【zurich vs】Nhà cách mạng lão thành có nhiều đóng góp cho sự nghiệp tài chính
Với ngành Tài chính Việt Nam,àcáchmạnglãothànhcónhiềuđónggópchosựnghiệptàichízurich vs đây là sự kiện đặc biệt ý nghĩa, là dịp để toàn Ngành tri ân một bậc tiền bối lớp trước đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển sự nghiệp tài chính, đồng thời là dịp để mỗi cán bộ, công chức trong Ngành học tập, noi theo tấm gương suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hoàng Anh.
Sinh năm 1912 trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước tại xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đồng chí Hoàng Anh lớn lên trong bối cảnh triều đình phong kiến mục nát, nhân dân Việt Nam rên xiết dưới gót giày của thực dân xâm lược. Bởi vậy, từ khi còn rất trẻ, trong trái tim chàng học trò nghèo xứ Huế đã nung nấu một ngọn lửa, một ý chí to lớn phải làm điều gì đó để cứu nước, cứu dân. Như những thanh niên ưu tú thời ấy, đồng chí Hoàng Anh đã đến với lý tưởng cách mạng, tìm thấy con đường duy nhất đấu tranh giải phóng dân tộc ở chủ nghĩa Mác-Lênin, ở ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tham gia cách mạng năm 1932, trở thành đảng viên cộng sản năm 1937, đồng chí Hoàng Anh là một trong những hạt nhân tiêu biểu của Đảng trong phong trào Mặt trận bình dân, chống thuế, đòi dân chủ (1936-1939), Mặt trận Việt Minh (1941-1945) ở Thừa Thiên-Huế. Bị địch bắt giam, qua những nhà lao nổi tiếng tàn ác như Lao Bảo, Ban Mê, Đắc Tô, đồng chí và những chiến sỹ cộng sản kiên trung như Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu… đã biến nhà ngục của kẻ thù thành trường học cách mạng, là nơi rèn luyện bản lĩnh, ý chí của người cộng sản.
Trở về với cách mạng, đồng chí đã tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân ở Trung Kỳ và cố đô Huế rồi tổ chức kháng chiến, lãnh đạo cuộc chiến đấu vô cùng oanh liệt 50 ngày bảo vệ thành phố Huế, đập tan âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp nhằm tiêu diệt lực lượng vệ quốc đoàn, lập chiến khu lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ ở Trung Bộ.
Bên cạnh những phẩm chất nổi bật của một đảng viên cộng sản kiên trung, ở đồng chí Hoàng Anh, ngay từ rất sớm, tài năng của một nhà lãnh đạo, nhà quản lý đã bộc lộ rõ nét. Trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí Hoàng Anh được Đảng và Chính phủ giao những trọng trách như Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Liên khu IV, Bí thư Khu uỷ Liên khu IV, rồi đảm nhiệm phụ trách hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử…Ở cương vị nào, đồng chí Hoàng Anh cũng để lại những dấu ấn sâu sắc về tài năng tổ chức, một tác phong mẫu mực trong sinh hoạt, một tấm gương về sự sáng tạo, tìm tòi, vượt khó, một tấm lòng bao dung hết mực với đồng chí, đồng bào.
Sau này, phẩm chất đó càng bộc lộ rõ khi đồng chí Hoàng Anh được Đảng, Chính phủ và nhân dân giao giữ nhiều trọng trách như Trung ương uỷ viên, Tổng quân uỷ- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1954-1958); Bí Thư Trung ương Đảng (1958-1976); Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (1965-1967), Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy Quân khu Trị Thiên (1967-1971), Phó Thủ tướng Chính phủ (1971-1976), Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (1976-1977) và nhất là trong hai thời kỳ đồng chí đảm nhiệm cương vị người lãnh đạo cao nhất của ngành Tài chính Việt Nam.
Với ngành Tài chính Việt Nam, đồng chí Hoàng Anh có mối lương duyên và sự gắn bó đặc biệt. Trong cuộc đời gần 60 năm hoạt động cách mạng sôi nổi, nhiệt huyết của mình, đã hai lần đồng chí Hoàng Anh được Đảng, Chính phủ giao đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính ở hai thời kỳ đáng nhớ của đất nước. Và ở thời kỳ nào, dấu ấn của Bộ trưởng Hoàng Anh để lại với ngành Tài chính Việt Nam đều rất sâu sắc, góp phần đưa sự nghiệp tài chính phát triển, hoàn thành tốt trọng trách, nhiệm vụ mà toàn Đảng, toàn dân giao phó.
Giai đoạn thứ nhất đồng chí Hoàng Anh đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính là từ tháng 10-1958 đến tháng 4-1965, thời kỳ miền Bắc bước vào khôi phục kinh tế, xây dựng Cộng hòa xã hội mà điển hình là kế hoạch 5 năm 1961-1965. Đó là thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội sôi nổi và rộng khắp ở miền Bắc, đồng thời cả nước đang tích cực chuẩn bị lực lượng về chính trị, quân sự cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc ở miền Nam. Nhận thức rõ trọng trách của ngành Tài chính, đồng chí Hoàng Anh đã kịp thời đưa ra những quan điểm chỉ đạo và xây dựng các lĩnh vực tài chính DN, tài chính ngân sách, tài chính xây dựng cơ bản, ngân hàng kiến thiết, “ba xây, ba chống”; toát lên trí tuệ, tầm nhìn chiến lược lớn nhưng rất sát thực tiễn và sâu sắc.
Đặc biệt, đồng chí chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tài chính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người đặt nền móng cho sự ra đời của Trường Đại học Tài chính-Kế toán, cái nôi đào tạo nhiều thế hệ cán bộ tài chính cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Hoàng Anh, ngành Tài chính đã góp phần không nhỏ để miền Bắc xây dựng các khu công nghiệp mới, phát triển giao thông, thuỷ lợi, mở mang các nông trường, lâm trường, xây dựng các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, các khu văn hoá; xây dựng thành công mô hình hợp tác xã nông nghiệp, phát động phong trào thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, trở thành hậu phương vững chắc cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Lần thứ hai trở lại đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính của đồng chí Hoàng Anh là giai đoạn từ tháng 3-1977 đến tháng 5-1982. Đây là thời kỳ đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh với những hậu quả nặng nề đối với kinh tế-xã hội. Nhận thức vai trò then chốt của ngành Tài chính đối với công cuộc khôi phục kinh tế đó là phải thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng năng suất lao động, đồng chí Hoàng Anh đã có những đề xuất cải tiến quản lý DN hiệu quả. Đồng chí chỉ đạo ngành Tài chính thành lập các đoàn cải tiến đi vào nghiên cứu giúp DN nâng cao năng lực quản lý về vốn, tài sản, đầu tư, tiêu thụ, hạch toán giá thành, kiểm tra kế toán để tạo ra năng suất, chất lượng, doanh thu và lợi nhuận tốt hơn. Nhờ vậy, nhiều DN từ chỗ gặp khó khăn lớn đã dần vươn lên có tích lũy, tạo nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Một điều đáng phải học tập và trân trọng nữa là trong công tác cán bộ, đồng chí Hoàng Anh rất chú ý tới nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm lớp cán bộ trẻ, có kiến thức chuyên môn, có đạo đức và nhiệt huyết cách mạng. Nhờ vậy mà thế hệ cán bộ tài chính mới đã ngày một trưởng thành hơn, tiếp tục giữ vững nét son của ngành Tài chính: cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, trở thành lực lượng nòng cốt trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới.
Những đóng góp của đồng chí Hoàng Anh cho Đảng, cho cách mạng nói chung và cho sự nghiệp tài chính Việt Nam nói riêng xứng đáng được toàn Đảng, toàn dân và ngành Tài chính tôn vinh. Đồng chí là tấm gương sáng của một đảng viên cộng sản kiên trung, trọn đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, xứng đáng cho toàn thể cán bộ, công chức ngành Tài chính hôm nay học tập, noi theo. Ghi nhận, tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà cách mạng lão thành, Đảng và Nhà nước đã trao tặng đồng chí Hoàng Anh Huân chương Sao vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Những năm gần đây, dù tuổi đã cao nhưng đồng chí Hoàng Anh vẫn còn rất minh mẫn. Mỗi lần chúng tôi tới thăm, đồng chí lại nắm chặt tay chúng tôi, động viên, khích lệ, tỏ rõ sự vui mừng, phấn khởi vì lớp cán bộ tài chính ngày nay vẫn giữ được nét son của ngành Tài chính, luôn đoàn kết, vượt khó, nỗ lực đưa sự nghiệp tài chính phát triển, phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của toàn Đảng, toàn dân.
Phát huy truyền thống xây dựng sự nghiệp tài chính của các bậc tiền bối, lão thành cách mạng, trong những năm qua, ngành Tài chính đã có được những bước tiến mới, luôn vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân tin tưởng giao cho. Đó là món quà ý nghĩa mà ngành Tài chính vui mừng dâng tặng, chúc đại thọ đồng chí Hoàng Anh 100 tuổi. Mong đồng chí mạnh khỏe, trường thọ, vui vầy với con cháu, với ngành Tài chính, với quê hương, đất nước đang không ngừng đổi mới, phát triển.
GS.TS. Vương Đình Huệ
Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
(责任编辑:Thể thao)
- ·Công bố danh sách các nền tảng số quốc gia đang được các Bộ, ngành triển khai
- ·Toyota Glanza, giá 182 triệu đồng ở Ấn Độ
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT
- ·Nữ thủ khoa khối D01: Cân bằng giữa học và chơi để giảm áp lực
- ·Phát hiện, kiểm soát kịp thời diễn biến, nguy cơ ô nhiễm môi trường qua quan trắc
- ·Bridgestone khởi động hành trình Lăn bánh an toàn 2019
- ·Chiếc xe đạp có tới 4 bánh như xe hơi
- ·Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024: Điểm các môn xã hội cao còn môn tự nhiên thấp
- ·Trên 1,28 triệu cán bộ, đảng viên tham dự Hội nghị quán triệt Quy định số 144
- ·GM Việt Nam có 5 đại lý được vinh danh tại GM International Grandmasters
- ·Chuyên gia cảnh báo những nguy hiểm khi tự truyền dịch tại nhà
- ·Chuỗi giá trị của ngành ô tô Việt Nam còn rất yếu
- ·Ô tô Trung Quốc uống xăng khiến khách Việt hoảng hốt
- ·BMW công bố khuyến mại hè 2016
- ·Thị trường lúa gạo sôi động trở lại
- ·Đại gia ô tô Việt gặp hạn
- ·Xe mới của Toyota đẹp như Yaris, giá chỉ gần 200 triệu đồng
- ·Giá xe ô tô tháng 4: Nhiều mẫu xe SUV giảm giá mạnh nhưng vẫn ế
- ·Quy định về định danh và xác thực điện tử
- ·Renault lập kỷ lục bán hàng trong 6 tháng đầu 2016