会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo giải tây ban nha】Trao quyền lớn hơn cho đơn vị sự nghiệp công lập trong việc sử dụng tài sản công!

【kèo giải tây ban nha】Trao quyền lớn hơn cho đơn vị sự nghiệp công lập trong việc sử dụng tài sản công

时间:2025-01-11 08:34:24 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:499次

phonghop

Đối với một số TSC không sử dụng hết công suất như hội trường,ềnlớnhơnchođơnvịsựnghiệpcônglậptrongviệcsửdụngtàisảncôkèo giải tây ban nha phòng họp, cơ quan nhà nước được phép cho các cơ quan, đơn vị khác sử dụng chung.

Tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) đáp ứng đầy đủ các điều kiện đều được sử dụng TSC vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết (mục đích kinh doanh). Dự thảo cũng trao quyền lớn hơn cho các ĐVSNCL tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

Vừa kế thừa vừa cải cách

Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (TSNN) được ban hành năm 2008 đã có sự phân định chế độ quản lý, sử dụng TSNN giữa cơ quan nhà nước và ĐVSNCL. Đối với cơ quan nhà nước, việc quản lý, sử dụng tài sản (TS) được quy định chặt chẽ, bảo đảm công năng, mục đích sử dụng, tiêu chuẩn, định mức và được Nhà nước bảo đảm TS để thực hiện nhiệm vụ được giao. Cơ quan nhà nước không được sử dụng TS vào các hoạt động có mục đích kinh doanh.

Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng TSC, chế độ quản lý, sử dụng TSC tại cơ quan nhà nước tiếp tục kế thừa các nguyên tắc này. Tuy nhiên, đối với một số TSC không sử dụng hết công suất như hội trường, phòng họp, cơ quan nhà nước được phép cho các cơ quan, đơn vị khác sử dụng chung. Nhưng đối tượng sử dụng cũng chỉ gồm các cơ quan nhà nước khác, các ĐVSNCL, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang. Các doanh nghiệp, các tổ chức khác hoặc cá nhân không được sử dụng chung TSC này.

Quy định mới này là để không làm mất đi sự uy nghiêm của một cơ quan nhà nước và TSC vẫn được sử dụng hết công suất, không lãng phí. Quy định này “mở” hơn đối với các cơ quan nhà nước, vì hiện nay, khi đầu tư một trụ sở làm việc hoặc trang bị TS theo yêu cầu, nhiệm vụ vẫn phải có hội trường, phòng họp, nên thay vì để không thì các cơ quan này có thể cho các cơ quan khác sử dụng chung. Các đơn vị mượn để sử dụng phải trả một khoản kinh phí để bù đắp các chi phí trực tiếp, như: chi phí điện, nước, nhân công phục vụ và các dịch vụ phải thuê ngoài.

Đối với ĐVSNCL, Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008 chia thành 2 nhóm: ĐVSNCL tự chủ tài chính và ĐVSNCL chưa tự chủ tài chính. Tương ứng với 2 nhóm này là 2 cơ chế quản lý, sử dụng khác nhau. Trong đó: Đơn vị chưa tự chủ tài chính thực hiện quản lý, sử dụng TSNN như cơ quan nhà nước; cũng không được dùng để cho thuê, liên doanh, liên kết. Riêng các khoản thu được từ thanh lý, nhượng bán TS (ngoài quyền sử dụng đất) được bổ sung Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan.

ĐVSNCL tự chủ tài chính được Nhà nước xác định giá trị TS để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp. Ngoài các quyền, nghĩa vụ như cơ quan nhà nước, đơn vị được phép sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị thực hiện việc trích khấu hao TS cố định (toàn bộ hoặc phần TS cố định sử dụng vào mục đích kinh doanh) để hình thành quỹ khấu hao dùng cho việc tái tạo lại TS, thay vì ngân sách nhà nước (NSNN) phải cấp lại.

Để tránh cách hiểu khác nhau về phân loại ĐVSNCL (hiện nay theo cơ chế tài chính có 4 loại), dự thảo luật không chia thành 2 nhóm nữa, mà quy định: Tất cả các ĐVSNCL, khi đã có đủ các điều kiện theo quy định, được sử dụng TS vào các mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, các điều kiện để được sử dụng vào kinh doanh được quy định đầy đủ và chặt chẽ hơn để ràng buộc trách nhiệm của đơn vị và người đứng đầu đơn vị.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho ĐVSNCL khai thác các nguồn lực, đẩy mạnh tính tự chủ và tăng cường cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, dự thảo luật quy định ngoài các nguồn hình thành TS như cơ quan nhà nước, Nhà nước cho phép ĐVSNCL được huy động vốn, nhận góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để đầu tư, xây dựng, mua sắm TS theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc huy động vốn, nhận góp vốn… Các phương thức hình thành TS cụ thể được thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước.

Tiền thu được từ việc sử dụng TS vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết phải được hạch toán riêng và kế toán đầy đủ theo quy định của pháp luật về kế toán và được sử dụng để: Chi trả các chi phí có liên quan (bao gồm cả hoàn trả vốn và lãi huy động (nếu có); thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; trích lập các quỹ; phần còn lại được nộp vào NSNN.

Tài sản công có thể được dùng để kinh doanh

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, đến hết năm 2016 đã có 2.738 ĐVSNCL được Nhà nước xác định giá trị giao TS cho quản lý, nhưng việc khai thác TSC theo quy định còn hạn chế. Trong khi đó, số lượng và giá trị TSC của khu vực ĐVSNCL có giá trị lớn. (Theo Cơ sở Dữ liệu quốc gia về TSNN, tổng giá trị TSNN tại ĐVSNCL chiếm trên 64% tổng số hiện vật và bằng 72,18% tổng giá trị TSNN).

Nếu số TSC này được sử dụng, khai thác hợp lý, hiệu quả sẽ giúp tạo ra nhiều dịch vụ công cho xã hội, đồng thời giảm được kinh phí NSNN phải đầu tư cho các đơn vị này. Đối với TSC tại ĐVSNCL, mục tiêu cao nhất là phải tạo ra nhiều dịch vụ công với chất lượng tốt, chi phí thấp. Vì vậy, dự thảo luật quy định tất cả các ĐVSNCL đều có quyền khai thác TSC khi đáp ứng đủ các điều kiện. Đây cũng là tiền đề để các ĐVSNCL dần tiến tới tự chủ về tài chính ngày càng cao, giảm sự bao cấp trực tiếp của Nhà nước.

Riêng đối với ĐVSNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì được quyền tự chủ cao hơn về TS so với các đơn vị khác. Theo đó, thủ trưởng các đơn vị này được quyết định định mức sử dụng TSC, trừ tiêu chuẩn, định mức về diện tích làm việc, xe ô tô, máy móc, trang thiết bị của các chức danh quản lý được thực hiện theo quy định chung.

ĐVSNCL quyết định việc đầu tư xây dựng, mua sắm TS để phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các hoạt động kinh doanh theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước. Tiền thu được từ việc sử dụng TSC vào mục đích kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết, sau khi hoàn trả vốn vay, vốn huy động (nếu có), chi trả các chi phí có liên quan, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, đơn vị được sử dụng theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của ĐVSNCL

Vân Hà

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
  • Trường Tiểu học Tiến Hưng B đón nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia
  • Bằng tốt nghiệp đại học theo mẫu cũ có giá trị sử dụng đến hết năm học 2011
  • Khởi công xây dựng “Nhà lưu trú thanh thiếu niên”
  • VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
  • Khai giảng lớp đại học hành chính tại Bình Phước
  • 72 thiếu nhi được tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ
  • Những điểm cần lưu ý đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2011
推荐内容
  • 8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
  • Học sinh, sinh viên khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp xã hội
  • Đảm bảo an toàn, nghiêm túc và bảo mật cho kỳ thi tốt nghiệp THPT
  • Trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục
  • Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
  • 230 học sinh tham gia thi “thiếu nhi tài năng”