【kết quả u19 nữ】Thay đổi phương pháp thực hiện Kiểm tra sau thông quan
Nội dung KTSTQ quy định tại Luật,đổiphươngphápthựchiệnKiểmtrasauthôkết quả u19 nữ Nghị định, Dự thảo Thông tư: Tại Luật Hải quan 2014: Từ Điều 77 đến Điều 82 Tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP: Điều 97 đến Điều 100. Tại dự thảo Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: Từ Điều 139 đến Điều 141.
Nhiều thay đổi về phương pháp, cách làm
Trước đây quy định KTSTQ tại cơ quan Hải quan trong Luật không quy định hình thức tiến hành kiểm tra nên quá trình thực hiện ban đầu là yêu cầu kiểm tra bằng giấy mời, sau đó thông tư quy định khi yêu cầu kiểm tra có thông báo kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra. Đến thời điểm này, đã quy định chặt chẽ, cụ thể ngay tại quy định của Luật Hải quan 2014.
Dự thảo Thông tư đã quy định chặt, cụ thể về hình thức, thời gian: Khi tiến hành kiểm tra phải có quyết định kiểm tra, và kết thúc thì có thông báo kết quả kiểm tra. Thời gian kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 5 ngày làm việc. Quyết định KTSTQ phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 5 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra. 2 cấp có quyền quyết định gồm Cục trưởng Cục Hải quan và Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
Tại trụ sở cơ quan Hải quan không được yêu cầu cung cấp những giấy tờ khác ngoài những giấy tờ nêu trên như sổ sách kế toán, nếu người khai hải quan thấy cần thiết chứng minh nội dung khai báo là đúng thì có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan.
Được biết, trước đây cơ quan Hải quan quản lý thông qua hoạt động phúc tập hồ sơ nhưng cách làm thường là chỉ theo từng lô hàng, từng tờ khai và mang tính chất riêng lẻ chưa tổng thể. Vì vậy theo quy định mới, các đơn vị Hải quan làm thủ tục thông quan, qua từng lô hàng thông quan sẽ tiến hành tổng hợp đánh giá phân loại đối tượng, mặt hàng thường xuyên NK qua đơn vị để lựa chọn các đối tượng, mặt hàng có rủi ro cao tập trung kiểm tra nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn ngay để tránh hiện tượng gian lận kéo dài và trở thành phổ biến. Và mục tiêu mà cơ quan Hải quan hướng đến là nắm chắc, quản lý được các đối tượng, mặt hàng thường xuyên có hoạt động XNK hàng hoá qua đơn vị.
Đồng nhất thời gian tối đa là 10 ngày làm việc
Theo quy định tại dự thảo Thông tư, thẩm quyền quyết định KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan là: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục KTSTQ quyết định KTSTQ trong phạm vi toàn quốc; Cục trưởng Cục Hải quan quyết định KTSTQ trong địa bàn quản lý của Cục.
So với trước đây, quy định này đã bổ sung thẩm quyền cho Cục trưởng Cục KTSTQ nhưng cắt thẩm quyền Quyết định kiểm tra của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ. Vậy Chi cục KTSTQ quyết định trong trường hợp được Cục trưởng uỷ quyền ký. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Cục trưởng KTSTQ sẽ phân định trách nhiệm quyết định kiểm tra theo từng nhóm đối tượng cụ thế quy định tại Điều 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Cụ thể: “Thời hạn KTSTQ được xác định trong quyết định kiểm tra, nhưng tối đa là 10 ngày làm việc. Thời gian kiểm tra được tính từ ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc;
Quyết định KTSTQ phải gửi cho người khai hải quan trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 5 ngày làm việc trước ngày tiến hành kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.
Trước kia có sự khác biệt về thời gian giữa các trường hợp kiểm tra, cơ quan Hải quan thực hiện KTSTQ theo kế hoạch thời gian kiểm tra là 15 ngày còn các trường hợp khác là 5 ngày. Nhưng quy định mới đồng nhất thời gian tối đa là 10 ngày làm việc. Vậy sự khác biệt thời gian không còn mà chỉ còn sự khác biệt về thông tin đề xuất kiểm tra ban đầu và cách thức thông báo quyết định kiểm tra, nội dung phải kết luận kiểm tra.
Nay Luật Hải quan 2014 đã quy định rõ: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan. Trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền thì thời hạn ký kết luận kiểm tra được tính từ ngày có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan Hải quan
Trường hợp người khai hải quan không chấp hành quyết định kiểm tra, không giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn cho cơ quan Hải quan thì cơ quan Hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu đã thu thập, xác minh để quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật”.
Theo phân tích của Cục KTSTQ, đây là quy định để qua đó, người khai hải quan thấy được các biện pháp cơ quan Hải quan sẽ áp dụng nếu không chấp hành quyết định kiểm tra: Trước tiên là người khai hải quan sẽ bị xử phạt. Tiếp theo, cơ quan Hải quan sẽ áp dụng biện pháp thanh tra chuyên ngành.
Cụ thể hoá hơn từ quy định hướng dẫn tại nghị định, thông tư thì những đối tượng này sẽ bị áp dụng các biện pháp kiểm tra đối với các lô hàng tiếp theo, nghĩa là hàng hoá của người khai sẽ phải thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá do thái độ, tinh thần hợp tác và chấp hành quyết định kiểm tra. Trường hợp này bị đánh giá là không tuân thủ pháp luật.
Theo đại diện Cục Kiểm tra sau thông quan, địa điểm KTSTQ đã được quy định rõ ràng cụ thể. Trước kia địa điểm kiểm tra chỉ quy định là tại trụ sở cơ quan Hải quan và trụ sở DN, chứ chưa quy định rõ trụ sở DN là những nơi nào, gây nhiều tranh cãi và khó khăn khi tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất, cửa hàng bán sản phẩm… nhưng nay Luật đã quy định cụ thể: “Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa”. Các trường hợp KTSTQ về căn bản không thay đổi. Trước kia KTSTQ thực hiện theo chuyên đề, theo dấu hiệu, theo kế hoạch và kiểm tra chọn mẫu nhưng nay quy định mới chia ra làm 3 loại có bố cục, phân loại rõ ràng hơn: Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý XNK. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc KTSTQ được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Chấm dứt lạm thu dưới mọi hình thức trong các trường học
- ·Mỗi thanh niên cần nhận thức trách nhiệm của mình
- ·761 sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm bước vào năm học mới
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Hè 2013 vui khỏe, an toàn và bổ ích
- ·179 cán bộ đoàn dự liên hoan hữu nghị thanh niên quốc tế năm 2013
- ·Tỷ lệ thí sinh dự thi cao đẳng dưới 70%
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Tiêu chuẩn bàn, ghế học sinh trong các trường phổ thông
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Tuyên dương 80 thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
- ·“Chiến dịch những giọt máu hồng” hè 2013
- ·Tiêu chuẩn bàn, ghế học sinh trong các trường phổ thông
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Lãnh đạo tỉnh góp ý cho Văn kiện Đại hội Đoàn
- ·37 bài thi học sinh giỏi bị điểm 0
- ·Chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Chị em sinh 3 cùng đậu ĐH Y Dược TP.HCM