【7m tỷ lệ bóng đá】Quốc hội thông qua nghị quyết về phân bổ vốn và kế hoạch đầu tư công
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tháo "nút thắt" đầu tư công cần một luật sửa nhiều luật |
Đại biểu Quốc hội lo ngại về lãng phí niềm tin, chậm trễ trong phân bổ vốn đầu tư công |
Cấp bách giải ngân đầu tư công nửa cuối năm |
Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo đó, Quốc hội quyết nghị phân bổ gần 13.370 tỷ đồng số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện các dự án đủ thủ tục đầu tư.
Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, giao kế hoạch vốn cho các dự án theo đúng quy định của Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Luật Đầu tư công.
Quốc hội cũng quyết định không thực hiện phân bổ hơn 509,2 tỷ đồng số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Về phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025, Quốc hội quyết định phân bổ hơn 444,4 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phân bổ hơn 25.995 tỷ đồng số vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Đối với hơn 62.364 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo Nghị quyết số 29/2021/QH15, Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, giao kế hoạch vốn cho các nhiệm vụ, dự án đủ thủ tục đầu tư đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Nghị quyết của Quốc hội cũng điều chỉnh giảm hơn 24.594 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ cho Bộ Giao thông vận tải để điều chỉnh tăng tương ứng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho một số địa phương theo quy định.
Quốc hội quyết định giảm gần 2.949 tỷ đồng của các nhiệm vụ, dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 để tăng tương ứng cho các nhiệm vụ, dự án không thuộc danh mục Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV và các dự án đã được giao Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nhưng khác ngành, lĩnh vực với dự án điều chỉnh giảm.
Đối với hơn 53.049 tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 đến nay chưa phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, Quốc hội quyết định đưa vào dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025.
Quốc hội cũng quyết định phân bổ hơn 1.208 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Chính phủ được giao nhiệm vụ chỉ đạo rà soát, khẩn trương ban hành đẩy đủ văn bản hướng dẫn để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả.
Các đại biểu Quốc hội thực hiện biểu quyết. Ảnh: Quochoi.vn |
Để tổ chức thực hiện, Nghị quyết giao Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị quyết của Quốc hội; giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các nhiệm vụ, dự án quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Nghị quyết này… cùng nhiều nhiệm vụ cụ thể khác.
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, nhiều ý kiến đề nghị thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội để giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính quốc gia, cần “mạnh tay” hủy việc giao nguồn vốn này.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, số vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chưa giao chi tiết là khá lớn và các nhiệm vụ, dự án xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đã hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn, nếu không phân bổ, giao kế hoạch chi tiết vốn cho các dự án này sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Do vậy, Quốc hội xem xét cho phép tiếp tục phân bổ để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai các nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư, phát huy hiệu quả của nguồn vốn là phù hợp với yêu cầu thực tiễn góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định tại khoản 5 Điều 4 của Dự thảo Nghị quyết: “Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thực hiện đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn, bảo đảm quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng pháp luật, đúng mục đích, đạt hiệu quả. Cho phép điều chỉnh vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được bố trí vốn trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 theo quy định tại Điều 67 của Luật Đầu tư công và bố trí nguồn vốn thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong các năm 2024, 2025 để hoàn thành các dự án theo đúng Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội”.
Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều có một số điểm mới so với luật hiện hành. Theo đó, về phạm vi điều chỉnh, Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó. Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- ·Tranh thủ ông Trump thắng cử, Israel đề xuất sáp nhập Bờ Tây
- ·Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ điều kiện hòa bình của Ukraine
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá
- ·Ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao
- ·Cuộc chiến Trump
- ·Tiền Trung Quốc giảm mạnh khi ông Trump tuyên bố thắng cử
- ·Tướng Ukraine: Kiev đối mặt với đợt tấn công mạnh nhất từ Nga
- ·Giá xăng RON95
- ·'Ông Trump giành chiến thắng không phải bất ngờ quá lớn'
- ·Bài 2: Chỉ vì ‘sướng đời mà’ ‘khoái lắm đây’!
- ·Điện Kremlin bác thông tin Tổng thống Putin điện đàm với ông Trump
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh G20
- ·Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Chile
- ·Tặng quà mẹ người yêu, bị chê là hoang…
- ·Lầu Năm Góc 'sốc' vì kho vũ khí của Houthi
- ·Xe đâm vào đám đông ở Trung Quốc, ít nhất 35 người chết
- ·Xe đâm vào đám đông ở Trung Quốc, ít nhất 35 người chết
- ·Resorts International VietNam
- ·Ông Ishiba Shigheru chính thức tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản