【keo laliga】Thêm nhiều “kênh” thu hút nhà đầu tư chứng khoán
Cổ phiếu chứng khoán bật tăng thu hút dòng tiền | |
Chính sách thu hút đầu tư qua PPP có nhiều bước tiến mới | |
Nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu nên quan sát thị trường chứng khoán trong vài phiên tới |
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 20 năm trưởng thành và phát triển. Ảnh: ST |
Chú trọng phát triển số lượng
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh) bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên chỉ với 2 mã cổ phiếu là REE và SAM vào ngày 28/7/2000. Đến cuối năm 2000, TTCK có 5 mã chứng khoán niêm yết với tổng số 32,1 triệu cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường thời điểm đó chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP. Dù đây là một kênh huy động vốn hiệu quả nhưng giai đoạn từ 2000-2005, số lượng các công ty niêm yết tăng chậm.
TTCK chỉ bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2006 sau khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động và trở thành sàn giao dịch cổ phiếu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh - nơi niêm yết các doanh nghiệp vốn lớn. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán đầu tiên được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007 đã dần cải thiện những bất cập, xung đột với các văn bản pháp lý khác. Cũng tại thời điểm này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh chuyển đổi mô hình thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh và chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ ngày 30/7 để tạo thanh khoản cho thị trường... đã thúc đẩy làn sóng lên niêm yết và cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn gắn với niêm yết trên TTCK. Khi đó, sự góp mặt của một số tên tuổi lớn như: Vinamilk, Sacombank, Vietcombank, Tổng công ty Bảo Việt… đã giúp thị trường lớn mạnh, thu hút lượng lớn nhà đầu tư.
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2019, TTCK Việt Nam có 1.622 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch, trong đó có 750 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên cả 2 Sở Giao dịch Chứng khoán và 872 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCOM. Ấn tượng nhất, vốn hóa trên TTCK Việt Nam đạt khoảng 4.384 nghìn tỷ đồng, tương đương 72,6% GDP năm 2019. |
Tới giai đoạn 2008-2009, các chỉ số thị trường giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tuy nhiên số lượng công ty niêm yết vẫn tăng đều đặn hàng năm. Đặc biệt, sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội khai trương vận hành thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) vào ngày 24/6/2009, số lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán tăng lên rất nhanh.
Ưu tiên hàng đầu về chất lượng
Theo đánh giá của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, bên cạnh việc phát triển số lượng công ty niêm yết, TTCK ngày càng hướng tới yếu tố ”chất lượng” thông qua việc phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ (thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết), đưa ra các quy định chặt hơn về điều kiện tài chính cho doanh nghiệp niêm yết, tăng cường các quy định về quản trị doanh nghiệp để nâng cao chất lượng các công ty niêm yết; đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn gắn với niêm yết trên TTCK... Trong vòng 5 năm trở lại đây, quy mô doanh nghiệp niêm yết đã tăng rất nhanh, từ con số 1 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD thì đến cuối năm 2019, con số này đã trên 30 doanh nghiệp trên 2 Sở Giao dịch Chứng khoán. Qua 20 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế.
Ngoài các công cụ là cổ phiếu, trên thị trường cổ phiếu còn có thêm các công cụ đầu tư khác như: các chứng chỉ quỹ đầu tư, các chứng chỉ quỹ ETF, REIT... và gần đây là sản phẩm mới chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrants). Có thể thấy, đến nay, cấu trúc của TTCK đã tương đối hoàn chỉnh bao gồm thị trường huy động vốn (thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu) và thị trường phân tán rủi ro (thị trường phái sinh) với những sản phẩm cơ bản đã phong phú hơn rất nhiều so với hai thập kỷ trước.
Có thể nói, việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm trên TTCK luôn là một trong những mục tiêu quan trọng trong nhóm giải pháp nhằm phát triển TTCK Việt Nam. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, trong thập kỷ phát triển tiếp theo của TTCK Việt Nam, cơ quan quản lý cũng sẽ tiếp tục tập trung vào việc tăng lượng cung hàng hóa gắn với nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các loại sản phẩm trên cả 3 khu vực thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Điều này trở nên đặc biệt hơn khi TTCK Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển, đó là khi Luật Chứng khoán mới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2021 kèm theo hệ thống văn bản dưới Luật cũng được xây dựng mới thay thế cho hệ thống văn bản pháp lý trước đây nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của TTCK.
Ngoài ra, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã xây dựng xong hệ thống hạ tầng công nghệ mới cho TTCK Việt Nam và sắp đưa vào vận hành (hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, hệ thống giám sát...) với nền tảng công nghệ đồng bộ, hiện đại hơn và cho phép triển khai nhiều nghiệp vụ mới. Sắp tới, việc tái cấu trúc TTCK với việc hợp nhất 2 Sở Giao dịch Chứng khoán thành một Sở Giao dịch Chứng khoán duy nhất quy mô và chuyên nghiệp hơn gắn với việc phân mảng các thị trường... sẽ là những tiền đề quan trọng để hỗ trợ và thúc đẩy TTCK phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ kinh doanh mới tiến gần hơn với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
(责任编辑:La liga)
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Tiếp cận sâu hơn vào thị trường Pháp
- ·'Thị Nở' Đức Lưu tuổi 84 không thấy mình già, hạnh phúc bên con cháu
- ·Ngày 12/6: Giá tiêu tiếp tục tăng mạnh, cà phê và cao su đồng loạt giảm
- ·Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- ·Ngày 3/5: Giá tiêu ổn định, cao su tăng giảm trái chiều, cà phê giảm mạnh
- ·Lisa BlackPink vui chơi với bạn trai tỷ phú thâu đêm ở bar
- ·Lưu ý gì cho đầu tư chứng khoán tháng 9?
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Thông qua Nghị quyết về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dự quốc tang cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
- ·Cuộc chiến không giới tuyến tập 12: Trung bị người nhà giục tái hôn
- ·Mỹ cập nhật yêu cầu cấp thị thực cho hộ chiếu mới của Việt Nam
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Võ Tòng phim 'Đất phương Nam': Đổi đời nhờ vai phụ, phải hát hội chợ để mưu sinh
- ·Ngày 27/4: Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô thế giới tăng nhẹ
- ·Thắt chặt quan hệ chính trị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Ngày 24/4: Giá tiêu neo ở ngưỡng 98.000 đồng/kg, cao su và cà phê giảm