会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq adelaide】Chủ tịch Alphanam: Năm 2023 chúng tôi chỉ nghĩ cách “tiêu tiền”, lưu trữ sản phẩm 5 năm nữa mới bán!

【kq adelaide】Chủ tịch Alphanam: Năm 2023 chúng tôi chỉ nghĩ cách “tiêu tiền”, lưu trữ sản phẩm 5 năm nữa mới bán

时间:2024-12-23 11:19:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:788次

Chủ tịch Alphanam: Năm 2023 chúng tôi chỉ nghĩ cách “tiêu tiền”,ủtịchAlphanamNămchúngtôichỉnghĩcáchtiêutiềnlưutrữsảnphẩmnămnữamớibákq adelaide lưu trữ sản phẩm 5 năm nữa mới bán

Trúc Linh

Chủ tịch Tập đoàn Alphanam Nguyễn Tuấn Hải chia sẻ, không phải “đưa trứng vào nhiều giỏ thì an toàn” mà phải phát triển bền vững, tập trung vào những sản phẩm cốt lõi mà doanh nghiệp đề ra.

Xây dựng trụ cột vững chắc chứ không phải “bỏ trứng vào nhiều giỏ”

Năm 2023, tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới được dự đoán có nhiều biến động. Do có độ mở lớn, nền kinh tế Việt Nam có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ.

Ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Tập đoàn Alphanam

Với kinh nghiệm đưa doanh nghiệp vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng kể từ khi thành lập năm 1995, Chủ tịch Tập đoàn Alphanam Nguyễn Tuấn Hải đã chia sẻ nhiều bài học xương máu từ hoạt động của doanh nghiệp.

Theo đó, Alphanamcó xuất phát điểm là một nhà thầu cơ điện, lần đầu đối mặt với khủng hoảng kinh tế vào năm 1997. Khi đó doanh nghiệp còn nhỏ bé, nhưng ông Hải cho biết tinh thần của doanh nhân trẻ đã trỗi dậy “giống như vùng lên ở chân tường”. Ông được trao giải thưởng Sao Đỏ đầu tiên năm 1999 sau những thành tựu đạt được cùng Alphanam.

Từ thách thức lớn đầu tiên này, vị Chủ tịch nhận định nếu doanh nghiệp chỉ làm một lĩnh vực sẽ rất rủi ro. “Vì vậy, tôi nghĩ rằng phải chia trứng ra nhiều giỏ, bắt đầu tinh thần mỗi năm xây một nhà máy, mỗi năm mở ra một lĩnh vực để làm đa ngành. Khẩu hiệu đa ngành trở thành kim chỉ nam cho hành động của Alphanam. Sau đó, chứng khoán đại thắng nên càng có nhiều tiền, càng đầu tư nhiều”, ông Hải kể lại.

Tuy nhiên, tới năm 2013, Alphanam rơi vào thế khó thực sự. Lãi suất lên tới 24%, đặt ra thử thách cho triết lý đa ngành. Từ đó, ông Hải cho biết, ông rất dị ứng với từ đa ngành vì ông phải trả giá cho nó. “Trứng bỏ nhiều giỏ quá, cuối cùng không biết trứng ở đâu, mất mát cũng nhiều”, ông Hải bày tỏ.

Từ năm 2013 đến nay, Alphanam chuyển hướng từ làm đa ngành sang xây dựng chỉ 3-4 trụ cột. Nhờ đó, tập đoàn đã vượt qua được đại dịch Covid-19. Với mô hình mới này, các trụ cột sẽ nâng đỡ cho nhau. Khi ngành khách sạn - du lịch và bất động sản tổn thất nặng nề, mỗi ngày mất tiền tỷ trả lãi ngân hàng, đồng thời phải trả cả gốc, nếu không có các trụ cột khác hỗ trợ sẽ phải trả giá rất lớn.

“ Tôi quay trở lại với sản xuất - một trong các trụ cột quan trọng để “khơi dòng chảy”. Trong vòng 3 năm Covid, tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất đã lên tới 450%. Tôi rút ra kết luận rằng trong khó khăn phải làm việc tập trung. Lúc đó một nghề thì sống, đống nghề thì chết. Như vậy, đa ngành cũng đúng, nhất nghệ tinh - nhất thân vinh cũng đúng. Vấn đề là áp dụng tuỳ mỗi hoàn cảnh khác nhau. Khi khó khăn buộc phải tập trung cao độ, nhưng khi có cơ hội phải lan toả”, Chủ tịch Alphanam chia sẻ.

Tầm nhìn quyết định sống còn của doanh nghiệp

Ông Hải cũng cho rằng, mỗi một công ty phải tự lựa chọn cho mình cách tồn tại và phát triển vì không ai hiểu công ty bằng chính người chủ.

Người đứng đầu Alphanam chia sẻ: “Năm nay chúng tôi chỉ tập trung vào “tiêu tiền” chứ không nghĩ đến bán hàng vì có cố cũng không được. Mục tiêu làm thành sản phẩm có thể trữ được lâu dài, quản trị được 5 năm năm nữa mới bán. Trong giai đoạn thị trường bất động sản khó khăn hiện nay chúng tôi vẫn nhìn thấy cơ hội”.

Trong năm 2023 Alphanam dự kiến sẽ “tiêu” nhiều nghìn tỷ đồng. Điều quan trọng là doanh nghiệp có “đề kháng” và tự tin. Nếu không có sự tự tin sẽ mất đi cơ hội thậm chí mất đi nhuệ khí để vượt qua khó khăn. Chẳng hạn trong lĩnh vực bất động sản, sản phẩm phải hướng tới người có nhu cầu thực. Sản phẩm làm ra phải là sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng.

Ông Hải cho biết Alphanam cũng có những hướng đi riêng. Theo ông Hải, tới nay mọi người mới nhắc nhiều đến chuyện sản phẩm phải hướng đến nhu cầu thật, còn Alphanam đã đi sớm hơn trong việc đó.

“Bây giờ mọi người cũng mới nói đến chuyện phải xây nhà ở xã hội, thì tháng này chúng tôi có mấy nghìn sản phẩm để bán rồi. Như vậy, tầm nhìn rất quan trọng ”, ông nói thêm.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lời khuyên của ông Hải là nên hợp tác với nhau để tìm kiếm các cơ hội và hợp lực cùng làm. Bên cạnh đó, trong lúc khó khăn, doanh nghiệp phải làm ra sản phẩm trở thành sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng nhằm tạo ra dòng tiền. Để làm được điều này, phải có nguồn nhân lực tương ứng.

“Phải luôn luôn suy nghĩ tích cực rằng trong nguy có cơ, hay nói đơn giản hơn là ớt thì cay, chanh thì chua, nhưng cho vào phở mới ngon. Đây cũng là gia vị để cuộc sống thêm sinh động”, ông Hải kết luận.

 

推荐内容
  • Em Nguyễn Văn Lam bị ung thư xương được bạn đọc giúp đỡ
  • Không có chuyện thuế, phí taxi truyền thống nhiều hơn Grab, Uber
  • Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết bền vững
  • Doanh nghiệp vi phạm quy định về xử lý chất thải sẽ chịu mức phạt đến 1 tỷ đồng
  • Bịa chuyện bị cướp chồng, vu oan cho vợ mới
  • Britney Spears chính thức được trả tự do sau 13 năm kìm kẹp