会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trực tiếp bóng đá 24/7】Thị trường trái phiếu năm 2018: Kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ!

【trực tiếp bóng đá 24/7】Thị trường trái phiếu năm 2018: Kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ

时间:2024-12-23 19:37:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:109次

thị trường trái phiếu

Thị trường TP chính phủ thứ cấp năm 2017 nhìn chung đã có bước phát triển tích cực trên hầu hết các phương diện.

Đây là nhận định của ông Đỗ Ngọc Quỳnh,ịtrườngtráiphiếunămKỳvọngtiếptụcpháttriểnmạnhmẽtrực tiếp bóng đá 24/7 Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về TTTP Việt Nam năm tới.

* PV: Thưa ông, TTTP chính phủ (CP) sơ cấp khá nhiều “cảm xúc” trong năm 2017. Ông có thể cho biết đánh giá của mình về TTTPCP trong năm vừa qua?

- Ông Đỗ Ngọc Quỳnh:Năm 2017, quả thực là một năm chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ và thú vị với các nhà đầu tư (NĐT) trên TTTPCP. Nếu như thời điểm cuối năm ngoái, các chuyên gia kinh tế cũng như các NĐT còn khá lo ngại về triển vọng phát triển của TTTPCP năm 2017 có thể sẽ phải chịu áp lực từ những bất ổn trên thị trường thế giới, cũng như rủi ro đến từ các biến số vĩ mô trong nước, thì chỉ sau 2 tháng đầu năm 2017, TTTP trong nước đã xác lập xu hướng phát triển ngày càng tích cực và bền vững. Nhìn lại một năm, có thể nói TTTPCP nói chung và thị trường sơ cấp nói riêng đã tiếp tục có một năm thành công.

Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại, Kho bạc Nhà nước (KBNN) gần như đã hoàn thành kế hoạch phát hành của cả năm, với khối lượng phát hành thành công là hơn 159 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 94% kế hoạch điều chỉnh của cả năm. Một điểm khá thú vị là nếu như các năm trước, KBNN hoặc là giữ nguyên, hoặc là điều chỉnh tăng kế hoạch phát hành thì năm nay lại là điều chỉnh giảm kế hoạch phát hành từ mức 183,4 nghìn tỷ đồng xuống còn 169,3 nghìn tỷ đồng, vào tháng 11 vừa qua. Đây được xem là một dịch chuyển hết sức tích cực, đặc biệt trong bối cảnh mối lo về nợ công gia tăng nhanh trong những năm gần đây. Việc hoàn thành trên 70% kế hoạch ngay trong 6 tháng đầu năm cộng với nhu cầu huy động vốn giảm xuống đã giúp KBNN khá “thảnh thơi” trong quá trình điều hành phát hành sơ cấp giai đoạn cuối năm. Khối lượng gọi thầu bình quân phiên theo đó cũng giảm xuống còn khoảng 2 - 3 nghìn tỷ đồng so với mức 6 - 8 nghìn tỷ đồng giai đoạn đầu năm và chính là một trong các yếu tố khiến thị trường diễn biến kém sôi động trong những tháng cuối năm.

đỗ ngọc quỳnh

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh

Năm 2017 cũng chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu danh mục sơ cấp theo kỳ hạn với bước tăng nhanh của kỳ hạn bình quân lên mức 14 năm (năm 2016: 9 năm và 2015: 6 năm), do tỷ trọng huy động đối với kỳ hạn dài 20 - 30 năm đạt khoảng 30% tổng khối lượng phát hành, cao hơn nhiều so với mức 10% năm 2016 và 0% năm 2015.

Cùng với đó, lãi suất trúng thầu trên sơ cấp có xu hướng giảm là chủ đạo với mức giảm khoảng 0,7 - 1,8%/năm và giảm mạnh hơn ở các kỳ hạn dài 20 - 30 năm. Ngoài ra, cơ cấu NĐT trên TTTP cũng được mở rộng đa dạng hơn với sự tham gia của các NĐT khác ngoài ngân hàng thương mại (NHTM).

* PV: Còn đối với thị trường TPCP thứ cấp thì như thế nào, thưa ông?

- Ông Đỗ Ngọc Quỳnh:TTTPCP thứ cấp năm 2017 nhìn chung đã có bước phát triển tích cực trên hầu hết các phương diện. Về thanh khoản, theo số liệu từ HNX, giá trị giao dịch mua bán thực tế (outright) bình quân phiên đã tăng khoảng 15% so với năm 2016, lên mức gần 4.500 tỷ đồng/phiên. Theo đó, chỉ số vòng quay thanh khoản của thị trường (tổng giá trị giao dịch mua bán thực tế trong 1 năm so với tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành trên thị trường) đã được cải thiện đáng kể, từ mức 1,06 lần lên mức 1,15 lần. Giao dịch repo cũng có một năm “bùng nổ” khi đạt giá trị giao dịch bình quân đến 4.200 tỷ đồng/phiên, tăng hơn 70% so với năm 2016.

Về cơ cấu hàng hóa giao dịch, nhờ kỳ hạn bình quân danh mục TPCP được kéo dài, tỷ trọng giao dịch TPCP kỳ hạn dài trên 5 năm cũng tăng lên 20% từ mức 15% năm ngoái.

Một điểm sáng nữa trên thị trường thứ cấp là NĐT nước ngoài đã mua ròng đến hơn 18 nghìn tỷ đồng TPCP cho đến hết tháng 11/2017, gấp khoảng 1,6 lần so với giá trị mua ròng cả năm 2016.

* PV: Lộ trình phát triển TTTP giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt với mục tiêu rất rõ ràng và nhiều giải pháp cụ thể. Ông có kỳ vọng gì về việc “tăng chất” cho TTTPCP trong thời gian tới?

- Ông Đỗ Ngọc Quỳnh:Theo hiểu biết và nhìn nhận của cá nhân thì nội dung của lộ trình phát triển TTTP mới được Thủ tướng phê duyệt trong năm qua đã nêu bật được những giải pháp tổng thể, toàn diện, nhưng cũng rất cụ thể và cần thiết để tạo ra sự phát triển bền vững, lành mạnh của thị trường. Theo đó, bên cạnh việc đặt ra những mục tiêu tăng trưởng về “lượng” như quy mô, kỳ hạn bình quân danh mục… thì lộ trình cũng tập trung vào những giải pháp hướng tới sự chuyển dịch về “chất” như: Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng, tăng tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin, đa dạng hóa cơ cấu NĐT, phát triển các sản phẩm mới…. Ngoài ra, lộ trình cũng nhận diện vấn đề và đưa ra các mục tiêu, giải pháp, chủ thể chịu trách nhiệm rõ ràng cụ thể đối với cả TTTPCP và trái phiếu doanh nghiệp, cả sơ cấp và thứ cấp.

Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả và thực sự tạo ra sự tăng trưởng về “chất” cho thị trường, tôi thấy có 2 vấn đề cần lưu ý. Một là, việc phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc triển khai và chỉ đạo triển khai thực hiện lộ trình cần có cơ chế rõ ràng, minh bạch gắn với công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc kịp thời. Hai là, nếu chỉ bản thân TTTPCP hoàn thiện vẫn chỉ là một điều kiện cần chứ chưa đủ. Trên TTTP, Chính phủ là người đi vay và người cho vay chính là các NĐT (cả trong nước và quốc tế). Do vậy, để tạo dựng niềm tin lâu dài và ổn định cho NĐT, Chính phủ cần tiếp tục kiên định, đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nâng cao chất lượng nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư công nói riêng, tạo lập sự ổn định của kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện hiệu quả sử dụng vốn TPCP; qua đó, nâng cao hình ảnh, uy tín, xếp hạng tín nhiệm của Chính phủ trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Nếu kết hợp hài hòa các điều kiện nêu trên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng TTTPCP nói riêng và TTTP Việt Nam nói chung sẽ vươn mình mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu trong giai đoạn tới.

* PV: Vậy ông dự báo thế nào về TTTPCP năm tới?

- Ông Đỗ Ngọc Quỳnh:Năm 2018 tiếp tục được kỳ vọng là một năm phát triển mạnh mẽ của TTTP Việt Nam trên cơ sở môi trường vĩ mô ổn định và kỳ vọng về khả năng kết hợp hiệu quả, linh hoạt và nhịp nhàng hơn trong điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Điểm nhấn đáng chú ý là chính sách tài khóa đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, tỷ lệ nợ công có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2017. Do đó, khối lượng vay nợ qua phát hành trái phiếu của Chính phủ năm 2018 được kỳ vọng sẽ giữ ở mức tương đương năm 2017.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cũng đang được Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt với nền tảng là lạm phát, tỷ giá được kiểm soát trong mục tiêu đề ra. Hệ thống ngân hàng tiếp tục được tái cấu trúc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động theo chuẩn Basel. Nhờ đó, niềm tin của các NĐT trong và ngoài nước ngày càng được củng cố, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển bền vững của TTTPCP.

Năm 2018 cũng là năm nhiều sản phẩm mới liên quan đến TPCP dự kiến được triển khai chính thức như: Vay để bán, bán kết hợp mua lại và hợp đồng tương lai TPCP… Các sản phẩm này giúp cho NĐT có thể triển khai nhiều chiến lược kinh doanh đa dạng hơn, cũng như sử dụng để phòng vệ rủi ro cho danh mục trái phiếu của mình. Đây cũng là các sản phẩm giúp cho thị trường có thể phản ứng linh hoạt hơn, nhờ đó cũng vững vàng hơn trước các biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, thị trường cũng sẽ đón nhận sự thay đổi lớn khi Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chính thức tham gia đấu thầu cạnh tranh trên thị trường sơ cấp và mua bán trên thị trường thứ cấp. Đây là NĐT nắm giữ lượng TPCP lớn nhất với quy mô danh mục ước tính lên đến trên 400 nghìn tỷ đồng.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Duy Thái (thực hiện)

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Triển khai Phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời
  • Đốt pháo lễ thượng thọ, pháp luật có cho phép?
  • Sự sống mong manh của bé trai mắc căn bệnh não úng thủy bẩm sinh
  • Cha mẹ xin cứu con trai duy nhất bị tai nạn đa chấn thương
  • UNDP và Na Uy hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh tiến độ quy hoạch không gian biển
  • Khó khăn dồn dập, nam sinh nghèo học giỏi có nguy cơ bỏ học
  • Bị đơn trốn mất, tôi buộc phải rút đơn kiện?
  • Không có tiền dùng thuốc đặc trị, cậu bé khóc cả ngày
推荐内容
  • Thay đổi thời gian công bố số liệu thống kê CPI, GDP, GRDP
  • Vợ tôi được cứu rồi!
  • Có 40 triệu đồng mổ khối u, bé gái dân tộc Mường sẽ nhìn thấy ánh sáng
  • Nghìn năm bạc phếch nắng mưa
  • Hướng đến xây dựng và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo hữu cơ
  • Bé ung thư mắt có thêm tiền chữa bệnh