【soi kèo villarreal vs osasuna】Đại biểu Quốc hội đề nghị: Chấn chỉnh tín dụng đen, đòi nợ thuê
Nhiều vấn đề được các đại biểu rất quan tâm như danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, chính sách ưu đãi đầu tư, hay việc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp…
Đòi nợ thuê - Hậu quả nhiều hơn hiệu quả
Góp ý cho Luật Đầu tư, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng, dù đã có quy định quản lý chặt chẽ, song nhiều loại hình kinh doanh có điều kiện đã bị biến tướng, như là ngành nghề kinh doanh cầm đồ, cho vay tài chính… Mặc dù nhiều tên gọi khác nhau song về bản chất đây là cho vay nặng lãi, mà đằng sau đó là hoạt động của xã hội đen, là mầm mống của tội phạm. “Khi cho vay, trên giấy tờ có thể ghi vay 10 triệu đồng nhưng thực chất người vay chỉ được cầm 7 triệu đồng, không nói gì đến lãi. Do đó, cơ quan chức năng cho rằng khó xử lý nếu chỉ căn cứ vào hợp đồng, giấy tờ” - đại biểu nói.
Đi cùng với hoạt động cho vay nặng lãi này cũng chính là nghề đòi nợ, mà về bản chất là hoạt động theo kiểu xã hội đen, gây nhiều hệ luỵ cho xã hội. Theo đại biểu Bùi Văn Phương, hai lĩnh vực nói trên liên quan rất chặt chẽ. Do đó, cần phải có đánh giá kỹ về hiệu quả kinh tế - xã hội, về trật tự an ninh đối với hai loại hình kinh doanh đòi nợ và dịch vụ cho vay tài chính, để từ đó có chính sách quản lý phù hợp. "Nếu các loại hình kinh doanh này đem lại hậu quả nhiều hơn hiệu quả thì nên cấm" - đại biểu đề nghị.
Ủng hộ việc cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cho biết, nhiều vụ việc liên quan đến đòi nợ xảy ra thời gian qua ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Gia Lai... gây mất an ninh trật tự. "Chiêu trò của các nhóm đòi nợ này là sử dụng xã hội đen, xăm trổ, lực lưỡng, rần rần đến nhà con nợ. Con nợ chỉ nhìn thấy thôi đã sợ chứ chưa cần thiết phải đe dọa hay hành hung. Thậm chí họ còn sử dụng các chiêu khác như đe dọa người thân hay nắm bắt các bí mật rồi đe dọa công khai nếu không trả nợ" - đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nói.
Tuy nhiên, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng, không nên cấm ngành kinh doanh đòi nợ vì đây là nhu cầu của xã hội, cấm thì sẽ biến tướng. Tín dụng đen bị cấm thì chuyển sang hoạt động trên mạng, việc đòi nợ thuê cũng tương tự. Do đó, nên quan tâm xây dựng pháp luật đủ để quản lý chứ không nên cấm, đại biểu đề nghị.
Còn đại biểu Nguyễn Phi Long (Bình Định) đề nghị nên đánh giá tác động nhiều chiều, nếu do quản lý nhà nước chưa tốt thì phải bổ sung quy định để đảm bảo tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê hoạt động đúng quy định của pháp luật. Dân gian có câu không quản được thì cấm, như thế ảnh hưởng đến quyền kinh doanh của tổ chức, cá nhân, đại biểu nêu quan điểm.
Nhiều doanh nghiệp làm nghề “buôn dự án” kiếm lời
Góp ý về chính sách trong đầu tư, đại biểu Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình) cho rằng, nhiều quy định về ưu đãi đầu tư hiện không rõ ràng nên có sự lợi dụng, đánh tráo khái niệm. Chẳng hạn như tiêu chí về địa bàn khó khăn, hay tiêu chí “đầu tư vốn lớn, thu hồi vốn chậm”…
Bên cạnh đó, đại biểu cũng nêu về kẽ hở trong quy định về quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án. Trong thực tế, có tình trạng lập dự án nhưng không có động cơ làm dự án, mà chủ yếu là dự án gắn với quyền sử dụng đất. Sau một thời gian, nhà đầu tư thực hiện một vài hoạt động nhỏ rồi chuyển toàn bộ dự án để lấy chênh lệch rất lớn, chủ yếu căn cứ vào nội dung giao đất, thuê đất. “Hiện tượng này không phải số ít, có doanh nghiệp (DN) trở thành nghề, chỉ đi lập dự án, xin dự án, đổ vài chục xe đất san lấp rồi chuyển nhượng dự án cho DN khác có nhu cầu. Thực tế là họ không có khả năng làm dự án mà chỉ buôn dự án, thu lời rất lớn. Nên việc chuyển nhượng dự án cần chặt chẽ hơn” - đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị.
Một vấn đề nữa liên quan đến hoạt động đầu tư là việc các DN nhận hợp đồng làm cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, dự án rồi đem hợp đồng đó làm tài sản đi thế chấp ngân hàng. Theo đại biểu của tỉnh Ninh Bình, nhiều DN lấy hợp đồng dự án với mục tiêu để đi thế chấp ngân hàng, nên khi kiểm tra các hợp đồng này thường có sai sót, vi phạm. Một số ý kiến cũng đánh giá đang có lỗ hổng trong việc coi hợp đồng này như là tài sản để thế chấp ngân hàng.
Về Luật Doanh nghiệp, nội dung nhiều đại biểu quan tâm là việc đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh. Đại biểu Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam) đồng tình với việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo luật nhằm khẳng định địa vị pháp lý, nâng cao năng lực quản trị của chủ thể này khi tham gia thị trường, tạo điều kiện hỗ trợ hộ kinh doanh tiếp cận và thực hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước. Mặt khác, khi chế định hộ kinh doanh vào luật còn làm rõ quyền, nghĩa vụ của hộ kinh doanh, bảo đảm tính pháp lý của hộ kinh doanh bình đẳng trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng, quy định về hộ kinh doanh trong dự thảo luật chưa rõ, còn "làng nhàng" giữa luật và nghị định. Theo đại biểu, điều quan trọng khi đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật là nhằm xử lý vấn đề về thuế, bởi thực tế, nhiều hộ kinh doanh dù có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả kinh doanh lại rất cao. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh không mặn mà với việc được đưa vào Luật Doanh nghiệp bởi có khi hộ kinh doanh chỉ có vài người trong gia đình làm nhưng sẽ phải có kế toán, thực hiện các thủ tục kê khai nộp thuế, tổ chức quản lý... Nhấn mạnh mục đích của việc đưa hộ kinh doanh vào dự thảo luật là nhằm bảo hộ và phát triển, đại biểu Nguyễn Văn Thân đề nghị, ngay trong dự thảo luật cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ dành cho các hộ kinh doanh.
Hiện cả nước có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh hoạt động ổn định, trong đó có khoảng 1,33 triệu cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Năm 2018, khu vực kinh tế cá thể, trong đó có hộ kinh doanh đóng góp gần 30% vào GDP. Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục Thống kê, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản có địa điểm hoạt động ổn định sử dụng khoảng 7,6 triệu lao động; doanh thu đạt 2.375.935 tỷ đồng, bằng khoảng 13,3% doanh thu thuần của DN, nhưng nộp ngân sách nhà nước chỉ bằng 1,35% của khối DN. |
H.Y
(责任编辑:Thể thao)
- ·Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021
- ·Ngày 2/8: Giá dầu thô tăng, gas giảm trong phiên giao dịch sáng nay
- ·Giá vé xe khách tại TP. Hồ Chí Minh tăng không quá 40% dịp Lễ Quốc khánh 2/9
- ·Hội đồng Doanh nhân Việt
- ·Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII cho lãnh đạo cơ quan báo chí, xuất bản
- ·VCCI góp ý về quy định ấn định thuế
- ·Điều đặc biệt Phạm Khánh Hưng làm cho Myra Trần
- ·Ngày 27/7: Giá dầu thô tăng, gas giảm nhẹ
- ·Nâng tầm sản phẩm địa phương
- ·Ngày 18/8: Giá dầu thô và gas đồng loạt giảm nhẹ
- ·Dự án Vaccine Covid
- ·EVFTA: Xe ô tô nhập khẩu vào Việt Nam giảm giá nhưng vẫn khó cạnh tranh
- ·Đề xuất hướng dẫn mới về quản lý, sử dụng tài sản công
- ·Charlie Puth và dàn sao Việt quy tụ tại đại nhạc hội 8Wonder
- ·Bình ổn thị trường, giá cả những tháng cuối năm và dịp Tết
- ·Dự báo CPI bình quân cả năm sẽ không vượt quá 4%
- ·Ngày 26/7: Giá heo hơi tiếp đà giảm nhẹ tại một vài địa phương
- ·Nghệ sĩ Thanh Thanh Tâm khóc khi về Việt Nam viếng mộ NSƯT Vũ Linh
- ·Hà Nội: Trên 26 ngàn trường hợp ra đường không có lý do chính đáng bị xử phạt
- ·Áp lực kép dồn lên nhà đầu tư chứng khoán