【kq nations league】Hoàn thiện pháp luật thuế chống trợ cấp ở Việt Nam
Để trở thành thành viên WTO, Việt Nam đã cân nhắc sửa đổi, bổ sung và ban hành một số văn bản pháp luật cho phù hợp với quy định của WTO, trong đó có Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM). Tuy nhiên, quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật này, về cơ bản, còn mang tính chất thụ động, tức là xuất phát từ nhu cầu hội nhập và đòi hỏi của các quy định của tổ chức thương mại đa phương.
Cho đến nay, Việt Nam chưa áp dụng trường hợp thuế chống trợ cấp nào đối với hàng NK. Tuy nhiên, trên thực tế, có khá nhiều mặt hàng NK vào Việt Nam có thể được nước ngoài trợ cấp, đó là: Sắt, thép, ngành đóng tàu, các sản phẩm công nghệ cao (máy bay, công nghệ thông tin...) và gạo. Điều này khiến chúng ta phải nghĩ đến việc áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng NK để bảo vệ sản xuất trong nước. Có thể thấy, việc áp dụng thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá NK vào Việt Nam tuy có nhiều thuận lợi trong bối cảnh hiện nay nhưng cũng sẽ gặp không ít thách thức phía trước.
Việt Nam đã có khung pháp lý phù hợp với các quy định của Hiệp định SCM quy định đầy đủ về trình tự thủ tục tiến hành áp dụng thuế chống trợ cấp, làm nền tảng cho việc khởi kiện các trường hợp hàng hoá trợ cấp vào Việt Nam. Song hành cùng khung pháp lý trong nước, khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam còn có cơ hội sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này theo quy định chung áp dụng bình đẳng cho mọi thành viên. Việt Nam cũng đã chủ động xây dựng kênh thông tin và hỗ trợ về chống trợ cấp ở Việt Nam và trên thế giới cho DN.
Tuy nhiên, hệ thống luật pháp về kinh tế - thương mại của Việt Nam hiện còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Cho đến nay, Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến thuế chống trợ cấp. Các quy định này, tuy phù hợp với Hiệp định SCM, nhưng mới chỉ dừng lại ở quy định “khung”, trong khi việc điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp đòi hỏi quy trình chặt chẽ và nhiều phương pháp kỹ thuật mang tính chi tiết.
Việc các quy định mới chủ yếu dừng lại ở mức nguyên tắc sẽ có thể gây bất lợi cho cơ quan thực thi khi phát sinh vụ việc sau này. Chúng ta chưa có các bộ luật hoàn chỉnh về thuế chống trợ cấp như các nước đã hội nhập trước chúng ta nhiều năm. Và hơn cả, chúng ta chưa có Luật thuế chống trợ cấp mà mới chỉ dừng lại ở Pháp lệnh về việc chống trợ cấp.
Để áp dụng thuế chống trợ cấp, Chính phủ một nước phải tiến hành điều tra trong nước và ngoài nước xác định đầy đủ điều kiện theo quy định, khi đã đánh thuế cần phải tổ chức công tác quản lý thuế và sau 5 năm lại tiến hành rà soát lại việc đánh thuế chống trợ cấp. Những công việc trên đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn trong khi nguồn thu từ việc đánh thuế thường không lớn. Bên cạnh đó, việc áp dụng thuế chống trợ cấp cũng đòi hỏi phải đầu tư một chi phí đáng kể vào các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ điều tra, thu thuế. Do vậy, một nước đang phát triển ở trình độ thấp và nguồn ngân sách hạn chế như Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn trong công tác này.
Đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan tổ chức thực hiện tiến hành công tác điều tra cần phải có chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng nguồn nhân lực trong nước còn thấp và không được đào tạo bài bản, số người đáp ứng được các tiêu chí trên còn rất ít.
Cũng giống như bán phá giá, đa số các vụ tranh chấp về trợ cấp thường phát sinh khi có tín hiệu từ phía các DN đại diện cho ngành sản xuất trong nước. Một khi đã xây dựng các quy định về chống trợ cấp, nước áp dụng thuế chống trợ cấp cần phổ biến rộng rãi cho các DN về sự tồn tại của công cụ này và cách thức áp dụng để bảo vệ quyền lợi của họ. Tuy nhiên, Việt Nam vào WTO chưa lâu, thời gian chưa đủ dài để DN tìm hiểu tiếp cận và nhận thức đầy đủ những thông tin này. Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa khởi kiện và bị kiện nên khả năng các DN vẫn còn chủ quan và coi nhẹ những thông tin trên.
Bên cạnh đó, do việc tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật chống trợ cấp trong nước còn mang tính “tự phát”, tức là mới chỉ dừng lại ở yêu cầu hội nhập chứ chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu thực tế nên nhận thức về áp dụng thuế chống trợ cấp còn chưa sâu, thiếu tính chuyên môn và tầm quốc tế.
TS. Nguyễn Thanh Hải (Khoa Sau đại học- Trường Đại học Thương mại)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đăk Lăk: Sau cái chết bất thường của nữ hiệu trưởng, phòng khám tư nhân bị đình chỉ
- ·Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam
- ·Những rủi ro có thể gặp khi sử dụng Internet Banking
- ·Mục tiêu vận chuyển 5 triệu tấn hàng hóa thông qua đường sắt liên vận quốc tế
- ·Đáp án đề thi môn Hóa mã đề 211, 212, 213, 214, 215 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/10: Giảm nhẹ
- ·Cuộc đua 'ai lỗ nhiều nhất' của chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài ở Việt Nam
- ·Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: Doanh nhân đóng vai trò nòng cốt
- ·Vụ ‘xe biển xanh đón người nhà lãnh đạo’: Bộ Công Thương vẫn chưa xử lý xong?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/10: Giảm nhẹ
- ·Hà Nội: Hàng ngàn gia đình sống trong chung cư chưa nghiệm thu phòng cháy
- ·Mục tiêu vận chuyển 5 triệu tấn hàng hóa thông qua đường sắt liên vận quốc tế
- ·Điểm đến mới cho du khách trên đầm Thị Nại
- ·Giá vàng hôm nay 10/10: Liên tiếp suy giảm, về sát ngưỡng 2.600 USD/ounce
- ·Sẽ mở lại đường bay thương mại đi quốc tế từ tháng 8?
- ·Doanh nhân sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên mới
- ·Tàu bay có biểu tượng kỷ niệm 50 năm ngoại giao Việt Nam – Pháp về tới TP.HCM
- ·Vàng 999 có phải là vàng nguyên chất?
- ·Kỷ niệm về Tổng Bí thư Đỗ Mười trong thời kỳ đổi mới
- ·Đầu tuần sau, các cửa hàng SJC tại Đà Nẵng mở cửa trở lại?