【soi kèo mc vs leipzig】Hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL giai đoạn 2016
Bức tranh nhiều điểm sáng
Trong bức tranh chung phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 có những đóng góp quan trọng của ngành KH&CN nói chung và lĩnh vực TCĐLCL nói riêng. Trong giai đoạn vừa qua,ạtđộngquảnlýnhànướcvềTCĐLCLgiaiđoạsoi kèo mc vs leipzig mặc dù tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có những biến động không nhỏ, đặc biệt là năm 2020, nhưng dưới sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Tổng cục TCĐLCL đã hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, góp phần đắc lực vào phát triển kinh tế - xã hội trong cả giai đoạn. Những kết quả đó được thể hiện ở các số liệu/nội dung như:
88% TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế
Công tác tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật luôn được Tổng cục TCĐLCL đặc biệt quan tâm. Giai đoạn 2016-2020, Tổng cục đã tiếp nhận, thẩm định, trình công bố 3.973 TCVN, trong đó, khoảng 88% TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, nâng tổng số TCVN trong hệ thống TCVN hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế đạt 60% (riêng năm 2020, công tác soạn thảo và ban hành TCVN, QCVN được đẩy mạnh với tỷ lệ hơn 90% TCVN xây dựng mới hài hòa quốc tế và khu vực); tiếp nhận, thẩm tra và thẩm định 411 dự thảo QCVN của các bộ, ngành xây dựng; hướng dẫn, góp ý hơn 86 QCĐP của địa phương, qua đó đã góp phần hoàn thiện hệ thống TCVN, QCVN theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, đồng bộ, thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, hội nhập quốc tế, năng suất chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong quá trình thẩm định QCVN, Tổng cục đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ KH&CN đề nghị các bộ/ngành khi xây dựng QCVN phải loại bỏ các điều kiện kinh doanh trong QCVN nhằm tạo thuận lợi, minh bạch trong quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đổi mới công tác quản lý đo lường
Công tác quản lý đo lường luôn được quan tâm chỉ đạo, đặc biệt đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo lường nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và kỹ thuật, quản lý nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Giai đoạn 2016-2020, Tổng cục TCĐLCL đã thực hiện việc quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 783 lượt đơn vị; chỉ định hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 508 lượt đơn vị; chứng nhận 739 chuẩn đo lường dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2; chứng nhận, cấp 6.239 thẻ kiểm định viên đo lường; phê duyệt 17.747 mẫu phương tiện đo nhập khẩu, sản xuất trong nước.
Đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ ban hành Quyết định số 3807/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019 về việc phê duyệt danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tổ chức nghiên cứu, xây dựng kế hoạch các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đáp ứng mục tiêu của Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Các thủ tục hành chính và các công việc theo chức năng nhiệm vụ về đo lường được xử lý nhanh chóng, kịp thời, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ hành chính công, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo cho các tổ chức, cá nhân trên phạm vi cả nước.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa: vượt định mức khối lượng công việc đề ra
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa gồm nhiều nội dung khác nhau, như:
Hoạt động đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH): trong 5 năm qua, Tổng cục TCĐLCL thường xuyên rà soát, loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 những hàng hóa không thực sự gây mất an toàn hoặc chưa xác định được cách thức quản lý hoặc chưa có QCVN; đồng thời, xác định rõ loại hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng biện pháp quản lý tiền kiểm, hậu kiểm để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Công tác quản lý chất lượng luôn vượt mức khối lượng công việc theo các năm thông qua số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động ĐGSPH (năm 2016: 90 hồ sơ; năm 2017: 343 hồ sơ; năm 2018: 428 hồ sơ; năm 2019: 640 hồ sơ). Riêng năm 2020, số lượng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính là 804 hồ sơ (tăng 25,6% so với năm 2019) liên quan đến hoạt động ĐGSPH (đăng ký và chỉ định), tư vấn ISO trong cơ quan hành chính, pha chế xăng dầu, vận chuyển hàng nguy hiểm.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động ĐGSPH theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP, Tổng cục đã thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động này. Các tổ chức ĐGSPH đáp ứng điều kiện quy định tại 02 Nghị định nêu trên (không phân biệt các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế) đều được tham gia vào hoạt động ĐGSPH trên lãnh thổ Việt Nam. Tính đến ngày 30/12/2020, đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động ĐGSPH cho 563 tổ chức thử nghiệm, 104 tổ chức chứng nhận, 77 tổ chức giám định, 05 tổ chức kiểm định, 03 tổ chức công nhận.
Quản lý áp dụng TCVN ISO 9001 trong cơ quan hành chính: Tổng cục đã ban hành Mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 cho các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương (Quyết định số 101/QĐ-BKHCN ngày 21/01/2019); hướng dẫn các bộ/ngành, địa phương về cải cách hành chính, trong đó liên quan đến lộ trình chuyển đổi áp dụng phiên bản TCVN ISO 9001:2008 sang phiên bản TCVN ISO 9001:2015; phối hợp với Bộ Nội vụ tham gia chấm điểm chỉ số cải cách hành chính đối với tiêu chí xây dựng, áp dụng HTQLCL của các bộ/ngành, địa phương... Giai đoạn 2016-2020, đã tổ chức kiểm tra tại 2 bộ (Công Thương, Quốc phòng), 7 địa phương và gần 20 tổ chức tư vấn, chứng nhận, cơ sở đào tạo.
Tính đến ngày 30/12/2020, Tổng cục đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện tư vấn cho 29 tổ chức, 23 chuyên gia tư vấn độc lập; Giấy xác nhận đủ điều kiện đánh giá cho 05 tổ chức chứng nhận; Giấy xác nhận đủ điều kiện đào tạo cho 07 cơ sở đào tạo.
Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa: hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông, nhập khẩu được tăng cường trong giai đoạn 2016-2020 bằng các hình thức kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất, khảo sát đánh giá chất lượng hàng hóa trên thị trường, từ đó đưa ra biện pháp cảnh báo đối với các loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện kịp thời các nhiệm vụ phát sinh đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Ban chỉ đạo 389. Trung bình mỗi năm Tổng cục đã tiến hành kiểm tra và khảo sát hơn 500 cơ sở với gần 2.000 mẫu hàng (trong đó 20% số mẫu được kiểm tra không đạt về ghi nhãn); thực hiện kiểm tra nhà nước tổng số 1.200 lô xăng dầu nhập khẩu mỗi năm, tổng khối lượng khoảng hơn 8 triệu tấn.
Số lượng doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch ngày càng tăng
Tổng kết 5 năm cho thấy, số lượng doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch tăng từ 27.414 doanh nghiệp năm 2016 lên 51.732 doanh nghiệp năm 2020. Số hồ sơ xác nhận mã nước ngoài và ủy quyền sử dụng mã số mã vạch trung bình mỗi năm tăng khoảng hơn 200 hồ sơ, đến năm 2020, đạt gần 1.200 hồ sơ xác nhận mã nước ngoài và gần 440 hồ sơ ủy quyền sử dụng mã số mã vạch.
Năm 2020, Tổng cục tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100) nhằm thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước; tích cực tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ việc thực hiện Đề án 100 cho các địa phương và xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương cập nhật thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo chuẩn GS1, phục vụ việc minh bạch thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu chính ngạch.
Có thể nói, những điểm sáng trong hoạt động TCĐLCL giai đoạn 2016-2020 đã thể hiện sự tích cực, chủ động của toàn ngành trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ, Bộ KH&CN; sự đổi mới trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động TCĐLCL cũng gặp một số khó khăn như: i) Công việc chuyên môn ngày càng nhiều trong khi ngân sách và nhân lực cho hoạt động TCĐLCL ngày càng thu hẹp; ii) Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của một số bộ/ngành, địa phương đối với công tác TCĐLCL bước đầu được đẩy mạnh song chưa thực sự thường xuyên; iii) Việc xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính qua phần mềm còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống phần mềm chưa đồng bộ với các đơn vị trong toàn ngành nên chưa có sự kết nối thông suốt, ảnh hưởng đến chỉ số cải cách hành chính; iv) Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng diễn biến phức tạp, một số bộ phận, cơ sở sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận, lợi dụng chính sách hậu kiểm để nhập khẩu, kinh doanh hàng kém chất lượng (dầu nhờn động cơ, mũ bảo hiểm…); v) Hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường còn bất cập, công tác thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm còn hạn chế, hiện vẫn còn nhiều trường hợp gian lận tinh vi về đo lường gây thiệt hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội...
Thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nước về TCĐLCL giai đoạn tới
Cùng với sở hữu trí tuệ, hoạt động TCĐLCL có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về TCĐLCL sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, chống gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và trật tự trong sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước giai đoạn tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
Một là, hoàn thiện chính sách, pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật: trong giai đoạn tới cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản có liên quan phù hợp với các cam kết tại Hiệp định CPTPP, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Hai là, nâng cao hạ tầng chất lượng quốc gia phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, cụ thể:
Xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030: xây dựng mới các TCVN chiến lược, chủ chốt đáp ứng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, logistic, hàng hóa xuất khẩu chủ lực, y tế, an toàn thực phẩm, công nghệ thông tin, đô thị thông minh, sản xuất thông minh, năng lượng quốc gia....; xây dựng TCVN cho sản phẩm, hàng hóa chủ lực Việt Nam có tính đến tính cạnh tranh, lợi thế của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Duy trì hệ thống TCVN và đảm bảo sự tiếp cận nhanh nhất với sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn thế giới.
Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động tiêu chuẩn, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, xây dựng TCVN phải gắn chặt với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, kết nối TCVN với công nghệ mới, sản phẩm KH&CN.
Thúc đẩy hoạt động đo lường quốc gia: trong giai đoạn tới cần nâng cao năng lực, đảm bảo thống nhất cơ sở hạ tầng đo lường quốc gia, đảm bảo các hệ thống chuẩn đo lường quốc gia hoạt động ổn định, tin cậy, chính xác, giải quyết kịp thời các yêu cầu của các bộ, ngành, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Tập trung mở rộng phạm vi thừa nhận quốc tế về khả năng đo, hiệu chuẩn (CMC) của Việt Nam; đẩy mạnh tăng cường hợp tác quốc tế về đo lường, nâng cao vị thế, uy tín về đo lường của Việt Nam trong khu vực.
Thúc đẩy hoạt động cung cấp dịch vụ đo lường, hiệu chuẩn, kiểm định, đo thử nghiệm và hoạt động nghiên cứu khoa học về đo lường trong cả nước gắn với hoạt động đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng để đảm bảo sự đúng đắn, thống nhất, phục vụ kịp thời nhu cầu về đo lường của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp tại mỗi địa phương. Chú trọng đến những nghiên cứu nhằm theo kịp sự thay đổi về phương thức sản xuất, quản lý mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Khuyến khích, tạo điều kiện để chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học về chuẩn đo lường, phương tiện đo.
Tạo dựng khung pháp lý quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa: cần xác định sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 trên cơ sở mức độ rủi ro để xây dựng biện pháp quản lý phù hợp theo cơ chế "tiền kiểm", "hậu kiểm"; chuyển mạnh từ cơ chế "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" đối với hàng hóa nhập khẩu; hoàn thiện cơ chế hậu kiểm.
Xã hội hóa hoạt động ĐGSPH: xây dựng cơ chế chính sách cụ thể và đồng bộ hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức ĐGSPH; khuyến khích các tổ chức ĐGSPH đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực đánh giá; định hướng phát triển các tổ chức ĐGSPH phục vụ đắc lực cho nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực, nhóm sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn nhập khẩu vào Việt Nam; thúc đẩy hoạt động thừa nhận kết quả ĐGSPH được các nước nhập khẩu chấp nhận.
Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc. Hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về mã số mã vạch đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, khu vực. Xây dựng Cổng truy xuất nguồn gốc quốc gia, đẩy mạnh áp dụng mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc nhằm tạo ra sự minh bạch trong sản xuất, chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hỗ trợ sản xuất của doanh nghiệp.
Ba là, thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số
Để thực hiện nội dung này, Tổng cục cần tăng cường liên thông xử lý công việc trên môi trường mạng; giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, 4. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tập trung theo định hướng của Chính phủ; triển khai việc kết nối chia sẻ dữ liệu hành chính giữa các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương về TCĐLCL; phát triển cơ sở dữ liệu tập trung, phân quyền phù hợp.
Hà Nội: Các lễ hội tạm dừng không đón khách thập phương từ nay đến Rằm tháng Giêng(VietQ.vn) - Hà Nội cần kiểm soát tốt các hoạt động vui chơi đầu Xuân, không tổ chức các hoạt động lễ hội đầu năm; đối với các lễ hội có thời gian kéo dài, cần nghiên cứu, xem xét từ nay đến Rằm tháng Giêng tạm thời không đón khách thập phương.(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thu hồi ghế ngoài trời gây té ngã
- ·Đức ngừng gửi thư bằng máy bay vì biến đổi khí hậu
- ·Vì sao xe buýt điện ngày càng được nhiều nhân viên công sở lựa chọn?
- ·Dự án năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới đang được xây dựng ở Ấn Độ
- ·“Hối lộ tình dục”
- ·10 năm hiện thực hóa giấc mộng thống trị xe điện của Trung Quốc
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Hạ tầng số Việt Nam phải xanh, thông minh và an toàn
- ·Tập đoàn Trung Quốc sẽ đầu tư dự án năng lượng tái tạo hơn 1 tỷ USD tại Việt Nam
- ·Máy phát điện Trung Quốc dễ cháy nổ
- ·Sạc pin xe điện tại trạm thế nào để an toàn, thuận tiện?
- ·‘Sát thủ’ ẩn giấu trong những sản phẩm làm đẹp
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Hạ tầng số Việt Nam phải xanh, thông minh và an toàn
- ·Nhật Bản đầu tư 33 tỷ USD thiết kế máy bay chở khách chạy bằng hydro mới
- ·Ý tưởng sáng tạo biến đồ ăn thừa thành bột cà phê giúp bảo vệ môi trường
- ·Sốt xuất huyết lên đỉnh dịch, Bộ Y tế cấm tăng giá thuốc
- ·Các bước tự sạc xe ô tô điện tại nhà
- ·Nhà khoa học Trung Quốc tạo năng lượng sạch từ món đồ chơi cổ điển
- ·Chỉ số ô nhiễm không khí ở mức bao nhiêu là an toàn cho sức khỏe?
- ·Thực phẩm độc hại nam giới không nên ăn
- ·Thang đo chỉ số chất lượng không khí được tính thế nào?