【ket qua bong da tay】“Tấm lá chắn” cho ngành mía đường
“Tấm lá chắn” cho ngành mía đường
Quyết định số 477/QĐ-BCT ngày 9-2-2021 của Bộ Công thương về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá,ấmláchắnchongànhmíađườket qua bong da tay chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan (Quyết định 477) được nhận định là mang lại những hiệu quả rất lớn, là “tấm lá chắn” hiệu quả cho người nông dân và doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam.
Các doanh nghiệp cũng cho rằng, Bộ Công thương cần sớm kết luận và chính thức áp thuế Chống bán phá giá(CBPG), chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan để kéo dài hơn những hiệu quả từ quyết định này.
Quyết định kịp thời
Người nông dân trồng mía mấy năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn do giá đường, giá míasụt giảm. Tuy nhiên, niên vụ 2020-2021, cả người nông dân và doanh nghiệp ngành mía đường đã được hưởng lợi từ Quyết định 477.
Tại tọa đàm trực tuyến “Cơ hội và thách thức cho ngành mía đường” do Báo Nhân dân Điện tử tổ chức ngày 23-3 vừa qua, bà Lê Thị Quỳnh Trang, Chủ tịch HTX Tân Tiến (Gia Lai) cho biết: “Từ đầu vụ thu hoạch, giá thu mua nguyên liệu của Công ty Mía đường Thành Thành Công đối với vùng nguyên liệu của chúng tôi đã tăng khoảng 20%. Tôi cho rằng, quyết định áp thuế đối với đường nhập khẩu của các cơ quan chức năng là một quyết định hợp lý và cần thiết. Quyết định này đã góp phần bảo vệ những người trồng mía như chúng tôi và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành mía đường, xuất khẩu mía đường phát huy được nội lực của mình”.
Giống như HTX Tân Tiến, nhiều người nông dân trồng mía trên cả nước và doanh nghiệp đã được hưởng những lợi ích lớn từ quyết định áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan. Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn nhận định, Quyết định số 477/QĐ-BCTvề việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan là quyết định hết sức kịp thời, bước đầu tháo gỡ những khó khăn cho ngành mía đường trong nước.
Cụ thể, Quyết định số 477 đã xác định được đúng đắn giá trị thực tế của ngành mía đường trong nước, nếu cạnh tranh sòng phẳng thì ngành mía đường trong nước không thua kém các nước trong khu vực. Đây là điều kiện tốt để từng bước phục hồi lại ngành mía đường trong nước, đặc biệt là vùng nguyên liệu của các nhà máy và các doanh nghiệp sản xuất mía đường. Với giá đường được đánh giá đúng với giá trị thực, giá đường tăng, các nhà máy sẽ tăng giá mua mía cho bà con nông dân, người trồng mía yên tâm tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng mía, từ đó từng bước khôi phục lại vùng nguyên liệu, các nhà máy có đủ nguyên liệu để sản xuất.
“Thực tế vụ 2020-2021, nhiều nhà máy đã tăng giá thu mua mía cho bà con nông dân. Đường Lam Sơn đã thông báo giá mua mía trước vụ ép là 1.000.000 đồng/tấn 10 CCS tại ruộng. Cao hơn giá trong vùng 200.000 đồng/tấn và cao hơn so với vụ trước 2019-2020 là 150.000 đồng/tấn”, ông Tam thông tin.
Giá đường tăng, giá mua mía tăng, người trồng mía thu nhập cao sẽ góp phần phát triển kinh tế các địa phương có vùng nguyên liệu mía.
Cần nhanh chóng áp thuế chính thức
Ngành đường là một trong những ngành sản xuất nhu yếu phẩm quan trọng của một quốc gia, nhưng so với các nước trong khu vực thì ngành đường Việt Nam lại có thời gian phát triển chậm hơn. Ngành sản xuất đường có biên lợi nhuận mỏng nhưng lại là ngành tạo ra được số ượng lớn công ăn việc làm cho hàng nghìn nông dân trồng mía, người lao động trực tiếp tại ruộng mía và trong các nhà máy đường. Đặc biệt đây là ngành đóng góp quan trọng vào các vấn đề an sinh xã hội, an ninh lương thực, trật tự ở các vùng nông thôn, ổn định chính trị tại các địa phương (đặc biệt là các vùng biên giới) khi cây mía được xem là cây trồng độc canh.
Tuy nhiên, thời gian qua, dưới tác động của đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, dẫn đến giá đường Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, có lúc xuống tới mức 10.000 đồng/kg, đã bao gồm VAT. Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, dẫn đến tồn kho cao, thua lỗ và đóng cửa (hiện niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29/40 nhà máy hoạt động). Điều này kéo theo là các doanh nghiệp khó có khả năng thu mua mía cho nông dân hoặc chấp nhận lỗ để thu mua với mức giá cùng san sẻ giảm thiệt hại, dẫn đến việc vùng nguyên liệu mía giảm mạnh.
Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp từ số liệu của các địa phương có nhà máy đường, tổng diện tích vụ 2019-2020 là 182.599ha, giảm 18,4% so với vụ 2019-2020 (223.847 ha), dẫn tới sản lượng mía vụ 2019-2020 chỉ đạt hơn 11,2 triệu tấn, giảm 20% so với 14 triệu tấn của vụ 2018-2019. Đến vụ 2020-2021, dù đã có nhiều biến chuyển tích cực từ thị trường thị diện tích vùng nguyên liệu cũng chỉ còn lại 127.446 ha, sản lượng mía toàn vụ chỉ đạt 7,5 triệu tấn, giảm mạnh 34% so với vụ 2019-2020.
Trước thực trạng đó, theo đại biểu quốc hội Đinh Duy Vượt, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, từ thực tế của địa phương, ý kiến của cử tri là người gắn bó với cây mía và cử tri của các nhà máy đường trên địa bàn đều phấn khởi cho rằng việc áp dụng hàng rào bảo vệ doanh nghiệp, trong đó có thuế phòng vệ thương mại đối với đường Thái Lan nhập khẩu là cấp thiết.
“Cử tri phấn khởi cảm ơn động thái này và ví như có được “phương thuốc hồi sinh, như hạn gặp mưa” với ngành mía đường và người nông dân bởi vì qua khảo sát, chúng tôi thấy giá mía, giá đường đều tăng; giá mía tăng trên 100-200 nghìn đồng/tấn với chữ đường (CCS-Commercial cane sugar - hàm lượng % đường có trong mía) là 10 CCS, được nhà máy hỗ trợ chi phí vận chuyển, thu hoạch, mía sạch. Mỗi ha nông dân lãi 30-50 triệu đồng. Giá đường tăng gần 50% khoảng trên 4.000 đồng/kg so với năm 2020 (những vụ trước nhà máy, nhiều gia đình trồng mía bị lỗ, hoặc hòa vốn hoặc có lãi không đáng kể)”, đại biểu Đinh Duy Vượt chỉ rõ.
Chính vì vậy, sự đầu tư vào cây mía bắt đầu có hiệu quả, có lãi, có niềm tin vào cây mía. Một số nhà máy đã tạo những sự hỗ trợ cần thiết đối với nông dân trồng mía, như hỗ trợ vận chuyển 30 nghìn đồng/tấn, hỗ trợ thu hoạch 40 nghìn đồng/tấn, hỗ trợ mía sạch 20 nghìn đồng/tấn. Cả nông dân và nhà máy đều đạt những hiệu quả ban đầu cho nên có những gắn bó tốt hơn.
Ở góc độ doanh nghiệp sản xuất, ông Võ Thành Đàng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đường Quảng Ngãi (QNS) chia sẻ, dù Bộ Công thương mới có quyết định tạm thời áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, song hoạt động của các nhà máy đường đã có những cải thiện, có điều kiện để duy trì vùng nguyên liệu. Nông dân trồng mía và doanh nghiệp tin tưởng vào Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ sản xuất trong nước đúng pháp luật khi hội nhập quốc tế. Ông Đàng kiến nghị, Bộ Công thương cần sớm kết luận và chính thức áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan.
Ngày 12-5-2021, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương (Cơ quan điều tra) đã tổ chức buổi tham vấn công khai (dưới hình thức trực tuyến) liên quan đến vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan. Bộ Công thương khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình để đưa ra các phương án xử lý phù hợp, đúng đắn.
- ·PV GAS tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid
- ·Nâng cao nhận thức hội nhập quốc tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
- ·NSND Tạ Minh Tâm, Thoại Miêu hưởng ứng cuộc vận động 'Đất nước trọn niềm vui'
- ·Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục diễn biến tích cực
- ·Bộ Tài chính: Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn gần 311 tỷ đồng
- ·Ngày 24/4: Giá dầu thô tiếp đà tăng, gas giao dịch ở mức 2,12 USD/mmBTU
- ·Tesla đồng loạt giảm giá bán xe trên toàn cầu
- ·Hoa hậu Đoàn Thiên Ân tuyệt đẹp sau 1 năm đăng quang Miss Grand Vietnam
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Con đường chúng ta chọn là đúng, tư duy không lỗi nhịp'
- ·Ngọc Thanh Tâm mạnh tay chi 10 tỷ làm web
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Nếu không coi KHCN là quốc sách, chắc chắn sẽ thất bại'
- ·Ngày 11/6: Giá gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm giảm mạnh
- ·Tiếng hát Hà Nội 2023: Phát hiện nhiều tài năng triển vọng
- ·Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ vào cuộc làm rõ kết quả Miss Universe Vietnam 2023
- ·Hơn 1 triệu trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học Hà Nội được thụ hưởng sữa học đường
- ·Thí sinh Miss Grand International 2023 lần đầu diện áo tứ thân
- ·Lily Chen: 'Hát live là thước đo năng lực của ca sĩ'
- ·Ngày 4/6: Giá gạo Việt Nam xuất khẩu giảm về thấp nhất trong nhóm các nước xuất khẩu chủ lực
- ·Những 'vết đen' buôn lậu tai tiếng của tiếp viên, phi công hãng hàng không Vietnam Airlines
- ·Hàng hóa Việt Nam: Nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Italia