【ket qua bong da mc】Ngăn chặn hiện tượng người nợ thuế tẩu tán tài sản khi biết sắp bị cưỡng chế
Hồ sơ nợ thuế quá hạn tại Hải quan TPHCM. Ảnh: T.H |
Ngăn chặn người nộp thuế tẩu tán tiền, tài sản
Triển khai thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Cục Hải quan TPHCM phát sinh một số vướng mắc, kiến nghị tháo gỡ.
Theo Cục Hải quan TPHCM, quá trình xác minh đối tượng nợ thuế, cơ quan Hải quan được các cơ quan chức năng trả lời người nợ thuế có tiền tại các tài khoản ngân hàng, có tài sản là đất đai, phương tiện cơ giới, tài sản khác,... Tuy nhiên, khi cơ quan Hải quan hoàn thành các quyết định cưỡng chế gửi các cơ quan liên quan yêu cầu thực hiện cưỡng chế thì được các cơ quan này trả lời không còn tiền trong tài khoản, xe đã chuyển quyền sở hữu...
Từ thực tế trên cho thấy, có hiện tượng “người nợ thuế tẩu tán tài sản sau khi biết cơ quan Hải quan đang xác minh để chuẩn bị cưỡng chế, nhằm trốn tránh biện pháp cưỡng chế của cơ quan Hải quan”, dẫn đến biện pháp cưỡng chế không mang lại hiệu quả trong công tác thu hồi nợ.
Từ thực tế trên, Cục Hải quan TPHCM đề xuất, về phương án xử lý tạm thời, sau khi cơ quan Hải quan xác minh có được thông tin người nộp thuế có tài sản, để ngăn chặn người nộp thuế tẩu tán tài sản, Cục Hải quan TPHCM đề xuất, đối với tài sản là phương tiện cơ giới, cơ quan Hải quan gửi công văn đến Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh, thành phố đề nghị tạm dừng thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản và đề nghị cung cấp hồ sơ nguồn gốc hoặc hợp đồng mua bán của phương tiện để làm căn cứ dự tính giá trị tài sản, đồng thời gửi công văn đến Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị tạm dừng thủ tục đăng kiểm cho tài sản.
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, cơ quan Hải quan gửi công văn đến cơ quan chức năng (Sở Tài nguyên Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai) đề nghị tạm dừng thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản và đề nghị cung cấp thông tin, dự tính giá trị tài sản.
Về phương án lâu dài, Cục Hải quan TPHCM đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét, báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính sửa đổi nghị định, thông tư theo hướng quy định “Cơ quan chức năng cung cấp thông tin người nộp thuế có tài khoản ngân hàng, tiền, tài sản khác cho cơ quan quản lý thuế đồng thời phong tỏa tài khoản, tiền, tiền tài sản để phục vụ cưỡng chế thu hồi nợ cho ngân sách nhà nước”.
Chi phí phát sinh cho việc định giá tài sản kê biên
Ngoài việc kiến nghị ngăn chặn tải tán tài sản, Cục Hải quan TPHCM cũng phản ánh những vướng mắc phát sinh cần được hướng dẫn, tháo gỡ để thực hiện thuận lợi.
Theo Cục Hải quan TPHCM, tại Điều 35 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên: Điểm b Khoản 3 qui định: “trường hợp xác định số tiền thu được sau khi bán đấu giá tài sản kê biên không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì cơ quan có thẩm quyền chuyển sang cưỡng chế bằng các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.”
Cùng với đó, Khoản 15 cũng quy định rõ “Người ban hành quyết định cưỡng chế được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả chi phí cưỡng chế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cá nhân, tổ chức không tự nguyện hoàn trả chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế”.
Căn cứ trên, các loại chi phí phát sinh theo giai đoạn, giai đoạn 1, “Trước khi ban hành quyết định kê biên” sẽ có thể là chi phí định giá tài sản, chẳng hạn chi phí ước tính giá đất; chi phí thuê bảo quản tài sản, như: chi phí thuê kho bãi, bảo vệ máy móc, thiết bị..."; Giai đoạn 2, “sau khi ban hành quyết định kê biên” sẽ có thể là chi phí phát sinh trong toàn bộ quá trình kê biên, bán đấu giá tài sản.
Cục Hải quan TPHCM phát sinh vướng mắc về sử dụng, thu hồi kinh phí theo qui định tại khoản 15 nêu trên, đó là: Qui định tại điểm b khoản 15 “Người ban hành quyết định cưỡng chế được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các biện pháp cưỡng chế” được hiểu là kinh phí phát sinh để triển khai việc kê biên tài sản tiết Quyết định cưỡng chế kê biên đã được ban hành.
Trường hợp cơ quan Hải quan xác định tiền thu được từ bán đấu giá tài sản không đủ bù đắp chi phí kê biên và không ban hành quyết định cưỡng chế kế biên thì chi phí phát sinh “giai đoạn 1” nêu trên chưa được qui định cách thức theo dõi, xử lý.
Để công tác thu hồi nợ thuế đạt hiệu quả cao, Cục Hải quan TPHCM đã báo cáo, kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét hướng dẫn cụ thể để thực hiện.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Việt Nam backs two
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc holds phone talks with Japanese counterpart
- ·Top leader sends greetings to Vietnam Journalists’ Association on 70th anniversary
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Law on Vietnamese guest workers at NA agenda
- ·ASEAN 2020: Việt Nam vows to partner others to fight COVID
- ·Deputy PM holds phone talks with Estonian FM
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Vietnamese citizens stranded in the US to return home on May 7
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Việt Nam rejects China’s unilateral fishing ban in East Sea
- ·PM Phúc calls on world unity against COVID
- ·Party leader outlines key tasks for 12th plenum of Party Central Committee
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·ASEAN 2020 National Committee convenes fifth meeting
- ·Việt Nam opposes use of chemical weapons
- ·Việt Nam opposes use of chemical weapons
- ·Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
- ·NA debates draft law on Việt Nam Border Guard Law