会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【hồng lĩnh hà tĩnh vs viettel】Có cơ sở lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế quý IV!

【hồng lĩnh hà tĩnh vs viettel】Có cơ sở lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế quý IV

时间:2024-12-23 11:22:07 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:537次
Có cơ sở lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế quý IV

Dù phải giãn cách xã hội để phòng, chống dịch nhưng chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng trên dưới 1%, lạm phát ở mức khoảng 1%.

PV: Ông nhận định như thế nào về con số tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III/2021 và 9 tháng vừa qua? Những con số này nói lên điều gì về sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của dịch Covid-19 từ đầu năm 2021 đến nay, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Hiến: Có thể nói, quý III năm nay là một quý vô vàn khó khăn do đại dịch bùng phát mạnh ở các trung tâm kinh tế của đất nước, dẫn đến ngưng trệ các hoạt động kinh tế, làm đứt gãy rất nhiều các chuỗi cung ứng và tiêu thụ.

Có cơ sở lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế quý IV
TS. Nguyễn Văn Hiến

Tuy nhiên, nhìn vào con số thống kê có thể thấy, tính ổn định các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế vẫn được đảm bảo, với những điểm sáng. GDP của quý III có mức tăng trưởng âm, sụt giảm tới 6,17%, nhưng tính trung bình lại từ đầu năm tới nay thì vẫn còn tăng trưởng, do quý I và quý II có tốc độ tăng trưởng tương đối khá.

Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng không bị đột biến, tức là trong lúc giãn cách xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng trên dưới 1%, lạm phát chỉ ở mức khoảng 1%.

Về đầu tư, điều thú vị là thu hút vốn FDI trong quý III so với năm 2020 vẫn tương đương, giảm không đáng kể. Đó là một điểm rất tích cực và đặc biệt. Xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá, tăng 18%...

Qua đó có thể thấy, dù dịch Covid-19 tác động trên diện rộng và trong thời gian dài, gây ra rất nhiều khó khăn, nhưng nền kinh tế vẫn thể hiện sức chịu đựng, chống chọi tốt với cú sốc này. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang ổn định, vẫn đang trụ vững, chưa bị khủng hoảng.

PV: Qua diễn biến của kinh tế Việt Nam trong 9 tháng qua, theo ông, đâu sẽ là động lực cho tăng trưởng của Việt Nam trong quý cuối cùng của năm 2021?

TS. Nguyễn Văn Hiến:Nông nghiệp trong thời gian qua là “bệ đỡ” cho nền kinh tế do ít bị tác động bởi dịch bệnh nhất, nhưng mức tăng trưởng ở lĩnh vực này bị giới hạn bởi quy luật tự nhiên, nên chỉ khoảng 2,5 - 3%/năm. Còn dịch vụ trước đây chiếm trên 40% GDP, bây giờ mới bắt đầu mở cửa lại và mở cửa cầm chừng nên tăng trưởng chưa thể tăng đột biến được.

Vì vậy, với sự tăng trưởng ổn định trong suốt 9 tháng qua, có thể thấy động lực chính cho tăng trưởng trong quý cuối cùng của năm 2021 vẫn là lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, để lĩnh vực này thực sự trở thành động lực thì phải tập trung các nguồn lực và tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và đẩy mạnh mở rộng sản xuất khẩu. Điều này liên quan đến các chính sách vĩ mô của nhà nước, trong đó chính sách tài khóa, tiền tệ ngân hàng phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hỗ trợ cho thị trường. Đặc biệt là vấn đề khơi thông thị trường, phải đảm bảo kết nối lại được các chuỗi cung ứng cũng như kết nối lại sự dịch chuyển lao động, để đảm bảo nguồn cung người lao động phục vụ cho lĩnh vực sản xuất.

PV: Với tình hình bao phủ vắc-xin như hiện nay, cũng như những giải pháp chủ động hỗ trợ người dân và doanh nghiệp của Chính phủ liên tiếp được ban hành gần đây, ông có nhận định gì về triển vọng kinh tế cuối năm trong bối cảnh “bình thường mới”? Khuyến nghị chính sách của ông là gì, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Hiến:Với những gì nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện trong 9 tháng qua, có thể thấy rằng, dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng nhìn về phía trước thì vẫn thấy những lạc quan. Việt Nam vẫn còn có những cơ hội để ổn định và phát triển đi lên.

Kinh tế Việt Nam muốn phục hồi và phát triển thì không thể suy nghĩ chống dịch theo cách trước đây, tức là triệt để chống được dịch - “zero” virus mới phát triển kinh tế. Điều đó là không thể, bởi dịch bệnh hiện nay phát triển rất phức tạp nên chúng ta buộc phải sống chung với dịch, có nghĩa là kiểm soát dịch ở một mức độ nào đó mà không ảnh hưởng quá lớn đến sản xuất, đến an sinh xã hội, kết hợp song song với phát triển kinh tế. Đó là mục tiêu kép và cũng là nhiệm vụ kép mà Chính phủ cũng như nền kinh tế Việt Nam phải thực hiện được thì mới có thể đảm bảo được tăng trưởng.

Muốn đảm bảo được tăng trưởng an toàn thì một trong những vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải phủ được tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin càng nhanh càng tốt. Kết hợp với đó là các giải pháp về lưu thông, di chuyển lao động, di chuyển hàng hóa, kết nối lưu thông thị trường một cách thông minh, linh hoạt, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh. Hai điều kiện này tác động qua lại lẫn nhau, giúp thực hiện được mục tiêu kép cũng như nhiệm vụ kép mà Chính phủ đã đưa ra.

Về chính sách, một mặt chúng ta phải có chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát, cho các doanh nghiệp đã chết lâm sàng “uống thuốc bổ” để từ từ phục hồi lại. Đồng thời, Nhà nước phải tạo ra môi trường tốt thì doanh nghiệp mới sống được, nếu không có thị trường tốt thì doanh nghiệp không thể tồn tại được và Nhà nước cũng không thể nào cho “uống thuốc bổ” mãi được.

Bên cạnh đó, phải kết nối ngay lại các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng, tức là phải mở lại lưu thông, kiểm soát đi lại đảm bảo an toàn phục hồi sản xuất. Giải quyết được những “cục máu đông” như vậy sẽ giải quyết được vấn đề đứt gãy lưu thông hàng hoá và lao động, giúp cho sản xuất và tiêu dùng lưu thông thuận lợi hơn, nhịp nhàng với nhau và đảm bảo phục hồi tăng trưởng và xuất khẩu. Rất mừng là Chính phủ đã nhìn thấy được những vấn đề trên và chỉ đạo cho các bộ, ngành cũng như các địa phương nơi lỏng kiểm soát về lưu thông và vận tải của người dân, cũng như hàng hóa đi kèm với các biện pháp kiểm soát dịch. Có thể nói đó là những chủ trương cũng như biện pháp rất đúng đắn và kịp thời của Chính phủ trong vấn đề thích ứng với bối cảnh tình hình mới của dịch Covid-19.

PV: Xin cảm ơn ông!

Cẩn trọng với rủi ro phải đối mặt trong quý IV/2021

Theo TS. Nguyễn Văn Hiến, kinh tế Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro trong quý cuối cùng của năm 2021. Mặc dù dịch bệnh đã hạ nhiệt, nhưng kinh tế muốn phục hồi cũng cần phải có thời gian, ít nhất là 1 - 2 tháng. Cho nên GDP 2021 chắc chắn sẽ không thể đạt được như mục tiêu ban đầu của Chính phủ (khoảng 6,5 %) mà có thể sẽ đạt dưới 4% (từ 3,5 - 4%). Bên cạnh đó, thời gian giãn cách xã hội kéo dài khiến nhiều người bị mất việc, mất thu nhập nên khi kinh tế bắt đầu mở cửa trong quý IV, người lao động sẽ bung ra ngoài thị trường để làm việc, kiếm tiền. Nếu như không có kiểm soát tốt thì khả năng có thể bùng dịch trở lại là rất lớn, nhất là ở các tỉnh mà tỷ lệ bao phủ vắc-xin còn thấp.

Mặt khác, theo ông, kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với rủi ro khác từ bên ngoài. Nhiều nước đã kiểm soát được dịch nhưng nhiều nước vẫn còn bùng phát rất mạnh dẫn tới thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Những nước đã phục hồi lại được sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và như vậy, cạnh tranh trong xuất khẩu để giành giật thị trường cũng sẽ cực kỳ gay gắt. Rủi ro này dẫn tới câu chuyện chúng ta phải tính toán trong nước sản xuất, cung ứng ra sao, xuất khẩu thế nào để giữ vững được thị trường và phát triển thị trường, mới có thể tăng trưởng được xuất khẩu. Một rủi ro nữa là về thu hút đầu tư. Việt Nam từ trước đến nay vẫn được đánh giá là một thị trường có môi trường đầu tư tốt, an toàn. Nhưng dịch bệnh bùng phát như thời gian qua và giãn cách xã hội kéo dài cũng gây ra rất nhiều “tâm tư” về thị trường Việt đối với nhà đầu tư ngoại. Nếu không cẩn thận thì Việt Nam không những không đón được đầu tư mà còn có thể bị chuyển dịch đầu tư sang các thị trường khác kiểm soát dịch tốt hơn.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Món nợ khổng lồ trên vai vợ chồng nghèo vì vay tiền cứu con
  • Cường đô la: Bán hàng loạt siêu xe
  • Khách hàng Việt có nhiều lựa chọn xe cỡ nhỏ, giá từ 300
  • Xe container có dễ bị mất thắng?
  • 5 lần phẫu thuật não, bé gái vẫn đối mặt với “cửa tử”
  • Ô tô Việt “lên đỉnh”: Thế 'kiềng 3 chân” Toyota, Hyundai, Thaco
  • Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 trực tuyến
  • Volkswagen Golf GTE Sport concept chính thức lộ diện tại Áo
推荐内容
  • Cô bé uống thuốc đều hơn ăn cơm
  • Đình chỉ hoạt động lớp Mẫu giáo xảy ra bạo hành trẻ
  • Doanh nhân Minh nhựa tậu SUV cao cấp hơn 10 tỷ
  • Toyota, Nissan báo lỗi túi khí với hơn 6 triệu xe trên toàn cầu
  • Xây nhà trên đất bố mẹ vợ, con rể có nguy cơ trắng tay
  • Người tuổi Hợi nên sắm xe màu gì đi chơi Tết?