【đội hình werder bremen gặp leverkusen】Mẹ bầu vắt sữa non, nguy hiểm rình rập
Thi nhau vắt sữa non khi mới 32-34 tuần thai để trữ sữa mẹ cho con
Trên đây là những hình ảnh chúng tôi nhận được từ một thành viên trong hội dành cho các bà mẹ cho con bú. Bà mẹ này cho biết bản thân cũng đang nuôi con bằng sữa mẹ và nhận thấy những lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ và sữa non dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ,ẹbầuvắtsữanonnguyhiểmrìnhrậđội hình werder bremen gặp leverkusen tuy nhiên, chị vô cùng hoảng hốt khi thấy những mẹ bầu đang mới 32-34 tuần thai cũng hì hục đòi…vắt sữa non để dự trữ cho con.
Theo lời bà mẹ đề nghị giấu tên này cho biết, một vài thành viên của hội này đã liên tục viết những bài viết bày tỏ nỗi lo lắng khi các em bé sinh ra ở các bệnh viện Việt Nam không được bú sữa mẹ lúc mới chào đời mà phải “tráng ruột” bằng sữa công thức và sẽ có khả năng bị hở ruột, ung thư, nôn trớ hay đi tiêu ra máu (!?). Đồng thời, các thành viên này cũng tích cực khuyến khích chị em nên vắt lấy sữa non ngay từ khi còn đang mang bầu, trữ đông trong từng ống xilanh nhỏ để khi đi sinh sẽ mang vào viện và nhờ các nữ hộ sinh cho con bú.
Mang theo nỗi ám ảnh sợ không có sữa mẹ cho con, không dành được cho bé những gì tốt nhất, sợ con phải “tráng ruột” ngay lần đầu tiên bằng sữa công thức sẽ gây nguy hiểm tính mạng, rất nhiều mẹ bầu đã nghe theo lời khuyên của các thành viên này, hì hụi kích thích ngực, vắt sữa non trữ đông, bỏ ngoài tai mọi nguy hiểm tiềm tàng về nguy cơ sinh non những tháng cuối khi thực hiện thủ thuật này.
Trên hội nhóm này tràn ngập những hình ảnh các ống tiêm chứa đầy sữa non được các mẹ bầu vắt ra và đăng lên để khoe thành tích. Thậm chí, có những trường hợp mẹ bầu mang thai 34 tuần tuổi, đang có dấu hiệu sinh non nhưng lại vẫn được thành viên ban quản trị hội khuyến khích thu sữa non càng sớm càng tốt để phòng nhỡ….sinh non thật.Biết viết kích thích đầu ngực có thể dẫn đến co thắt tử cung, gây nguy cơ sinh non nhưng nhiều "chuyên gia" facebook vẫn khuyên các chị em thực hiện.
Một mẹ bầu cảm thấy đau và sợ khi tiến hành vắt sữa non nhưng vẫn muốn thử.
Bà mẹ có dấu hiệu dọa sinh non nên...cố vắt sữa non trước phòng khi sinh non thật.
Một trường hợp mẹ bầu mang song thai 32 tuần vẫn cố kích thích đầu ngực để vắt sữa cho con, bất chấp nguy cơ tiềm ẩn.
Nguy hiểm tiềm tàng
Không ai phủ nhận tác dụng của sữa mẹ, đặc biệt là sữa non đối với sức khỏe trẻ sơ sinh. Cũng cần nói việc vắt sữa non trước khi sinh thực tế đã xuất hiện trong vài tài liệu của một số tổ chức nước ngoài. Cụ thể là một vài phương thức từ các bệnh viện Úc và New Zealand cho thấy sữa non của mẹ có thể được vắt cho vào ống thu và trữ đông, giữ an toàn trong tủ lạnh lên đến tám ngày, để cho người mẹ có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây co thắt tử cung cho sản phụ nên thủ thuật này cần phải được hướng dẫn và thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia, bác sỹ sản. Việc các mẹ bầu tự tiện kích thích đầu ngực chỉ dựa theo hướng dẫn từ một “chuyên gia facebook” sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho người mẹ và thai nhi.
Hàng loạt những ống tiêm đựng sữa non được các mẹ bầu chia sẻ nhằm mục đích khuyến khích phong trào này.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm y tế Thái Hà) cảnh báo: "Đó là điều không có cơ sở khoa học và không nên thực hiện. Bởi vì tuần 28-34 là thai nhi vẫn phát triển, chưa đến thời điểm sinh, nếu kích thích đầu ti sẽ dẫn đến hiện tượng co bóp tử cung làm cho bà mẹ sinh non. Các mẹ bầu tuyệt đối không kích thích đầu ti bởi sẽ gây ra hậu quả khôn lường".
Bác sĩ Ngô Minh Thắng, BV Phụ sản Trung ương cho biết chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh việc vắt sữa non trước sinh là tốt. Hiện nay tất cả các bệnh viện sản cũng không khuyến khích hoặc khuyên các bà mẹ vắt sữa non trước sinh để tích trữ cho con. Bác sĩ Thắng cảnh báo, trào lưu vắt sữa non cho trẻ trước khi chuyển dạ (thường bắt đầu từ tuần thứ 36) đang rộ trên mạng như hiện nay là không khoa học thậm chí còn gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Lý giải điều này, bác sĩ Thắng cho biết vắt sữa non là động tác kích thích đầu vú nên sẽ kích thích cơn co tử cung, dễ làm tăng nguy cơ gây sinh non. Đặc biệt, với những phụ nữ có tiền sử sinh non, thai phụ đang phải theo dõi và điều trị nguy cơ dọa sinh non, khâu eo tử cung, nhau tiền đạo, có vết mổ cũ, đa thai.. càng không nên vắt sữa non trước sinh, bởi nguy cơ sinh non rất cao. Ngoài ra, theo bác sĩ Thắng, việc vắt sữa non tích trữ trong thời gian dài như thế, dù bảo quản trong ngăn đá cũng không đảm bảo. Chất lượng sữa sẽ mất, thậm chí là nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh khi uống sữa đó.
TheoKhám phá
Còn nhiều bất cập khi áp trần giá sữa(责任编辑:Thể thao)
- ·Xổ số Vietlott: Ngày hôm qua, chủ nhân giải Jackpot gần 41 tỷ đồng đã xuất hiện?
- ·Sức sống mới “Xóm Lò”
- ·Bình Phước: Nhặt được tài sản tìm cách trả lại cho chủ nhân
- ·Bệnh nhi nhiễm cúm A/H5 trong tình trạng suy hô hấp, đặt nội khí quản
- ·Xổ số Vietlott: Xuất hiện tỷ phú Vietlott mới trúng giải hơn 4,5 tỷ đồng ngày hôm qua
- ·Nỗ lực chống xâm mặn
- ·Phước Long: Gặp mặt, tặng quà tết lực lượng bảo vệ dân phố, công an viên
- ·Chơn Thành: Phát hiện thi thể nam thanh niên trong bụi cỏ
- ·Loạt ô tô này đang được giảm giá mạnh lên tới gần 300 triệu/chiếc tại Việt Nam
- ·Đề án nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả tôm – lúa: Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp
- ·Xổ số Vietlott: Mua vé với số ngẫu nhiên, người đàn ông Sóc Trăng bất ngờ trúng hơn 6 tỷ
- ·Sáu bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010
- ·Hài hoà lợi ích giữa kinh doanh và phòng, chống cháy rừng
- ·Ðầu tư cho sản xuất để giảm nghèo bền vững
- ·Chứng khoán 2019 sẽ phụ thuộc vào những 'biến' nào?
- ·Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo: Hỗ trợ khắc phục hạn hán, xâm mặn
- ·Diễn tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huy động nhiều lực lượng, phương tiện
- ·Ngọn hải đăng
- ·Kế toán trưởng Tập đoàn dầu khí VN bị bắt: Cú ‘ký nháy’ 800 tỷ định mệnh
- ·Đề án nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả tôm – lúa: Hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp