【kq utrecht】Chiến lược xuất khẩu gạo nằm ở giống lúa !
Việt Nam đã được thế giới nhìn nhận là cường quốc xuất khẩu gạo trong nhiều năm qua. Thế nhưng câu chuyện khẳng định thương hiệu gạo Việt là một hành trình dài và đầy gian nan. Trong bối cảnh xuất hiện thêm nhiều đối thủ xuất khẩu gạo - nhất là “người hàng xóm” Campuchia,ếnlượcxuấtkhẩugạonằmởgiốkq utrecht việc định vị cho thương hiệu gạo Việt trên thương trường là bước “nâng cấp” bức bách bằng chất lượng chứ không chạy theo số lượng như lâu nay...
Gian nan gạo thơm
Còn nhớ 12 năm trước (2006), kỹ sư Hồ Quang Cua (Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng) đã tạo được ấn tượng khá mạnh khi trình bày một tham luận về lúa gạo tại Hội thảo xây dựng thương hiệu cho nông sản ĐBSCL được tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Khi ấy kỹ sư Hồ Quang Cua chỉ đưa ra “khát vọng đầu tiên” của tham luận là xây dựng chỉ dẫn địa lý “Gạo thơm Sóc Trăng”. Đó thật sự là nền tảng vững chắc để khẳng định được thương hiệu gạo của vùng đất Sóc Trăng với các dòng lúa thơm ST hiện nay. Kỹ sư Hồ Quang Cua nhớ lại: “Năm mới tái lập tỉnh Sóc Trăng (1992), GS, TS Võ Tòng Xuân tặng tỉnh nghèo mới chia tách giống lúa Khao Dawk Mali được nhân giống khoảng 10ha tại đồng đất Sóc Trăng. Với nhiệt tình và khí thế của những con người làm chủ mới, đến năm 1995, Sóc Trăng đã nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích lúa Khao Dawk Mali là 5.000ha”. Có thể nói đây là bước ngoặt và là dấu ấn sâu đậm giữa kỹ sư Hồ Quang Cua và GS, TS Võ Tòng Xuân, nó khắc họa được phần nào tình cảm gắn bó, tạo nên một phần chân dung của hai con người được nhìn nhận là anh hùng lao động và được xem như là “cha đẻ” của các giống lúa thơm ST hiện nay.
Thu hoạch lúa Đông xuân 2017-2018 ở Hậu Giang.
Trong 3 năm qua, nhiều loại gạo ST được nông dân sản xuất tại Sóc Trăng đạt giá trị xuất khẩu và bán buôn trên thị trường nội địa với mức cao kỷ lục trên 600 USD/tấn (cao hơn gạo thường khoảng 200 USD/tấn). Bộ NN&PTNT cũng nhanh chóng lấy giá trị hạt gạo xuất khẩu từ các giống lúa của Sóc Trăng để làm mục tiêu “nâng cấp giá trị hạt gạo Việt”.
Trở lại câu chuyện vì sao một thời gian dài gạo Việt Nam chưa có thương hiệu? Cần nhìn nhận vai trò then chốt nằm ở Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Một thời gian dài, VFA đã được nhận những “đặc ân” trong xuất khẩu gạo. Cụ thể là VFA đã quá chăm bẵm vào miếng bánh “quota - hạn ngạch” xuất khẩu gạo từ những gói thầu xuất khẩu gạo của Chính phủ, chủ yếu là ở phân khúc gạo có phẩm cấp trung bình và thấp. Nông dân trồng hàng chục giống lúa khác nhau trên cùng một cánh đồng, thương lái mua xô bồ trộn lẫn các giống lúa cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu ở phân khúc gạo cấp trung bình. Đây cũng là lúc xuất hiện tình trạng “cười ra nước mắt”, thương lái mua lúa treo bảng trên ghe: “Chỉ mua lúa giống IR 50404”!? Nghĩa là thương lái “từ chối” mua gạo thơm (nhiều nông dân trồng lúa thơm phải bấm bụng bán ngang giá lúa thường) - do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang cần gạo phẩm cấp trung bình. Cần nói thêm, giống lúa IR 50404 cho phẩm cấp gạo trung bình; nông dân trồng lâu năm, lấy lúa thịt làm lúa giống nên thoái hóa, chất lượng gạo thường thấp! Không có gì khó hiểu khi dư luận phê phán VFA: “Chỉ gánh vác một vai - là tiêu thụ”. Và cũng không có gì khó hiểu khi gạo Thái Lan gần như độc chiếm xuất khẩu ở phân khúc gạo thơm, gạo cao cấp. Gạo Việt Nam xuất khẩu với giá thấp tè, có thời điểm người dân ĐBSCL mua gạo ăn ở thị trường nội địa còn cao hơn cả giá gạo xuất khẩu !?
Tập trung cho phân khúc gạo xuất khẩu
Campuchia đã xuất khẩu gạo và đang dần trở thành đối thủ tiềm năng của Việt Nam. Cần nhìn nhận, nghề trồng lúa của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Ngay Campuchia, cũng có không ít người dân học nghề trồng lúa từ người Việt Nam. Do Campuchia đang đối diện với những thách thức khi hệ thống thủy lợi còn quá yếu, chủ yếu trồng lúa mùa (một vụ/năm). Nhưng đây cũng là lợi thế để họ triển khai trồng các giống lúa mùa, lúa thơm. Lúa càng có thời gian sinh trưởng lâu sẽ càng ngon và giữ được mùi thơm. Hiện tại khoảng chênh với giá xuất khẩu gạo ở phân khúc gạo cao cấp, gạo thơm giữa Thái Lan và Việt Nam gần như đã được “cân bằng”. Cách đây khoảng 3 năm, VFA đã tham gia xây dựng chuỗi phát triển thương hiệu gạo vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, VFA cụ thể hóa thương hiệu gạo ở 3 cấp độ: quốc gia, vùng ĐBSCL/địa phương và doanh nghiệp/sản phẩm. ĐBSCL được “trời ban phú” với những đặc điểm sinh thái đa dạng, sản phẩm lúa gạo sẽ thỏa mãn nhiều phân khúc khác nhau như gạo đặc sản, gạo chất lượng cao và gạo theo phân khúc thị trường ngách chuyên biệt. Đây là bước tiến đáng ghi nhận của gạo Việt Nam. Khi câu chuyện quota - hạn ngạch xuất khẩu gạo được “cởi trói”, hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất khẩu với nhiều phân khúc xuất khẩu khác nhau đã tạo động lực hình thành các vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, gạo đặc sản. Năm 2017, số lượng gạo cao cấp và gạo thơm các loại xuất khẩu chiếm trên 60% (khoảng 3 triệu tấn). Phân khúc gạo trung bình và phẩm cấp thấp chỉ còn chiếm khoảng 12% (khoảng 700.000 tấn). Đáng chú ý, xuất khẩu gạo thơm đã có sự tăng trưởng đột phá: từ chỗ chỉ chiếm 6,63% (năm 2011) đã vọt lên 23,53% (năm 2017). Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đã liên kết với nông dân trồng lúa, hình thành các vùng nguyên liệu gắn với đầu ra ở các phân khúc thị trường gạo chất lượng cao, gạo thơm.
Sản lượng lúa của Việt Nam giữ mức ổn định khoảng 44 triệu tấn/năm, trong đó ĐBSCL đóng góp khoảng 25 triệu tấn. “Sản lượng lúa rất lớn, chúng ta phải dành khoảng 1/4 sản lượng hàng năm xuất khẩu mới điều hòa được giá cả có lợi cho nông dân. Theo tôi, cả doanh nghiệp và nông dân đã có những thay đổi tích cực trong 5 năm qua. Nghĩa là cả hai chủ thể quan trọng này đã ý thức thay đổi tư duy sản xuất, tạo nên diện mạo mới cho chiến lược xuất khẩu gạo hợp lý. Không phải từ hạt gạo mà từ hạt lúa. Cụ thể là thay các giống lúa phẩm cấp thấp bằng các giống lúa chất lượng cao, gạo thơm”, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, nhận định.
Con đường tạo lập thương hiệu cho gạo Việt trên thương trường vẫn là câu chuyện dài trong nhiều năm tới. “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo ĐBSCL nói đơn giản là bán cái gì mà người ta chịu. Tại sao thời gian qua người ta đông nghẹt đi xem mấy đứa nhỏ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai đá - đó là thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là khách hàng - khách hàng là thương hiệu”, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã nói một cách hình tượng khi đề cập đến thương hiệu cho gạo Việt. Hẳn GS, TS Võ Tòng Xuân rất vui khi cuối năm ngoái: Gạo ST24 của Việt Nam đã được vinh danh với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong “Top 3 gạo ngon nhất thế giới” tại Hội nghị quốc tế lần 9 về thương mại gạo tổ chức tại Ma Cao - Trung Quốc. Gạo ST24 được ra đời từ nhóm nghiên cứu do kỹ sư Hồ Quang Cua (Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng) dẫn đầu. Gạo ST24 được bình chọn là gạo đạt chuẩn hạt dài, trắng trong, cơm dẻo vừa và có hương thơm mùi lá dứa. Đặc điểm gạo thơm ST24 của Việt Nam nổi bật là ngắn ngày (100-105 ngày) so với gạo Thái rất dài ngày (khoảng 150 ngày). Đây là bước tiến không nhỏ của các loại gạo thơm ST do kỹ sư Hồ Quang Cua dày công nghiên cứu lai tạo trong nhiều năm qua.
Doanh nghiệp xuất khẩu xác lập các phân khúc gạo khách hàng ưa chuộng để xây dựng thương hiệu: Gạo thơm, gạo chất lượng cao…, chắc chắn hạt gạo sẽ đem lại nhiều “quả ngọt” cho nông dân châu thổ cuối nguồn dòng Mekong! Và để hạt gạo Việt Nam có thương hiệu và cạnh tranh sòng phẳng trên thương trường rất cần những con người dành tâm huyết cho cây lúa lâu nay như GS, TS Võ Tòng Xuân, kỹ sư Hồ Quang Cua.
Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG
(责任编辑:La liga)
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là yêu cầu cấp bách
- ·Giáo viên TPHCM có thể nhận hàng chục triệu vào dịp Tết nguyên đán
- ·Tay trắng, một người Việt dựng nên trang thương mại điện tử top đầu Ba Lan
- ·Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- ·Vinamilk được vinh danh tại Giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á
- ·Vàng miếng SJC, vàng nhẫn cùng tăng giá
- ·Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt đi xuống
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Lê Diệp Kiều Trang và dự án xe đạp 3D dừng hoạt động: Những con số bất ngờ
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Elon Musk giàu chưa từng thấy nhờ "bỏ túi" thêm 70 tỷ USD sau cuộc bầu cử
- ·Giá vàng miếng giảm 500.000 đồng/lượng sau một tuần
- ·Những đau đớn mà phụ nữ phải chịu khi vượt cạn
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Tổ chức thành công hội thảo về quản trị doanh nghiệp theo định hướng ESG
- ·Doanh nghiệp đề xuất nghiên cứu, khai thác tín chỉ carbon ở Lâm Đồng
- ·Hàn Quốc bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Hai con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng lộ diện; thương vụ lịch sử với Nvidia