【kết quả honda fc】Hoàn thiện cơ chế tài chính để các trường đại học tự chủ có hiệu quả
Học phí vẫn chiếm phần lớn trong tổng thu
Hiện Việt Nam có 23 trường ĐH trên tổng số 170 ĐH,ànthiệncơchếtàichínhđểcáctrườngđạihọctựchủcóhiệuquảkết quả honda fc học viện công lập thực hiện tự chủ, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù tự chủ ĐH bao gồm tự chủ về nhân sự, học thuật, tổ chức và tài chính, song theo PGS.TS Trần Văn Thuận - giảng viên cao cấp, ĐH Kinh tế Quốc dân thì tự chủ tài chính lại là nội dung có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các nội dung tự chủ khác của các trường ĐH.
Kết quả đánh giá đối với 23 cơ sở giáo dục ĐH thực hiện thí điểm tự chủ cho thấy, khi tự chủ, nguồn thu từ học phí và lệ phí của các trường tăng 4,29% so với thời điểm trước tự chủ, đây vẫn là nguồn thu chính, chiếm trên 70% trong tổng thu của các nhà trường. Trong khi đó, các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, dịch vụ hay tư vấn doanh nghiệp lại chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm trong cơ cấu nguồn thu của các trường.
Như vậy, nếu nguồn thu không được tạo ra từ nội lực các trường mà phụ thuộc vào các yếu tố khách quan thì về lâu dài, sẽ gây bất lợi cho chất lượng đào tạo khi việc tuyển sinh gặp khó khăn.
Cho rằng mức học phí thấp tại các trường đại học công lập là cơ chế hỗ trợ sinh viên gián tiếp của Nhà nước, song theo PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học quản lý (Học viện Quản lý giáo dục), điều này có thể tạo ra sự phân biệt đối xử giữa trường công lập và ngoài công lập. Đồng thời, chưa tạo điều kiện để trường công tăng nguồn thu tự chủ tài chính, nâng cao chất lượng giảng dạy và hoạt động tốt hơn.
“Việc ấn định mức học phí thấp và không có cơ chế tính toán mức học phí phù hợp, với sự gia tăng của các chí phí đầu vào khác như: lương giáo viên, chi phí điện, nước, cơ sở hạ tầng đã trực tiếp tác động vào ngân sách nhà nước qua việc ngân sách phải cấp bù ngày càng lớn” - TS Huyền nhấn mạnh.
Cùng với đó, theo TS Huyền, cơ chế phân bổ ngân sách cho các trường ĐH công lập mới chỉ dựa trên cơ sở giữ ổn định ngân sách hàng năm, còn mang tính bình quân, chưa có những tiêu chí gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của mỗi trường cũng như chưa dựa trên nguyên tắc cạnh tranh.
Trao quyền tự chủ tài chính cho các trường
Từ những thực tế như vậy, TS Huyền cho rằng, cần thay đổi cơ chế đầu tư cho giáo dục, từ chủ yếu ngân sách nhà nước cấp cho các trường sang đa dạng hóa nguồn thu, song Nhà nước vẫn có sự kiểm soát chặt chẽ. Cùng với đó, ngân sách nhà nước chủ yếu chỉ phân bổ cho các ngành ưu tiên theo cơ chế đặt hàng, còn các ngành, chuyên ngành đào tạo khác, Nhà nước nên quy định tỷ lệ hỗ trợ cho trường, dựa trên tính toán mức thu học phí theo cơ chế thỏa thuận giữa người học và nhà trường.
Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Nguyễn Thị Cành - Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) thẳng thắn cho rằng, ở mức độ nhất định thị trường giáo dục đã hình thành tại Việt Nam với các loại trường công, trường tư, trường quốc tế cùng cạnh tranh với nhau. “Chúng ta cũng phải chấp nhận thực tế là ở Việt Nam có thị trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp có mức độ cạnh tranh ngày càng cao” - TS Cành nhấn mạnh.
Do đó, để việc tự chủ ĐH có hiệu quả, theo TS Cành cần hoàn thiện cơ chế tài chính cho các trường ĐH công lập tự chủ. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp, giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng là cần giảm quy mô số lượng trường công để tập trung ngân sách giáo dục cho số trường công nhất định cần được đầu tư.
Hơn hết, Nhà nước cần trao quyền tự chủ tài chính cho các trường trong xác định mức học phí, để bù đắp chi phí đầu tư còn thấp. Gia tăng học phí được xem như một giải pháp chủ yếu nhằm chia sẻ chi phí giáo dục. Theo đó, các trường sẽ đưa ra mức học phí cạnh tranh cũng như cam kết các điều kiện dạy và học, chất lượng đầu ra với người học.
Tuy nhiên, TS Cành cũng nhấn mạnh, dù là tăng học phí để giảm gánh nặng cho ngân sách, song Nhà nước vẫn phải đảm bảo nguồn đầu tư cơ sở vật chất cho các trường công thì chất lượng đào tạo mới được đảm bảo./.
Mai Đan
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đã có hơn 12.600 máy tính Việt Nam nhiễm mã độc đào tiền ảo qua Messenger
- ·Ô tô và linh kiện ô tô NK từ Trung Quốc được hưởng ưu đãi thuế ra sao?
- ·Hải quan Đà Nẵng: Có khoảng 2.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm thủ tục
- ·Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn làm việc với Cục Hải quan Tây Ninh
- ·Đôi vợ chồng cùng hầu tòa trong vụ án Đinh La Thăng là ai?
- ·Đề xuất nguồn kinh phí phục vụ chống nhập lậu thuốc lá
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh ước thu ngân sách đạt 50.100 tỷ đồng
- ·Kết quả bóng đá Campuchia 2
- ·'Thủy quái’ năng 160kg trị giá hàng trăm triệu của đại gia Hà Nội có gì đặc biệt?
- ·Nhân viên sales mùa dịch chật vật kiếm khách
- ·Báo giá cát xê ‘cao ngất’ của thủ môn Bùi Tiến Dũng: Người trong cuộc lên tiếng
- ·Hà Tĩnh: Truy thu, truy hoàn trên 11 tỷ đồng từ thanh, kiểm tra thuế
- ·Bình Dương vô địch giải bóng đá thiếu niên Việt Nam
- ·Nhộng ong vò vẽ rừng ế, tiểu thương thất thu
- ·Thanh sắt rơi trúng nóc ô tô làm chết người: Chủ nhà phải chịu trách nhiệm hình sự?
- ·Chưa kịp nghỉ, tuyển Việt Nam vội vã bay sang Philippines
- ·Hà Tĩnh: Truy thu, truy hoàn trên 11 tỷ đồng từ thanh, kiểm tra thuế
- ·Vietlott phát hành xổ số Keno ở 40 tỉnh thành không giãn cách xã hội
- ·Nam Định: Bé trai 4 tuổi tử vong bất thường sau bữa ăn trưa tại trường học
- ·Khánh Hòa: Nhiều doanh nghiệp vẫn chây ỳ nợ thuế