【keobd】Lưu ý những sai lầm làm giảm tuổi thọ của phanh xe ô tô
Thói quen lái xe là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến bộ bền và hiệu suất hoạt động của phanh. Nắm rõ những quy tắc bảo vệ tuổi thọ của phanh ô tô không chỉ giúp người dùng vận hành phương tiện an toàn mà còn tăng độ ma sát cho hệ thống phanh.
Liên tục tăng tốc khi đường tắc
Ở khu vực giao thông đông đúc,ưuýnhữngsailầmlàmgiảmtuổithọcủaphanhxeôtôkeobd chủ phương tiện nên tăng tốc nhẹ để di chuyển, không nên đạp ga mạnh và phanh đột ngột. Thực hiện hành động phanh gấp với tần suất lớn có thể khiến phanh bị cháy và giảm hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, tăng tốc đột ngột và phanh gấp nhiều cũng khiến người lái và hành khách mệt mỏi, choáng váng khi di chuyển.
Quên không hạ, hạ phanh tay chưa hết
Thường xuyên quên hoặc hạ chưa hết phanh tay nhưng đã cho xe di chuyển thì guốc phanh, má phanh vẫn còn áp sát tang trống hoặc đĩa phanh. Khi đó, cho xe di chuyển sẽ tạo ra ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sinh ra nhiệt lớn làm cho má phanh có nguy cơ bị cháy, các hệ thống cảm biến gắn trên cụm phanh như hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng có thể bị hỏng. Không những vậy, nhiệt sinh ra lớn có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến nguy cơ phanh mất tác dụng. Đây chính là thói quen tàn phá hệ thống phanh nhanh chóng.
Lái xe với tốc độ cao rồi phanh đột ngột
Nhiều tài xế có thói quen chạy với tốc độ cao rồi lại phanh đột ngột khi gặp chướng ngại vật. Việc phanh đột ngột khi xe đang chạy tốc độ cao sẽ làm cho phanh nhanh bị hao mòn. Do đó, khi muốn dừng xe, tài xế nên nới lỏng chân ga giảm tốc độ cho xe tự trôi rồi mới chuyển sang chân phanh.
Không kéo phanh tay khi đỗ xe
Đây là thói quen phổ biến của nhiều tài xế. Nhiều tài xế cho rằng chỉ cần về số P khi đỗ xe thì xe sẽ đứng yên. Trên thực tế, việc chuyển về số P xe không thể di chuyển do có hộp số giữ lại. Tuy nhiên, nếu các bác tài đỗ xe tại những nơi có độ dốc lớn, xe đang tải nặng…mà không được gài thắng tay thì xe sẽ bị trôi, số P không còn tác dụng, bánh răng cóc sẽ bị mòn.
Đặt chân trái lên bàn đạp phanh
Một số chủ phương tiện khi lái xe có thói quen để chân trái lên bàn đạp phanh. Thói quen này không chỉ làm giảm tuổi thọ của phanh mà còn có thể gây mất an toàn cho người dùng. Trong một vài trường hợp, việc để chân trái lên bàn đạp phanh có thể khiến người điều khiển “đạp nhầm” chân ga và phanh khi gặp chướng ngại vật.
Hiện nay, nhiều đơn vị sản xuất đã trang bị hộp số tự động Steptronic lên ô tô nhằm tối ưu trải nghiệm di chuyển của người dùng. Khi sử dụng số tự động, người điều khiển chỉ cần dùng một chân để nhấn và nhả bàn đạp phanh. Với ô tô số sàn, người lái nên đặt chân trái vào chân côn để tránh hành động đạp nhầm.
Rà phanh khi xuống dốc
Thói quen rà phanh khi di chuyển từ địa hình cao xuống thấp cũng là một trong những sai lầm phá hủy hệ thống phanh ô tô. Nếu người điều khiển thực hiện thao tác rà phanh trong khoảng thời gian dài sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn, gây cháy hoặc cong vênh má phanh. Việc này có thể khiến ô tô bị mất phanh khi đang xuống dốc, không kiểm soát được tốc độ, dẫn đến nguy hiểm, chấn thương nghiêm trọng.
Do đó, với xe số tự động, người lái nên chuyển sang chế độ bán tự động. Với xe số sàn, người lái cần tuân theo nguyên tắc “lên dốc số nào, xuống dốc số đó”. Khi đó, hệ thống truyền động sẽ thực hiện chức năng “hãm” tốc độ của phương tiện, giúp hệ thống phanh giảm áp lực vận hành.
Để quá nhiều vật dụng trên ô tô
Không thể phủ định rằng ô tô là phương tiện hữu dụng để chuyên chở nhiều hành lý, hàng hóa. Tuy nhiên, trọng lượng của xe càng lớn, phanh càng phải tạo ra nhiều áp lực hơn để giảm vận tốc phương tiện. Do vậy, để đảm bảo an toàn, chủ xe nên hạn chế để quá nhiều vật dụng không cần thiết nhằm tránh tạo áp lực lên hệ thống phanh ô tô.
Không thay dầu phanh theo định kỳ
Khi sửa chữa, bảo dưỡng ô tô định kỳ, chủ xe cần lưu ý kiểm tra và thay dầu phanh để tránh gây ra hư hỏng dây phanh. Nếu dầu phanh quá cũ, hệ thống sẽ hút hơi ẩm. Điều này có thể khiến xi lanh chính, piston và đường phanh bị ăn mòn. Việc thay dầu phanh định kỳ giúp tăng hiệu quả của hệ thống bộ phận, hỗ trợ người lái di chuyển an toàn. Theo khuyến cáo, người dùng cần thay dầu phanh tối thiểu 1 lần/năm.
Nắm rõ những quy tắc bảo vệ tuổi thọ của phanh ô tô không chỉ giúp người dùng vận hành phương tiện an toàn mà còn tăng độ ma sát cho hệ thống phanh. Ảnh minh họa
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bamboo Airways cất cánh: Vợ ông chủ hãng hàng không vừa thu nghìn tỷ tiền mặt
- ·Lễ hội Hoa Ban
- ·Qua miền đất lành
- ·Đừng để du khách không bao giờ trở lại
- ·Chuyển đổi số là cơ hội để doanh nghiệp thoát ‘lạc hậu’
- ·Sáng mãi phẩm chất bộ đội Cụ Hồ
- ·Ấn tượng chương trình nghệ thuật online “Cháy lên”
- ·Danh nhân đất Việt tuổi Dần
- ·Đẹp ‘long lanh’ giá chỉ hơn 300 triệu, Maruti Suzuki XL6 được trang bị những gì?
- ·Công bố các giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer năm 2019
- ·Doanh nghiệp làm gì để ‘giữ chân’ và ‘hút’ nhân tài
- ·Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20
- ·NSND Văn Giỏi: Dâng tặng tiếng đàn cho đời
- ·Đồng Xoài khai mạc hội chợ hoa xuân Nhâm Dần 2022
- ·Quang Vinh không muốn rời hai thiên đường nghỉ dưỡng Nam Phú Quốc
- ·Phát huy giá trị lịch sử của Bảo tàng Báo chí Việt Nam
- ·Nghệ sĩ cải lương Võ Minh Lâm: Biến áp lực thành động lực
- ·Hình thành văn hóa ứng xử văn minh tại các di tích
- ·Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống: Giá nước đắt đỏ, nhiều rủi ro tiềm ẩn
- ·Vang mãi tiếng chày khua