【ket qua bong da nhanh nhat】Giao lưu nhân dân: Chìa khóa cho phát triển quan hệ Việt Nam
Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 6-8-1976 và mở đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước vào đầu năm 1978.
Trải qua những thăng trầm do biến động tại khu vực và mỗi nước,ưunhndnChakhachophttriểnquanhệViệket qua bong da nhanh nhat quan hệ Việt Nam - Thái Lan vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước gìn giữ, củng cố, ngày càng tin cậy và đến nay đã phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực.
Tiến sĩ Nakorn Serirak, giảng viên tại Học viện Chính trị thuộc Đại học Khon Kaen (Thái Lan).
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN thường trú tại Bangkok nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan, tiến sĩ Nakorn Serirak, giảng viên tại Học viện Chính trị thuộc Đại học Khon Kaen (Thái Lan), nhấn mạnh phần rõ ràng nhất trong quan hệ giữa hai nước được thể hiện qua việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa Thái Lan và Việt Nam, điều mang lại lợi ích trong việc phát triển thương mại và đầu tư song phương cho cả hai bên.
Đồng thời, với việc nghiên cứu các cơ chế tham vấn ở cả hai nước nhằm tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán kinh doanh và xúc tiến đầu tư giữa hai nước, cả hai bên sẽ làm việc để nâng cao giá trị thương mại song phương và giảm bớt trở ngại đối với thương mại và cũng sẽ thúc đẩy hợp tác về kinh tế kỹ thuật số.
Tiến sĩ Nakorn, đồng tác giả một cuốn sách chuẩn bị ra mắt về chặng đường lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan 45 năm qua, cho rằng có bốn nét nổi bật trong trong quan hệ giữa hai nước, đó là mối quan hệ tốt đẹp giữa Hoàng gia Thái Lan và lãnh đạo Việt Nam; quan hệ ngoại giao giữa lãnh đạo chính trị của hai quốc gia; gặp gỡ, thảo luận tại diễn đàn ngoại giao và trao đổi các quan chức ngoại giao giữa hai nước; và gặp gỡ và hợp tác giữa các quan chức điều hành hàng đầu của cả hai khối chính phủ và doanh nghiệp giữa hai quốc gia.
Ông nhấn mạnh: “Tất cả những điều này phản ánh rất nhiều trong các hoạt động trao đổi đoàn ngoại giao, các chuyến thăm chính thức của cả các thành viên Hoàng gia và các nhà lãnh đạo chính trị cũng như các lãnh đạo cấp cao giữa các bộ hoặc các tập đoàn kinh doanh lớn của hai nước”.
Theo học giả đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Thái Lan này, mối quan hệ giữa Nhân dân Thái Lan và Nhân dân Việt Nam là quan trọng nhất và là chìa khóa của thực tế quan hệ quốc tế.
Phong trào đấu tranh chính trị của Nhân dân và sinh viên giai đoạn 1975-1976 phản đối không quân Mỹ ở Thái Lan là minh chứng rõ nhất, cho thấy người dân Thái Lan không muốn quân đội Mỹ ném bom giết hại những người bạn Việt Nam.
Chính sách “Biến Chiến trường thành Khu vực Kinh tế” của Chính phủ do Đại tướng Chatichai Choonhawan đứng đầu (năm 1988) đã biến khu vực đối đầu thành một khu vực láng giềng hữu nghị nồng ấm.
Ngoài ra, thỏa thuận chung cấp quốc tịch Thái Lan cho người Việt Nam sinh sống lâu dài ở Thái Lan là một khía cạnh nữa thể hiện cách mà nhân dân hai nước gắn bó hữu nghị, cùng nhau chung sống hòa bình, hạnh phúc.
Tiến sĩ Nakorn cho rằng, tất cả những điều này khẳng định việc thúc đẩy nhiều hoạt động và hợp tác hơn nữa giữa Nhân dân hai nước là rất quan trọng và cần thiết.
Hai bên cần tích cực nhấn mạnh hơn nữa tới các hoạt động như tăng cường hợp tác giữa các học giả và nhà nghiên cứu của các trường đại học, thành lập viện nghiên cứu chung trong các trường đại học, trao đổi chuyên gia và nhân sự trong các lĩnh vực mới trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy dạy tiếng Thái ở Việt Nam và giảng dạy tiếng Việt trong các trường đại học của Thái Lan, thúc đẩy trao đổi trong các hoạt động văn hóa xã hội...
“Tôi đề nghị rằng việc tạo thuận lợi cho hoạt động đi lại giữa Thái Lan và Việt Nam ở cấp địa phương nên được công nhận”, tiến sĩ Nakorn đề xuất về cách thức tăng cường hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Ông cũng lưu ý thêm rằng bắt đầu từ tuyến bay giữa Chiang Mai và Hà Nội, giới chức hai nước cũng cân nhắc các đường bay giữa các thành phố khác ở cả hai quốc gia.
Ông nhấn mạnh: “Không chỉ tạo điều kiện cho doanh nhân hai nước thuận lợi hơn trong việc đi lại để gặp gỡ và trao đổi về phát triển trong giao lưu kinh doanh và đầu tư, điều này còn thúc đẩy sự gắn kết, gần gũi hơn để giữa nhân dân hai nước, tăng cường gặp gỡ, giao lưu văn hóa - xã hội thông qua du lịch cũng như hợp tác kỹ thuật ở cấp địa phương”.
Tiến sĩ Nakorn cho rằng là thành viên của ASEAN, Thái Lan và Việt Nam nên hợp tác với nhau trong việc tăng cường vai trò của mình nhằm đảm bảo và ủng hộ hòa bình và hợp tác giữa các thành viên ASEAN.
Theo VIETNAM+
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá xăng dầu hôm nay 1/10/2023: Xăng trong nước ngày mai giảm sâu?
- ·Agriculture sector prevails despite disasters, can do more: officials
- ·Deputy PM Vương Đình Huệ concludes activities in Davos
- ·VN calls for increased investment from UK
- ·Thị trường vàng trên mạng sôi động
- ·PM cracks down on land management violations
- ·Asia Pacific can lead world: President
- ·Agriculture sector prevails despite disasters, can do more: officials
- ·Bí thư Tỉnh ủy Long An thăm, chúc mừng Lễ Giáng sinh tại Tòa Giám mục Mỹ Tho
- ·Portugal backs early signing of EVFTA
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- ·Deputy PM Dũng calls for more assistance from EIB
- ·Deputy PM Vương Đình Huệ concludes activities in Davos
- ·NA Chairwoman visits Hà Tĩnh
- ·Bế con tấp tểnh bỏ viện vì không có tiền chữa bệnh
- ·NA rejects penalties for State audit lapses
- ·Deputy PM Vương Đình Huệ concludes activities in Davos
- ·Deputy PM vows to aid VN
- ·Công ty Coca
- ·Prime Minister leaves for ASEAN