện sinh hoạt tăng cao vào những ngày nắng nóng 40 độ, thậm chí 42 độ C, gây áp lực cho ngành điện trong việc cung cấp điện. Tình trạng mất cân đối cung-cầu điện trong năm 2020 có thể xảy ra nếu những tình huống cực đoan hơn tiếp tục xuất hiện như: Thủy văn tiếp tục bất lợi trong các tháng mùa mưa sắp đến; sự cố các nhà máy điện lớn trong hệ thống; rủi ro thiếu nhiên liệu sơ cấp (than, dầu, khí) và phụ tải tăng cao đột biến.
"Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đòan Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị trong mọi tình huống đều phải huy động tối đa các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung ứng điện đủ điện trong năm 2020 cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nhất là khi có diễn biến nhu cầu bất thường hay sự cố lớn của các nhà máy điện…, trong những tháng còn lại của năm nay, ngoài việc huy động các nguồn điện gồm năng lượng tái tạo, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, ngành điện cũng tính đến các nguồn điện chạy dầu có giá thành sản xuất cao", lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực nhấn mạnh.
Theo tính toán của EVN, dự báo nhu cầu phụ tải giai đoạn 2021-2025 tiếp tục tăng trưởng với tốc độ đã được dự báo trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh (tăng 8,6%/năm). Theo đó, nhu cầu phụ tải năm 2025 sẽ đạt 394,5 tỷ kWh. Việc đáp ứng nhu cầu điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, có khả năng xảy ra thiếu điện (dự báo năm 2023 có thể thiếu tới trên 13 tỷ kWh trong khi đã phải phát dầu gần 11 tỷ kWh) nếu không triển khai ngay một số giải pháp như đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), tăng cường mua điện từ các nước trong khu vực.
Trong văn bản Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay đầu tháng 5 vừa qua do Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng ký về xem xét bổ sung quy hoạch các dự án điện gió, Bộ Công Thương cũng đưa ra con số đong đếm cụ thể: Cân đối cung-cầu điện giai đoạn 2021-2025 cho thấy nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2021-2024 rất rõ ràng. Lượng điện thiếu hụt sẽ tăng từ 400 triệu kWh năm 2021 lên cao nhất đến 13,3 tỷ kWh vào năm 2023. Năm 2024, sản lượng thiếu hụt giảm còn khoảng 11 tỷ kWh. Đến năm 2025, hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu phụ tải nếu tiến độ các chuỗi dự án khí-điện sử dụng khí Lô B, khí Cá Voi Xanh như: Ô Môn III, IV; tua bin khí hỗn hợp miền Trung 1, 2 và Dung Quất I, III và các nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) như Nhơn Trạch 3, 4 và Bạc Liêu 1 đáp ứng tiến độ.
"Lụt" vì nguồn điện chậm tiến độ
Vì sao đã có quy hoạch rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển mà Việt Nam ngày càng phải đối mặt với áp lực thiếu điện trầm trọng hơn? Đem thắc mắc này trao đổi với chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn, phóng viên Báo Hải quan nhận lại câu trả lời- mấu chốt là do các dự án phát triển các nguồn điện bị chậm tiến độ rất nhiều so với quy hoạch phát triển của ngành điện. Hầu hết các dự án nhà máy nhiệt điện chạy than của các chủ đầu tư không phải là EVN như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các tư nhân trong nước và nước ngoài đều bị chậm tiến độ. "Còn nguyên nhân của việc chậm tiến độ và đội vốn là do các chủ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện chạy than không có năng lực (về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm) và buông lỏng quản lý", chuyên gia Nguyễn Thành Sơn nói.
Về mặt số liệu cụ thể, Bộ Công Thương nêu rõ, để đáp ứng nhu cầu phụ tải với tốc độ ổn định và tin cậy cao, Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã quy hoạch công suất hệ thống điện quốc gia phải đạt 60.000 MW vào năm 2020. Trong đó, tỷ trọng năng lượng tái tạo (gồm thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) là 9,9%. Tuy nhiên, tổng công suất nguồn điện của hệ thống năm 2020 chỉ đạt khoảng 56.000 MW, thấp hơn khoảng 4.000 MW so với con số được duyệt trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Đáng chú ý, rà soát tiến độ nguồn điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh cho thấy, hầu hết các nguồn nhiệt điện đều chậm tiến độ từ 1-2 năm, thậm chí một số dự án bị chậm đến 4-5 năm.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đánh giá, đặc điểm các dự án năng lượng là đều có quy mô lớn, hầu hết các dự án nhiệt điện đều có tổng mức đầu tư trên 2 tỷ USD, thời gian thi công tương đối dài với cả nghìn hạng mục phức tạp. Do vậy, chủ đầu tư không tìm được nhà thầu có năng lực dẫn tới rất dễ xảy ra việc kéo dài nhiều năm.
Trông đợi vào năng lượng tái tạo
Để đảm bảo không thiếu điện cho phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Công Thương, EVN đã tính toán, rà soát và đề xuất nhiều giải pháp, trong đó đứng đầu là đẩy mạnh phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo. Nhận định đây là giải pháp khả thi, hiệu quả để bổ sung nguồn điện, phù hợp với cơ chế, chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo hiện hành của Chính phủ, Bộ Công Thương đưa ra lập luận: "Các dự án năng lượng tái tạo còn có thể thi công nhanh, kịp thời đưa vào vận hành ngay trong giai đoạn 2021-2023, tận dụng tiềm năng thiên nhiên của đất nước mà không phụ thuộc vào nhiên liệu NK, thân thiện với môi trường".
Bên cạnh đó, để giải quyết câu chuyện thiếu điện tại miền Nam, Bộ Công Thương đưa ra phương án huy động trở lại nhà máy điện Hiệp Phước, chuyển đổi nhiên liệu đối với nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước hiện hữu (3x125 MW) từ dầu FO sang sử dụng LNG và đầu tư lắp đặt bổ sung thêm 3 tuabin khí (270 MW/tuabin), nâng quy mô công suất nhà máy lên thành 1.185 MW. "Nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước có vị trí ở huyện Nhà Bè, TP HCM, gần trung tâm phụ tải, một số hạ tầng đã sẵn có nên có khẳn năng bảo đảm tiến độ vào vận hành dự kiến năm 2022-2023", đại diện Bộ Công Thương cho hay.
Ngoài các giải pháp nêu trên, Bộ Công Thương còn tính đến phương án tăng cường NK điện từ Trung Quốc thông qua cấp điện áp 220 kV qua hướng Lào Cai, Hà Giang với tổng công suất NK khoảng 2.000 MW, sản lượng tương ứng hàng năm khoảng 9 tỷ kWh/năm (từ năm 2023); đồng thời đẩy mạnh triển khai chương trình tiết kiệm và chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM), điều chỉnh phụ tải điện (DR).
Theo Bộ Công Thương, trong các năm 2020-2023, công suất nguồn nhiệt điện thiếu hụt liên tục tăng. Đến hết năm 2023, công suất nhiệt điện thiếu hụt so với quy hoạch lên tới 12.690 MW. Tình trạng thiếu hụt công suất được cải thiện trong các năm 2024, 2025. Mặc dù vậy, đến hết năm 2025, tổng công suất nhiệt điện thiếu hụt trong giai đoạn 2020-2025 vẫn còn khoảng 7.250 MW. Tại miền Nam, nguồn nhiệt điện than có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng điện, nhất là giai đoạn 2020-2025. Tuy nhiên, các dự án như Long Phú 1 (1.200 MW), Sông Hậu II (2.000 MW), Long Phú III (1.800 MW), Vĩnh Tân III (1.980 MW)... đều chậm tiến độ, không thể đưa vào vận hành trước năm 2023. Bên cạnh đó, một số dự án nhiệt điện than khác mặc dù đã được duyệt trong quy hoạch nhưng không được thực hiện như: Long An I (1.200 MW), Long Phú II (1.320 MW), Vũng Áng III (1.200 MW)... Ngoài ra, dự án điện khí LNG Sơn Mỹ II (2.250 MW) dự kiến đưa vào vận hành trong các năm 2023-2024 bị chậm sang sau năm 2025. Các nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ Lô B và mỏ Cá Voi Xanh cũng có nguy cơ chậm tiến độ 2-3 năm so với quy hoạch. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hà Nội xử lý vi phạm trật tự an toàn hành lang đường sắt
- ·Thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam
- ·Him Lam Land đổi tên thành Truong Son Land sau 15 năm hoạt động
- ·H'Hen Niê sắm duy nhất 1 đôi giày hơn trăm triệu đi quài không chán
- ·Ưu tiên tiêm vắc xin Covid
- ·Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai được giới thiệu làm phó chủ tịch tỉnh
- ·Áp lực kiểm soát lạm phát 2023 đến từ những hướng nào?
- ·Thủ tướng phân công nhiệm vụ cho các Phó thủ tướng Chính phủ
- ·TPCN Mrsun: Ngụy tạo là sản phẩm chữa yếu sinh lý hàng đầu Việt Nam?
- ·Dấu trừ lớn trong doanh thu của Thế giới di động (MWG)
- ·Cô gái dương tính với Covid
- ·Đề xuất điều hành giá xăng dầu vào thứ 5 hàng tuần
- ·Kỳ vọng cú hích từ Luật Khám bệnh, chữa bệnh
- ·Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 giảm 42%
- ·Thông tin mới nhất về cơn bão số 9 đổ bộ vào Vũng Tàu và Phan Thiết
- ·Hoa hậu Hoàn vũ 2020 chính thức bị hoãn tổ chức
- ·Chuyên gia và Quốc hội
- ·Lâu Đài Trắng mất 3 tháng để huy động 2,5 tỷ đồng trái phiếu, trả lãi 14,5%/năm
- ·Vụ cháy chung cư Carina: Cuối tháng 6/2018 sẽ cấp phép sửa chữa
- ·Khánh Vân thi Miss Universe 2020 tại Mỹ, Trường Giang hứa đi cổ vũ