【ketqua cup c1】‘Chị Dậu’ giữa thành Vinh: phụ hồ nuôi chồng ung thư, con teo lưỡi
Chồng chất khó khăn
Trong căn phòng chật hẹp le lói ánh đèn,ịDậugiữathànhVinhphụhồnuôichồngungthưconteolưỡketqua cup c1 anh Lê Thanh Hải (SN 1972, trú xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An) nằm liệt giường, hơi thở yếu ớt chờ vợ đi làm về.
Anh Hải bị ung thư dạ dày giai đoạn 3, từng phải phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Trải qua 2 đợt chuyền hóa chất tại Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), người đàn ông khỏe mạnh ngày nào giờ gầy gò, ốm yếu vì những cơn đau và tác dụng phụ của hóa chất.
Trước khi bị bệnh, anh Hải và vợ là chị Chu Thị Nguyệt (SN 1982) làm nghề thợ hồ. Số tiền công ít ỏi chỉ đủ sống và nuôi 3 người con ăn học. Từ ngày anh đổ bệnh, mọi gánh nặng mưu sinh đều đổ dồn trên đôi vai gầy của người vợ.
Sau ca phẫu thuật và 2 đợt truyền hóa chất, sức khỏe anh Hải đang rất yếu. Nhiều lúc anh muốn chấm dứt cuộc đời để cho vợ con đỡ gánh nặng |
Căn nhà mà gia đình anh đang ở rộng chừng 30m2, được xây tạm bợ. Những bức tường da thô, nhìn lên nhiều tấm proximang lỗ chỗ thủng, ánh nắng chiếu rọi vào nhà.
Ngày nắng còn đỡ, những hôm trời mưa bão, cả nhà lấy xô, chậu ra hứng nước nhỏ giọt. Cửa sổ gần bàn học của các con bị hỏng không có tiền sửa, anh dùng những tấm bạt phủ lên để che mưa, che nắng tạm.
Trong nhà không có tài sản gì đáng giá, chỉ có bộ bàn ghế gỗ bạc màu và chiếc tivi 32inch cũ kỹ còn dùng được.
Căn nhà tồi tàn nơi gia đình 5 người của anh Hải, chị Nguyệt cùng các con đang sinh sống |
Trong ngôi nhà chật chội khoảng 30m2 không có gì đáng giá |
“Từ đầu năm đến giờ, tôi dành hầu hết thời gian để chăm sóc và đưa chồng đi viện. Đêm đến, nhìn chồng quằn quại với cơn đau tôi lại không cầm được nước mắt. Hôm nào anh đỡ mệt tôi tranh thủ đi phụ hồ kiếm tiền. Công việc cũng không ổn định, tháng nào nhiều cũng chỉ 20 ngày công”, chị Nguyệt ngấn lệ.
Vất vả là thế nhưng chị Nguyệt luôn tự nhủ bản thân mình không được phép yếu đuối. Những hôm trái gió trở trời, dù mệt nhưng chị vẫn cố tỏ ra khỏe mạnh để chồng và các con yên tâm.
Con trai teo lưỡi gà chưa dám mổ
Nhờ anh Hải có Bảo hiểm Y tế nên được chi trả 80% chi phí mổ và điều trị. Mặc dù vậy, phần viện phí còn lại cùng nhiều chi phí kèm theo cũng đủ khiến chị Nguyệt lo lắng, phải vay mượn khắp nơi. Tính đến nay, số nợ khoảng 30 triệu đồng chưa biết trả thế nào.
Trong khí đó, con trai thứ hai của anh chị, cháu Lê Văn Hoàng (SN 2005) bị tật teo lưỡi gà, nói chuyện, phát âm không rõ. Nhiều lần đi khám, bác sĩ nói phải phẫu thuật cho Hoàng nhưng gia đình không có tiền nên bây giờ cháu vẫn chưa được mổ.
Bên ngoài bàn học của các con, chị Nguyệt dùng tạm tấm bạt để che mưa, che nắng |
Con gái đầu Lê Thị Ngọc Mai (SN 2002) hiện đang học lớp 12, ước mơ thi vào trường Đại học Y. Nhưng ước mơ tươi đẹp đó có thể bị tan vỡ vì gia đình không đủ tiền cho em theo học.
“Thương vợ vất vả, con thơ mà không thể đỡ đần, nhiều lúc tôi cũng nghĩ quẩn, chỉ muốn sớm thoát khỏi cuộc đời này để vợ đỡ khổ. Nhưng rồi nhìn Nguyệt ân cần chăm sóc, động viên, nhất là thấy các con cười nói tôi lại muốn mình khỏe mạnh, sống thêm thật lâu để được ở bên gia đình, để có thể chứng kiến các con lấy vợ, gả chồng”, anh Hải ngậm ngùi.
Gia đình 5 người giờ chỉ còn chị Nguyệt là lao động chính, là chỗ dựa cho các con. Cháu Lê Văn Hoàng (SN 2005, bên phải) bị tật teo lưỡi gà chưa có tiền để mổ |
Chị Nguyệt được dân Phong Hảo ví như “chị Dậu” của làng khi sống trong cảnh khó khăn, nghèo đói. Chặng đường chữa bệnh của anh Hải, mưu sinh, kiếm tiền cho con mổ dị tật teo lưỡi, trả nợ đang là gánh nặng quá sức chất lên đôi vai gầy chị Nguyệt.
Ông Lê Văn Thương – Chủ tịch UBND xã Hưng Hòa xác nhận, từ khi anh Hải mắc bệnh hiểm nghèo, quá trình điều trị tốn kém cộng với việc chị Nguyệt phải chăm sóc chồng không đi làm được khiến gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
“Cha và 3 đứa con nhỏ giờ chỉ trông chờ vào tiền công chị vợ đi phụ hồ kiếm được. Xã đang kêu gọi những nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình anh Hải, dù là cân gạo cũng rất đáng quý”, ông Thương nói.
Phạm Tâm - Quốc Huy