【giải u21 anh】Bài 5: Phát huy thành quả tiến về phía trước
Bài 4: Đi đầu trong Chính phủ điện tử và dịch vụ công Bài 3: Đột phá kiện toàn bộ máy Bài 2: Điểm sáng về cắt giảm điều kiện kinh doanh Bài 1: Tiên phong cải cách,àiPháthuythànhquảtiếnvềphíatrướgiải u21 anh vượt lên chính mình |
Hoàn thiện thể chế
Về cải cách thể chế, Bộ Công Thương sẽ tập trung nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành, rà soát văn bản thuộc thẩm quyền quản lý trong đó chú trọng ban hành các cơ chế chính sách phục vụ cho việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do, các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, chính sách, công tác dự báo, phân tích xu hướng và yêu cầu cải cách để tham mưu, đề xuất xây dựng, sửa đổi các chính sách pháp luật tài chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Bộ Công Thương cũng xác định công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhằm phát huy mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cải cách thể chế hướng tới tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước thông qua các cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm.
Nhiệm vụ cải cách thể chế, xây dựng các văn bản chính sách phải được triển khai đồng bộ, gắn bó mật thiết với yêu cầu cải cách TTHC, tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính, hiện đại hóa hành chính. Về đề xuất, lập các chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải theo đúng quy trình, đảm bảo tiến độ và tính khả thi.
Tiếp tục rà soát tổng thể việc sửa đổi pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, quy hoạch, đất đai và môi trường để đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định, đặc biệt là có tính đến tính đặc thù trong một số lĩnh vực như dầu khí, năng lượng, điện v.v .. với các quy định về đầu tư, quy hoạch, thuế ... về nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, quản lý hiệu quả doanh nghiệp và nền kinh tế. Rà soát, xây dựng Thông tư bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, thủ tục trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời từng bước đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương ban hành hoặc chủ trì xây dựng.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ thường xuyên rà soát cũng như tiếp tục hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật ngành Công Thương. Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt tuyên truyền, phổ biến về những điểm mới, những quy định mới, thay đổi, sửa đổi, bổ sung trong các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành của ngành Công Thương.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Tiếp tục rà soát, thống kê thủ tục hành chính hiện hành thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, trên cơ sở đó xem xét, đánh giá sự cần thiết, tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả của các thủ tục hành chính nhằm bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, rào cản cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản hóa thành phần hồ sơ, quy trình hợp lý, công khai minh bạch, thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các TTHC ngay từ dự thảo các VBQPPL liên quan, thực hiện công bố, công khai đầy đủ, tạo điều kiện cho người dân và tổ chức tiếp cận, thực hiện các TTHC do Bộ Công Thương cung cấp được dễ dàng hơn; thực hiện tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện cơ chế, chính sách, TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.
Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại, đưa vào thực hiện các hình thức liên thông trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước giữa các cơ quan.
Thường xuyên rà soát chế độ báo cáo để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Xây dựng bộ máy tinh gọn, chất lượng
Trong giai đoạn tới, Bộ Công Thương sẽ thường xuyên thực hiện rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng đảm bảo tính đồng bộ, tinh gọn, hợp lý nhằm thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được Bộ giao và tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với các đơn vị khác.
Trên cơ sở thực tiễn, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đánh giá, tổng kết mô hình tổ chức bộ máy của Bộ, tiến hành xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương trong từng nhiệm kỳ Chính phủ, trước mắt là nhiệm kỳ Chính phủ khóa 2021-2026. Sau khi được Chính phủ phê duyệt, ban hành, Bộ sẽ xây dựng Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương theo mô hình tổ chức mới.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2021-2030, Bộ Công Thương tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo yêu cầu thực thi nhiệm vụ hiệu quả. Trong đó chú trọng đến các mục tiêu như: (1) Tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức trên cơ sở Bản mô tả công việc và Khung năng lực cho từng vị trí trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ; (2) Đẩy mạnh việc áp dụng thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý; (3) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ; (4) Quản lý chặt chẽ việc ký Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP đối với cơ quan hành chính; (5) Tiếp tục Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; (6) Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, kỹ năng tin học, ngoại ngữ...nhằm nâng cao lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Xác định các chức danh và tiêu chuẩn công chức phù hợp chức năng nhiệm vụ được giao làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển phù hợp.
Đối với cải cách tài chính công, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình tổ chức quản lý kinh phí hành chính, sự nghiệp; Hoàn thiện, tổng hợp số liệu về giao ngân sách nhà nước hằng năm phục vụ công tác quản lý, khai thác số liệu và phục vụ yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước; Tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách; Thực hiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, công tác đấu thầu mua sắm tài sản; Triển khai nghiêm túc việc đấu thầu tập trung tại Bộ các tài sản thuộc danh mục đã đăng ký theo quy định; Thực hiện phân bổ và giao ngân sách hằng năm cho các đơn vị thuộc Bộ đúng thời gian quy định; Tập trung quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán.
Đồng thời, tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi ngân sách nhà nước, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí qua việc rà soát dự toán trước khi triển khai thực hiện, đảm bảo chi theo đúng định mức, cắt giảm các khoản chi không cần thiết hoặc chưa cần thiết; thực hiện đúng các quy định về đấu thầu để chọn đơn vị thực hiện có dịch vụ tốt và giá tốt nhất, tiết kiệm tốt nhất cho ngân sách…
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp (ảnh minh hoạ) |
Tăng cường hiện đại hóa hành chính
Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đối với các TTHC của ngành Công Thương theo Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
Nâng cấp và tăng cường số dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3 và 4; mở rộng mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại các cơ quan hành chính nhà nước; tiếp tục triển khai cung ứng dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ và Cổng dịch vụ công quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như các hoạt động của cơ quan hành chính; sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng đã được triển khai tại các cơ quan, đơn vị như: phần mềm quản lý thông tin cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; phần mềm quản lý hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; thư điện tử công vụ…; tăng cường trao đổi thông tin, nhận văn bản khép kín trên môi trường mạng điện tử; tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến tạo mọi điều kiện cho người dân, doanh nghiệp. Hoàn thành việc nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng của Bộ lên phiên bản ISO 9001:2015 và triển khai áp dụng trong việc xử lý các công việc của Bộ.
Tuy nhiên để công tác CCHC của Bộ Công Thương cũng như chương trình CCHC giai đoạn 2021-2030 đạt được mục tiêu đề ra, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Tài chính trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bố trí, phân bổ nguồn ngân sách cho việc triển khai các nhiệm vụ về CCHC của các Bộ, ngành, địa phương đảm bảo hiệu quả và kịp thời; Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách thu hút người có tài, tâm huyết vào công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và trực tiếp tham gia công tác CCHC nói riêng để đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả công tác này thời gian tới.
Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Tài chính sớm ban hành các chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác CCHC theo tinh thần Nghị quyết 30c của Chính phủ. Đồng thời tham mưu cho Chính phủ phát động các phong trào thi đua khen thưởng để cổ vũ, động viên kịp thời đối với các Bộ, ngành, cá nhân có đóng góp, sáng kiến trong công tác CCHC ở các cấp; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cũng như hỗ trợ các Bộ, ngành trong công tác đào tạo, tập huấn về CCHC cho đội ngũ cán bộ, công chức về CCHC của các Bộ, ngành.
Bên cạnh việc tăng số lượng dịch vụ công trực tuyến tại các Bộ, ngành, Ban Tuyên giáo Trung ương, Chính phủ cần đẩy mạnh tuyên truyền và có giải pháp, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham gia, đảm bảo hiệu quả cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, ngành liên quan.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- ·Dành hơn 340 tỷ đồng để xây mới và mở rộng cầu, đường
- ·Hiện tượng El Nino gần đạt mức cao nhất trong 50 năm qua
- ·Mỗi ngày có hơn 90 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi tử vong
- ·Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- ·Ai đã ngăn không để tàu Thống nhất Bắc Nam lao xuống cầu Ghềnh đã sập?
- ·Phạt hai lần mức phí nếu chủ xe làm mất thẻ, trốn phí cao tốc
- ·Thiết lập môi trường sống xanh
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Đăng ký kết hôn ở các xã biên giới
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Ngăn chặn thực phẩm bẩn tung hoành
- ·Cá voi chết hàng loạt, hơn 300 con dạt vào bờ biển ở Chile
- ·Đăng ký kết hôn ở các xã biên giới
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·37 hộ dân thôn 1, xã Minh Hưng đã có điện
- ·Bà Đoàn Thị Dung tâm huyết với công tác dân số
- ·Xưởng in tiền đầu tiên của Việt Nam
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Giúp việc ngày Tết, thu nhập lên đến nửa triệu đồng mỗi ngày