【ty so bong da phap】Vũ khí bảo vệ đồng ruble của Tổng thống Putin
Trước thực tế đó, ông Putin đang đứng trước các lựa chọn trong cuộc chiến bảo vệ đồng ruble bao gồm tăng lãi suất, bán dự trữ ngoại tệ, áp đặt các biện pháp kiểm soát dòng vốn chảy ra ngoài.
Thực tế, Ngân hàng Trung ương Nga đã tăng lãi suất lên 17% - mức được coi là gần đến ngưỡng "tự sát". Trong khi đó, Tổng thống Putin mới đây cũng bóng gió nói rằng dự trữ ngoại tệ của Nga dù vẫn ở mức cao nhưng không nên phung phí để cứu đồng nội tệ. Như vậy chỉ còn một lựa chọn cuối cùng là các biện pháp kiểm soát vốn.
Kinh tế học kiểm soát các dòng vốn ra tương đối dễ hiểu. Các biện pháp kiểm soát ấn định một mức phí đối với các nhà đầu tư trong việc đưa vốn ra khỏi thị trường nội địa - một mức phí mà nhà chức trách không còn phải trả dưới dạng tỉ giá hối đoái bị đánh giá quá thấp.
Bởi vậy, chúng mở ra cơ hội cho nhà chức trách thực hiện các biện pháp nhằm phục hồi nền kinh tế nội địa hoặc chí ít là hạn chế tổn thất. Đặc biệt, chúng cho phép các cơ quan quản lý tiền tệ giảm lãi suất khi các biện pháp kiểm soát vốn đảm nhiệm phần nào gánh nặng bảo vệ đồng nội tệ.
Điều quan trọng là các cơ quan chức năng phải tận dụng được cơ hội mà các biện pháp như vậy mang lại để thiết lập một đường lối chính sách tin cậy khiến các nhà đầu tư sẵn sàng quay lại và ở lại.
Ví dụ điển hình để minh họa cho việc sử dụng thành công các biện pháp kiểm soát là Malaysia. Trước tình trạng dòng vốn chảy ra nước ngoài và giảm sút dự trữ ngoại tệ hồi năm 1998, Chính phủ Malaysia đã thực hiện hàng loạt biện pháp như cấm các ngân hàng tham gia giao dịch hoán đổi hoặc có kỳ hạn liên quan đến thương mại với nước ngoài, giới hạn thời gian nhà đầu tư nước ngoài được phép rút vốn khỏi thị trường và chuyển toàn bộ đồng ringgit ở thị trường nước ngoài về nước bao gồm cả tiền gửi bằng đồng ringgit tại ngân hàng nước ngoài...
Các biện pháp dần được nới lỏng khi nền kinh tế cải thiện, cho phép Malaysia trở lại thị trường trái phiếu quốc tế năm 1999. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát dòng vốn ra không phải lúc nào cũng hiệu quả. Trong một số trường hợp, các biện pháp này không những giúp bảo vệ đồng nội tệ mà ngược lại còn tạo lạm phát kinh niên và chảy vốn ra ngoài như tại Argentina từ năm 2002 và Venezuela từ năm 2003.
Bài học chính từ kinh nghiệm quốc tế là kiểm soát dòng vốn chảy ra có thể hiệu quả, nhưng chỉ với điều kiện chúng được thực hiện kèm với một kế hoạch chính sách đáng tin cậy giải quyết thấu đáo căn nguyên của khủng hoảng lòng tin. Do đó, Nga cần vạch ra một kế hoạch rõ ràng để thích ứng với một khoảng thời gian giá dầu thấp kéo dài.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- ·Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh