【tỷ số brann】Các nhà khoa học đóng góp hiệu quả vào công tác phòng, chống dịch Covid
Chủ động,ácnhàkhoahọcđónggóphiệuquảvàocôngtácphòngchốngdịtỷ số brann linh hoạt trong bối cảnh dịch Covid -19 Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Y tế kêu gọi các nhà khoa học lĩnh vực sức khoẻ đồng hành chống dịch Covid-19 |
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi làm việc của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học để trao đổi, đánh giá và đề xuất định hướng, giải pháp toàn diện của ngành khoa học và công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, ngày 18/10.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Văn Nam. |
Nhiều ý kiến tâm huyết để chủ động phòng chống dịch Covid-19
Đóng góp ý kiến tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Gia Bình - Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam cho rằng, qua những đợt dịch cho thấy cần xây dựng cơ chế huy động nhanh nhất tất cả các nguồn lực, đặt dưới sự chỉ huy, điều hành thống nhất để triển khai các giải pháp phòng, chống dịch nhanh nhất, tận dụng thời gian quý giá để khoanh vùng, dập dịch sớm nhất có thể.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, hiện tình hình dịch bệnh ở các địa phương trên cả nước khác nhau, tỉ lệ tiêm chủng khác nhau… thì cách ứng xử với dịch bệnh không thể giống nhau. Chiến lược ngăn chặn, phát hiện, truy vết, khoanh vùng, cách ly, điều trị vẫn phát huy hiệu quả với những biện pháp điều chỉnh, bổ sung khi chúng ta đang đẩy mạnh tiêm vắc-xin, chủ động nguồn sinh phẩm xét nghiệm, thuốc điều trị.
Ông Phu nhấn mạnh, các biện pháp phòng, chống dịch phải phù hợp với thực tế của Việt Nam, không thể áp dụng nguyên mô hình của những nước khác. Đồng thời, cần nghiên cứu sâu hơn về giải trình tự gene, đánh giá kháng thể, hiệu quả bảo vệ của các loại vắc-xin tiêm ở Việt Nam, điều tra dịch tễ…
Còn theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, thời gian tới, cần xây dựng ngay bộ tiêu chí đánh giá, phân loại mức độ triệu chứng đối với bệnh nhân Covid-19 làm cơ sở ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thăm khám trực tuyến, kết nối, điều phối giường bệnh ở các tầng điều trị, sản xuất các trang thiết bị y tế mà các đơn vị trong nước năng lực làm tốt thay vì phải nhập khẩu như máy đo nồng độ oxy trong máu, máy oxy khí nén, máy thở oxy dòng cao…
GS.TS, Trung tướng Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y nhận định, kinh nghiệm đợt dịch thứ 4 đặt ra yêu cầu tăng cường năng lực mạng lưới y tế cơ sở thực chất, hoàn chỉnh từ các tổ, đội y tế cộng đồng, cơ động đến các trạm y tế xã, phường, trung tâm y tế quận, huyện. Mạng lưới y tế cơ sở sẽ giám sát, ứng phó ngay lập tức với các nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng. Trung tướng Đỗ Quyết kiến nghị, Bộ Y tế, Bộ KH&CN đặt đầu bài cho các trường y để triển khai chương trình tập huấn, cầm tay chỉ việc đến từng thôn, xóm, xã, phường.
Các cơ quan nghiên cứu khẩn trương đánh giá tác động toàn diện của dịch
Ghi nhận ý kiến của các nhà khoa học, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt khẳng định, thời gian vừa qua, cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam đã rất nỗ lực, chủ động thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng ngay vào sản xuất và đời sống, góp phần vào công tác phòng, chống dịch của cả nước.
Theo ông Huỳnh Thành Đạt, từ góc độ quản lý nhà nước về KH&CN, lần triển khai các nhiệm vụ KH&CN phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 này cũng mang lại nhiều bài học kinh nghiệm, có ba bài học được rút ra.
Một là, có thể khẳng định, nền KH&CN của Việt Nam, với nòng cốt là các nhà khoa học rất tâm huyết, tài năng có đủ năng lực, tiềm lực để giải quyết các bài toán của đất nước;
Hai là, việc huy động tiềm lực của xã hội, nhất là từ doanh nghiệp vào thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đóng vai trò rất quan trọng;
Ba là, cần kiên quyết hơn nữa trong việc cắt giảm thủ tục hành chính trong việc tổ chức các nhiệm vụ KH&CN nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà khoa học, các doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ, chương trình KH&CN do ngân sách nhà nước tài trợ.
Lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: Những bài học từ ban đầu mang tính chủ trương, nguyên tắc như sớm, kiên quyết, dứt khoát, kết hợp khoa học với thực tiễn, nghĩ đến tình huống xấu hơn, sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, huy động toàn dân chống dịch… vẫn rất đúng.
“Đồng thời, chúng ta đã chủ động hơn trong công tác phòng, chống dịch khi bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn phòng, chống dịch, nhất là trong điều hành, phối hợp giữa các lực lượng. Năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được nâng lên. Diện bao phủ vắc-xin, nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao, các đô thị lớn tăng nhanh. Từng bước bảo đảm được nguồn sinh phẩm xét nghiệm, thuốc điều trị. Ý thức người dân đã cao hơn một mức” - Phó Thủ tướng cho biết.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc chung sống an toàn với dịch bệnh là ở trong trạng thái bình thường mới kết hợp chủ động điều chỉnh tích cực ở mọi hoạt động đời sống xã hội. Từ thực tế dịch bệnh Covid-19 đã tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao ở quy mô toàn cầu.
Phó Thủ tướng giao các cơ quan nghiên cứu khẩn trương đánh giá tác động toàn diện của dịch bệnh Covid-19 từ y tế, sức khỏe, kinh tế, xã hội, tâm lý xã hội, giáo dục đến quản lý, điều hành, vận hành một đất nước, một cơ quan, một nhà máy xí nghiệp, đưa ra dự báo xu thế tương lai./.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, Bộ Y tế, Bộ KH&CN khẩn trương xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở để sẵn sàng ứng phó dịch bệnh Covid-19 với bất kỳ biến chủng nào hoặc dịch bệnh khác lây nhiễm qua đường hô hấp trong tình huống khác nhau từ mức độ bình thường đến sự cố y tế công cộng nghiêm trọng, thậm chí tới mức thảm họa. Việc nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở phải kế thừa, kết hợp được những lợi thế hiện nay, lực lượng y tế tại chỗ (bao gồm y, bác sĩ nghỉ hưu, sinh viên trường y, quân y, dân y), ứng dụng công nghệ và một số biện pháp khác để giám sát dịch bệnh tốt hơn trong thời gian tới. |
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quà Tết CQ Mart ra mắt bộ sưu tập hộp quà Tết Thịnh Vượng
- ·Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả phong trào thi đua quyết thắng
- ·Công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động tiếp tục được đẩy mạnh
- ·Tiến trình đô thị hóa vùng đất Vị Thanh
- ·Hai bố con Phàn Láo Tả nhận thêm hơn 38 triệu đồng
- ·Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam xác định 3 khâu đột phá
- ·Thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ những tháng đầu năm
- ·Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát
- ·Đường làng nghề Phú Nghĩa ngập tràn trong rác
- ·Tháo gỡ khó khăn các dự án công trình trọng điểm
- ·Phát động cuộc thi “Phụ nữ Việt Nam qua lăng kính nhà báo”
- ·Thành phố Ngã Bảy: Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”
- ·Cải cách tiền lương từ 1
- ·Phố phường lưu dấu tên anh !
- ·Không có vi phạm, CSGT có được quyền dừng xe?
- ·Công tác dân vận đạt nhiều kết quả
- ·Đề nghị tăng cường giám sát, xử lý đầu cơ, thao túng thị trường vàng
- ·Cả nước dự kiến giảm 14 huyện, 619 xã sau sáp nhập, Lâm Đồng giảm 3 huyện
- ·Không có tiền em sợ không giữ nổi con…
- ·Nhiều hoạt động vì cộng đồng