【puntarenas fc】Bộ Công thương lấy làm tiếc khi DOC không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệpxuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá,ộCôngthươnglấylàmtiếckhiDOCkhôngcôngnhậnViệtNamlànềnkinhtếthịtrườpuntarenas fc |
Trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố về việc tiếp tục không công nhận quy chế kinh thế thị trường ở Việt Nam, ngày 2/8/2024, Bộ Công thương đã có thông cáo, bày tỏ rất lấy làm tiếc khi DOC ban hành kết luận này.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục bị phân biệt đối xử
Trong thông cáo phát đi, Bộ Công thương cho biết rất lấy làm tiếc khi Bộ Thương mại Mỹ vào ngày 2/8/2024 đã ban hành kết luận, theo đó, mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tếViệt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Điều này có nghĩa rằng, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.
"Nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Austrlia, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand…", thông cáo của Bộ Công thương nêu.
Bộ Công thương nhấn mạnh: "Hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá…".
Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Mỹ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả 6 tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Các bản lập luận mà Bộ Công thương cung cấp cho Bộ Thương mại Mỹ cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường.
Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Mỹ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.
Trong thông cáo, Bộ Công thương cảm ơn 41 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NASDA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Hiệp hội Các nhà bán lẻ Hoa Kỳ và mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân nói trên.
Bộ Công thương tiếp tục gửi Hồ sơ yêu cầu Mỹ xem xét quy chế kinh tế thị trường
Thời gian tới, Bộ Công thương cho biết, sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Việc này nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tưsong phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Gỡ vướng mắc liên quan tới việc thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế
- ·Mã độc WannaCry khiến thế giới tổn thất hàng trăm triệu USD
- ·Thông điệp từ cuộc gặp Macron
- ·Không có nhiều lựa chọn cho vấn đề Triều Tiên
- ·Mục đích, quan điểm xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học và Công nghệ
- ·Thích thú lặn biển ngắm san hô, cho cá ăn khi du lịch Cô Tô
- ·Indonesia bắt nghi can khủng bố gần sân bay đón Tổng thống Widodo
- ·Máy bay nổ lốp khi hạ cánh khẩn cấp, hành khách hớt hải tuột cầu trượt sơ tán
- ·Thủ tướng đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi, phát triển KT
- ·Nữ phóng viên báo Tây tiết lộ điều thú vị không thể quên khi du lịch Việt Nam
- ·Phó Thủ tướng: Kiểm soát chặt chẽ dịch Covid
- ·Bún ốc Hà Nội 70 năm giữ vị truyền thống, quán 15m2 khách chen chúc chờ ăn
- ·MET E&M hợp tác tổ chức Famtrip trên chuyến bay TP.HCM
- ·Cây sung dâu 300 tuổi từng xuất hiện trong bom tấn Robin Hood bị chặt trộm
- ·Cao tốc Tiên Yên – Móng Cái áp dụng thu phí điện tử không dừng
- ·Nạn hàng giả đe dọa châu Âu, mang lại lợi nhuận khủng cho tội phạm
- ·Mỹ cáo buộc công ty của Trung Quốc giúp Triều Tiên rửa tiền
- ·Thí sinh Hoa hậu Hồng Kông khám phá vẻ đẹp miền Trung Việt Nam
- ·Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng chuyển đổi số
- ·Thích thú lặn biển ngắm san hô, cho cá ăn khi du lịch Cô Tô