【cup úc】Kim ngạch xuất khẩu dệt may lần đầu trong năm vượt mốc 4 tỷ USD
Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết,ạchxuấtkhẩudệtmaylầnđầutrongnămvượtmốctỷcup úc theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng Bảy đạt 4,29 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty May Nam Tiệp, Cụm công nghiệp An Xá, tỉnh Nam Định mỗi năm xuất khẩu hàng triệu sản phẩm sang thị trường Mỹ, Nga, Hàn Quốc…
Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024 có kim ngạch xuất khẩu dệt may vượt mốc 4 tỷ USD và cũng là tháng có kim ngạch cao nhất từ tháng 8/2022.
Lũy kế 7 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may đạt 23,9 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với mức tăng 1,33 tỷ USD; trong đó, hàng xơ sợi dệt đạt 2,53 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ; hàng dệt may đạt 20,2 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ; vải mảnh, vải kỹ thuật khác đạt 458 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ và nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt 878 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ.
Hiện, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang 113 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng thị trường xuất khẩu chính ngành dệt may của Việt Nam vẫn là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, dù kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam có khả quan, nhưng tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động, sẽ tác động đến các ngành hàng xuất khẩu; trong đó, có ngành dệt may. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần sự hỗ trợ kịp thời về thông tin của Thương vụ Việt Nam ở thị trường nước ngoài.
Hiện doanh nghiệp trong nước đang thiếu thông tin về những biện kỹ thuật này, như: Đạo luật chống lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ của Mỹ, đạo luật tra soát chuỗi cung ứng của Đức, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của EU...
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, nhất là tại những địa bàn là thị trường xuất khẩu lớn của ngành nắm bắt thông tin, có cảnh báo sớm để doanh nghiệp trong nước có biện pháp ứng phó.
Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành dệt may của Bangladesh - nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc) đang gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Bangladesh đang phải chứng kiến số lượng đơn hàng giảm từ 25 - 40%, ngoài ra vì nhiều nguyên nhân họ còn chịu sức ép từ việc năng lực sản xuất tạm thời giảm sút; sức ép tăng lương cho lao động dệt may tăng sẽ làm giảm lợi thế phí nhân công....
Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tận dụng lợi thế cạnh tranh. Từ nay cho đến cuối năm là mùa cao điểm mua sắm, các doanh nghiệp đang nỗ lực đưa ra nhiều sản phẩm mới về chất liệu, mẫu mã, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của đối tác, để đạt mục tiêu xuất khẩu của ngành là 44 tỷ USD năm nay.
Để đạt mục tiêu trên, trong thời gian tới các doanh nghiệp dệt may cần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa phân khúc khách hàng, sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, làm thế nào tăng tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mang lại.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho thành viên hợp tác xã
- ·Tăng cường gắn kết, hợp tác Việt Nam – Nhật Bản về an sinh xã hội
- ·Hộ chiếu logistics thế giới
- ·Việt Nam hướng đến các mặt hàng thể thao xuất khẩu 'made by Vietnam'
- ·Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu tiếp tục giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nư
- ·Phát triển năng lượng điện gió và mục tiêu Net Zero vào năm 2050
- ·Long Hưng Phát chuyên dịch vụ gửi hàng đi nước ngoài giá rẻ
- ·Lào Cai: Phát hiện và xử lý hàng tấn dược liệu không rõ nguồn gốc
- ·Thợ điện lạnh vào mùa
- ·Việt Nam cắt giảm 50% lượng chất thải nhựa trong môi trường biển vào năm 2025
- ·Hợp tác nhà nước
- ·Việt Nam hướng đến các mặt hàng thể thao xuất khẩu 'made by Vietnam'
- ·Từ ngày 15/8, bán xe phải giữ lại giấy đăng ký và biển số xe
- ·Bộ Công Thương cảnh báo về gian lận thương mại tại một số nước Trung Đông
- ·Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng
- ·Ký kết bàn giao và tiếp nhận vận hành Kho cảng LNG Thị Vải, đường ống dẫn khí LNG tái hóa Thị Vải –
- ·Bảo hiểm xã hội
- ·Lan tỏa niềm tự hào hàng Việt
- ·Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Các nước cấm xuất khẩu gạo