【xep hang seria】Nợ xấu trước 15/8/2017 được xử lý theo cơ chế đặc thù
Không miễn trừ trách nhiệm với vi phạm gây ra nợ xấu
Trong Nghị quyết vừa được thông qua,ợxấutrướcđượcxửlýtheocơchếđặcthùxep hang seria đã có nhiều nội dung mới được sửa đổi, bổ sung theo ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội. Cụ thể, một số ý kiến đề nghị cần quy định trong Nghị quyết không miễn trừ trách nhiệm đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra nợ xấu hoặc vi phạm trong quá trình xử lý nợ xấu. Tiếp thu nội dung này, Nghị quyết đã được bổ sung nội dung: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.”
Một số ý kiến đề nghị thể hiện rõ nguyên tắc “không sử dụng ngân sách nhà nước”. Có ý kiến đề nghị vẫn xem xét sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu trong trường hợp nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan. Tiếp thu nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã sửa đổi quy định “Không sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho xử lý nợ xấu” thành “Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu”.
Một vấn đề có nhiều ý kiến đóng góp khác nhau là thời hạn của các khoản nợ xấu. Nhiều ý kiến nhất trí với phạm vi nợ xấu cần xử lý là các khoản nợ xấu phát sinh trong thời hiệu của Nghị quyết (5 năm) để thống nhất các biện pháp xử lý nợ xấu, tạo điều kiện cho các TCTD xử lý tối đa nợ xấu. Một số ý kiến đề nghị Nghị quyết chỉ xử lý đối với khoản nợ xấu tính đến 31/12/2016 để nâng cao trách nhiệm của TCTD trong quan hệ tín dụng. Có ý kiến đề xuất Nghị quyết áp dụng đối với khoản nợ xấu đến thời điểm ngày 31/12/2017.
Sau khi gửi phiếu xin ý kiến đại biểu, UBTVQH cho rằng đây là Nghị quyết thí điểm mang tính đặc thù giải quyết khoản nợ xấu phát sinh bất thường trong thời gian vừa qua, cho nên cần có chính sách phù hợp để xử lý nợ xấu phát sinh do nghiệp vụ tín dụng thực hiện trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực được xác định là ngày 15/8/2017. Còn sau thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các TCTD, ban hành và áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro cao hơn, hợp lý theo thông lệ quốc tế để giảm thiểu phát sinh nợ xấu mới. Sau quá trình thực hiện Nghị quyết, Chính phủ tiến hành tổng kết, đánh giá và đề xuất sửa đổi hệ thống pháp luật có liên quan để xử lý các khoản nợ xấu phát sinh mang tính thường xuyên, thuộc rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của hệ thống ngân hàng.
Việc quy định phạm vi nợ xấu cần xử lý như trên sẽ bảo đảm nguồn lực để tập trung xử lý các khoản tín dụng xấu đang gây cản trở hoạt động của hệ thống ngân hàng, tránh việc các TCTD có thể lạm dụng các quy định của Nghị quyết để xử lý nợ xấu của các khoản nợ phát sinh sau ngày 15/8/2017.
Quy định trách nhiệm của Bộ Công an, chính quyền khi thu giữ tài sản
Về nội dung quyền thu giữ tài sản bảo đảm, có ý kiến đề nghị bổ sung rõ việc thu giữ tài sản bảo đảm chỉ thực hiện đối với tài sản bảo đảm không có tranh chấp, không bị Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kê biên theo quy định pháp luật. Nội dung này đã được tiếp thu vào Nghị quyết, theo đó một trong các điều kiện thu giữ tài sản bảo đảm là “Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý chưa giải quyết hoặc đang giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định pháp luật”.
Đồng thời, để tránh nguy cơ xảy ra mất an ninh, trật tự xã hội, tránh việc thu giữ tài sản xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, Nghị quyết được bổ sung nội dung “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, tổ chức được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm”.
Như vậy, so với dự thảo Nghị quyết đã trình Quốc hội, các nội dung tại Điều 7 về quyền thu giữ tài sản bảo đảm đã bổ sung các quy định để bảo đảm chặt chẽ cho quá trình thu giữ, bao gồm:
Quy định một trong các điều kiện của thu giữ tài sản bảo đảm là tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý chưa giải quyết hoặc đang giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định pháp luật (điểm d khoản 2).
Công khai thông tin trước khi thu giữ tài sản bảo đảm (khoản 3 và khoản 4); Sửa đổi thời gian đăng tải thông tin, thông báo để bên bảo đảm, các cơ quan liên quan là chậm nhất 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản (khoản 3).
Quy định chỉ cho phép TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thu giữ mà không ủy quyền cho các tổ chức khác như công ty dịch vụ đòi nợ, quy định không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm (khoản 6); Quy định trách nhiệm của Bộ Công an, chính quyền địa phương các cấp, cơ quan Công an (khoản 5 và khoản 7)./.
H.Y
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần kích hoạt tốt hơn nữa khu vực kinh tế tư nhân
- ·Tổng kết công tác thanh tra năm 2023
- ·Khẳng định chất lượng giáo dục
- ·Đoàn văn, nghệ sĩ tỉnh Bình Dương thăm thành phố Đồng Xoài
- ·Quan hệ thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh: Còn nhiều dư địa tăng trưởng
- ·Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường
- ·Thực hiện tốt chế độ cho người có công
- ·Xây dựng đô thị văn minh, hiện đại
- ·Bảng thành phần và tác dụng của chất làm đầy Radiesse
- ·Các xã, phường làm tốt công tác thương binh
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 316, 317, 318, 319, 320 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Công đoàn KCN khu vực Đồng Xoài
- ·Xã Phước Hòa: 100% hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng hẹn
- ·Sẵn sàng cho năm học mới
- ·Vụ công nhân Yazaki hít phải 'khí lạ': Mòn mỏi chờ nguyên nhân trong tuyệt vọng
- ·Hội Nông dân Bình Phước: 12/12 chỉ tiêu thi đua đều đạt và vượt
- ·Tăng cường lập lại trật tự đô thị
- ·Thêm nhiều hạng mục văn hóa phục vụ nhu cầu người dân
- ·Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường dự Hội nghị Cấp cao Quốc hội CLV