【xem ty le ma cao】Tổ ấm trong mơ!
Không có nhà,ổấmtrongmơxem ty le ma cao đúng là thật khó có được một tổ ấm đích thực như hằng mơ ước. Sau một vài lần thay đổi chỗ ở vì bị chủ nhà đòi lại phòng, vợ chồng tôi quyết định huy động hai bên nội ngoại đánh liều mua một căn chung cư nhỏ ở vùng ngoại ô.
Căn chung cư được chọn có hai phòng ngủ, một phòng khách, một ban công và một chỗ nhỏ để làm khu bếp. Chỉ 60 m2 nhưng căn nhà vẫn đầy đủ mọi công năng, để có thể vừa sinh hoạt vừa làm việc và gần gũi với con gái.
Nhờ một mối quan hệ bạn bè, chúng tôi may mắn thuê được một anh kiến trúc sư xịn xò với giá cả “cây nhà lá vườn”. Ngày đầu tiên gặp gỡ lên ý tưởng thiết kế, chồng và anh bạn trao đổi đủ mọi ý tưởng. Nào là vị trí đặt bàn thờ sao cho hợp phong thủy, màu nội thất phòng khách cho sang trọng. Khu bếp các công năng bố trí thế nào để ấm cúng và tiện nghi. Rồi phòng ngủ của con gái màu sơn thế nào, bố trí những đồ dùng gì.
Một loạt những từ ngữ và thuật ngữ chuyên ngành được phô ra trong suốt cuộc nói chuyện hồ hởi giữa cánh đàn ông. Tôi chỉ im lặng ngồi nghe, thỉnh thoảng châm vào từ phụ họa hoặc cười mỉm uống ngụm trà giữ lịch sự. Người xưa có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm!”. Hành trình xây cái tổ này tốt nhất tôi nên lui về hậu phương.
Quán cà phê anh kiến trúc sư lựa chọn là một địa điểm khá đặc biệt. Nó nằm ở tầng 21 của một trong những tòa nhà trọc trời của thành phố. Từ đây nhìn xuống người ta rất dễ quan sát phố xá nhộn nhịp. Những dòng người hối hả ngược xuôi tất bật trong tháng củ mật cuối năm.
Góc đường bên tay phải là một căn chung cư sang trọng rộng vài trăm mét vuông. Đúng giờ tan tầm, những thiên thần nhỏ được cha mẹ đưa xuống sân chơi chật kín cả lối ra vào. Dưới bóng cây bàng, tôi để ý đến một đứa trẻ khóc ngặt hồi lâu chưa dứt. Người mẹ đứng bên cạnh, một người phụ nữ bình thường, vóc dáng vừa phải không nhìn con gái mà chỉ chực chờ cô bé nín là đưa đi ngay. Khuôn mặt chị vô cùng giận dữ.
Đứa trẻ khóc váng lên hồi lâu không được mẹ đáp ứng nhu cầu của mình thì tự động nín khóc. Từ đó trở đi, tôi không thấy bất cứ cảm xúc nào trên khuôn mặt cô bé ấy nữa. Từ góc nhìn của đứa trẻ, có lẽ bây giờ người mẹ không hơn một người đưa đón. Không hơn một người huấn luyện. Không hề có sự kết nối cảm xúc giữa mẹ và con. Hay nói cách khác, tình cảm của mẹ con đã bị rạn nứt.
Câu chuyện nhỏ nhưng khiến lòng tôi nặng trĩu. Tôi giật mình nhận ra bóng dáng mình trong ánh mắt người mẹ kia. Nó khiến tôi liên tưởng đến một bộ phim do nữ diễn viên Jennifer Aniston đóng vai chính. Trong phim, cô đào nổi tiếng đóng vai một người môi giới bất động sản. Phim kể về một căn nhà rao bán đã lâu mà vẫn ế ẩm. Trong chốc lát, cô đã biết căn nhà ấy thiếu một thứ quyết định: Đó là tinh thần của con người. Cô tư vấn với chủ nhà, hãy đặt chiếc ghế gỗ trước hiên, tình hình sẽ khác hẳn.
Cô đã đúng, khách tới xem nhà, quyết định mua vì hình dung ra những buổi sáng ngồi hàng hiên ngắm bình minh, những buổi chiều ngồi chờ con học về hay chỉ đơn giản gợi nhớ hình ảnh mẹ già ngồi hóng mát trước cửa ở một vùng quê xa xôi.
Từ đó, cô giàu lên nhanh chóng không phải vì tài ăn nói thuyết phục, khả năng quan hệ như những đồng nghiệp khác, mà nhờ vào sự tinh tế rất đàn bà của mình.
Hay cái kết của một bộ phim về ngày tận thế ra rạp cũng đã khá lâu, kể lại một gia đình bị dạt vào lục địa châu Phi vì trận hồng thủy cuốn trôi cả đỉnh Everest. Khi đó, người cha ôm đứa con và người vợ cũ của mình vào lòng và nói rằng: “Đây sẽ là nhà của chúng ta. Nơi nào có cha mẹ và con, nơi đó sẽ là nhà”.
Lúc ấy tôi đã hiểu. Nhà là “home” chứ không phải “house”.
Dòng suy tư của tôi vừa dứt cũng là lúc cuộc trò chuyện giữa hai người đàn ông chuẩn bị đi đến hồi kết. Anh kiến trúc sư thấy tôi im lặng nãy giờ cũng tế nhị hỏi han: “Chị có ý tưởng gì cần gửi gắm trước khi em tiến hành thiết kế không? Nếu không cứ theo sự sắp xếp của anh nhà chị nhé”.
Việc thiết kế cho căn hộ chị không nhằm gửi gắm một thông điệp nào to lớn, em cứ theo ý kiến của anh.
Thấy tôi kiệm lời trong suốt cuộc gặp, trên đường về chồng nhiều lần tìm cách dò ý của tôi. Tôi nói với anh rằng kiến trúc sư đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ngôi nhà của mình. Nhưng người xây tổ ấm là chúng ta. Chúng ta mới là người tạo dựng không gian sống, biết sống và làm việc một cách trách nhiệm, biết hưởng thụ cuộc sống một cách tích cực, biết gìn giữ những giá trị sống. Tất cả những điều đó mới làm nên giá trị của ngôi nhà với con gái. Sau đó mới đến sự tiện nghi của thiết kế, sự “thông minh” của công nghệ, thiết bị để cho cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn. Tuy căn nhà của mình bé nhỏ và giản đơn, nhưng nó cần là một tổ ấm thật sự.
Những tiện nghi vật chất dù giá trị cũng không bằng một ánh mắt, nụ cười, bờ vai của những người thương yêu. Vì không ai có thể bình an với một thành công không có bóng dáng của hạnh phúc.
Ai cũng biết ngôi nhà là tổ ấm cho con, nhưng ít người cảm nhận được điều đó. Cha mẹ nào cũng biết ngôi nhà là nơi trái tim thuộc về. Họ biết, nhưng họ không cảm nhận được.
Giá trị thật sự của tổ ấm không phải nằm ở ngôi nhà (house) với tường lạnh lòe loẹt và bê tông cứng. Giá trị thật sự của nó nằm ở những xây đắp ấm áp của các thành viên gia đình (home). Vì suy cho cùng, mọi điều chúng ta nỗ lực dù bằng cách này hay cách kia thì đích đến cuối cùng cũng đều vì gia đình.
Hãy xây nên một tổ ấm thật sự cho con. Vì ở đây, con gái chúng ta sẽ bi bô những tiếng nói đầu đời và chập chững những bước chân đầu tiên. Đó cũng là nơi con gái biết yêu những vệt nắng long lanh qua một khung cửa sổ.
Vì vậy với tôi, nhà sơn màu gì, nội thất thương hiệu gì không quan trọng bằng việc thiết kế cho căn nhà chứa đựng một hình ảnh sống dung dị và dễ nhớ. Tinh thần giản đơn mà chất chứa bình yên.
Nơi có thể kể lại những câu chuyện về tháng ngày đã qua của gia đình. Nơi mà vợ chồng có thể gác hết bụi bặm phố phường để cuối tuần hưởng thụ tình thâm, cùng ăn bữa cơm gia đình với rau ngoài ban công. Nơi có thể duy trì một cảm giác bộn bề yêu thương trong cả không gian. Một thứ tình cảm khó có thể chịu được nếu thiếu vắng đi.
Nói thì đơn giản đấy, nhưng việc này cần thời gian, cần sự lắng nghe, sẻ chia và quan trọng nhất là sự thay đổi từ phía cha mẹ. Đêm nay phía sau cánh cửa gió lùa, thay vì để con phải chờ đời, mè nheo, khóc lóc, tôi sẽ chủ động bỏ lại công việc bộn bề cuối năm, để lên giường kể chuyện cho con và ôm con vào lòng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Hơn 143.000 doanh nghiệp đóng cửa trong năm 2022
- ·'Điểm mặt' top 3 smartphone 7 triệu đồng đáng sở hữu
- ·Cảnh báo thủ đoạn rửa tiền của người nước ngoài tại Việt Nam
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Khởi động Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia 2022
- ·Chanh và bưởi đạt thoả thuận xuất khẩu sang New Zealand
- ·Bộ trưởng Công Thương: Hết cảnh thiếu xăng dầu cục bộ
- ·Đoàn xe mô tô phân khối lớn vi phạm tốc độ tại Đắk Nông
- ·Chưa về ở, cư dân Vinhomes Ocean Park 2
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Thương hiệu thời trang H2T bán quần áo không chứng nhận, liệu có an toàn cho người sử dụng?
- ·Chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp đối với Công ty TNHH Homeway Việt Nam từ ngày 16/11/2022
- ·Chùm ảnh: Không khí Tết Nguyên đán rộn ràng khắp phố phường Hà Nội
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Những chiếc ô tô đạt chuẩn an toàn nhất năm 2022, giá dễ tiếp cận
- ·Nhân viên Prudential Việt Nam được nghỉ phép lên đến 30 ngày/năm
- ·Loạt ô tô sẽ tăng giá vào đầu năm 2023 tại thị trường Việt Nam
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Hà Nội: Tăng cường tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh đa cấp