【ti le anh】Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trì hoãn thời gian giao hàng vì “giá nội cao hơn giá ngoại”
Giá gạo xuất khẩu vẫn còn dư địa tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm nay Ấn Độ: Lệnh cấm xuất khẩu gạo ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân |
Giá lúa cao vì cò và thương lái gom hàng
Những ngày qua khi giá gạo thế giới tăng lên từng ngày thì giá lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo đó cũng tăng cao. Ông Nguyễn Văn Thành,ệpxuấtkhẩugạotrìhoãnthờigiangiaohàngvìgiánộicaohơngiángoạti le anh Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Phước Thành IV (tỉnh Vĩnh Long)- cho biết: Hiện nay ở các địa phương giá lúa đang dao động từ 7.800 – 8.000 đồng/kg (với lúa Hè Thu). Mức giá này đã vượt xa so với cùng kỳ năm trước. Do giá lúa gạo nội địa ở mức cao nên doanh nghiệp đã tạm ngừng thu gom.
Theo ông Thành, hiện tại hầu hết các doanh nghiệp không giữ hàng mà đều tập trung bán ra. Bởi doanh nghiệp lo ngại thị trường biến động quá nhanh và không dự đoán trước được những động thái từ các quốc gia khác. Do vậy việc giữ hàng rủi ro cao hơn nhiều. Tuy nhiên, ông Thành cho biết về phía cò và một số thương lái vẫn có tình trạng găm hàng khi mua lúa của dân sau đó sấy và trữ hàng ở kho của các cơ sở tư nhân nhỏ.
“Có tới hơn 95% diện tích lúa Hè Thu của nông dân đã nhận cọc từ thương lái 20-30 ngày trước khi thu hoạch. Do đó khi giá lúa tăng thì thương lái là người có lời nhiều nhất còn nông dân chỉ được phần nhỏ”- ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice chỉ ra.
Đồng quan điểm, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TP. Cần Thơ) nói: Tình trạng cò và thương lái gom hàng đẩy giá lên cao đang là thực tế diễn ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. “Có một số lượng lớn thương lái đã gom hàng từ thời điểm Ấn Độ vừa cấm xuất khẩu gạo và không bán ra khiến giá lúa liên tục tăng như những ngày qua”- ông Bình cho biết.
Giá gạo hiện ở mức cao |
Chào bán đơn hàng nhỏ, xin trì hoãn đơn hàng lớn
Với mức giá như hiện nay chỉ những doanh nghiệp may mắn có chân hàng do đã thu gom từ trước mới không bị ảnh hưởng. Đơn cử như Phước Thành IV. Ông Thành cho biết, các hợp đồng lớn trong năm 2023 với thị trường Philippines đã được doanh nghiệp này giao xong. Mới đây, doanh nghiệp cũng ký được hợp đồng với thị trường Philippines ở mức 710 USD/tấn.
Hay với Công ty TNHH Dương Vũ (tỉnh Long An), ông Nguyễn Quang Hòa, Tổng Giám đốc Công ty này cho biết: Gần đây Dương Vũ đã bán được một vài container gạo với giá 660 USD/tấn cho khách hàng Đài Loan. Tuy vậy, theo ông Hòa thì đây chỉ là khách hàng nhỏ lẻ, không quyết định thị trường, còn những khách hàng truyền thống như Trung Quốc, Philippines… chúng tôi chưa đạt được thỏa thuận giá mới.
“Thời điểm này tất cả các nhà nhập khẩu lớn đều đang nhập những đơn hàng cũ, còn đơn hàng mới họ chưa ký kết vì không thống nhất với mức giá mà chúng tôi chào”- ông Hòa thông tin.
Trong khi đó, với những đơn hàng lớn từ vài chục ngàn tấn, do không có hàng để giao nên một số doanh nghiệp đành xin trì hoãn thời gian giao. Chẳng hạn như Công ty Trung An, ông Phạm Thái Bình cho biết, nếu tính theo giá lúa nội địa như hiện nay doanh nghiệp phải chào bán ở mức 670 USD/tấn mới có “lời”. Tuy vậy doanh nghiệp hiện chào bán không được mức giá trên, chưa kể các hợp đồng đã ký từ vài tháng trước giá đều dưới 600 USD/tấn.
“Tiếp tục bán thì lỗ. Chúng tôi buộc phải thương lượng với đối tác dời thời gian giao hàng sang vụ Đông xuân. May mắn là đối tác cũng thông cảm và đồng ý lùi đơn hàng khoảng 20.000 tấn sang một thời điểm thích hợp hơn để tránh mua giá cao lúc này”-ông Bình chia sẻ.
Ngoài Trung An, có nhiều doanh nghiệp khác cũng buộc phải đàm phán để trì hoãn giao hàng sang tháng 9/2023 vì khó thu mua, thậm chí có doanh nghiệp còn hủy hợp đồng.
Dự báo về thị trường từ này đến cuối năm, các doanh nghiệp cho biết, thị trường lúa gạo sẽ tiếp tục có những biến động mạnh. Trong bối cảnh đó, để tránh rủi ro, doanh nghiệp sẽ không ký những hợp đồng quá lớn, mà ưu tiên các hợp đồng nhỏ, ngắn hạn, đặc biệt khi có đủ chân hàng mới ký hợp đồng mới.
Ấn Độ có thể sẽ sớm dừng lệnh cấm xuất khẩu Một số chuyên gia quốc tế và các nhà xuất khẩu gạo lớn của Ấn Độ đánh giá lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ của Chính phủ Ấn Độ có thể không kéo dài do mối lo ngại về rủi ro nguồn cung từ mùa vụ hiện tại đã giảm xuống. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cũng đã liên tục thúc giục Ấn Độ dỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu gạo trắng vì điều này đã đẩy giá gạo toàn cầu tăng mạnh. “Ấn Độ sẽ xuất khẩu lại gạo trắng theo hợp đồng Chính phủ từ tháng 9/2023 và thương nhân được xuất khẩu gạo trắng theo các hợp đồng ký trước ngày 30/8/2023. Vì vậy giá gạo quốc tế sẽ giảm trong thời gian tới”- ông Phan Văn Có nói. |
(责任编辑:La liga)
- ·Bạn gái “chuyên nghiệp” quá tôi cũng sợ
- ·Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021
- ·Bộ GTVT đồng ý trồng cây cọ bên đường cao tốc Nội Bài
- ·Sau hoa hậu Ngọc Hân, Cao Thái Sơn đầu tư 20 tỷ đồng vào chuỗi cầm đồ T99
- ·Tập trung chăm sóc lúa Đông Xuân 2023
- ·Bóng chuyền Bình Dương tăng cường huấn luyện viên Nhật Bản
- ·Không để rào cản làm chậm bước chân nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam
- ·Thủ tướng giao ACV đầu tư Dự án mở rộng cảng hàng không Điện Biên
- ·Giá xăng dầu hôm nay 27/4/2024: Hướng đến mốc 90 USD/thùng
- ·Cầu thủ Việt sẽ được sang chơi bóng tại Đức
- ·Giá vàng hôm nay, 1/5: Tiếp tục giảm mạnh
- ·CĐV Việt Nam tại Dubai tin đội nhà giành chiến thắng trước Indonesia
- ·Sơn La muốn đầu tư sớm Dự án cảng hàng không Nà Sản trị giá 2.295 tỷ đồng
- ·Đặt tiếp yêu cầu Việt Nam vào nhóm 4 ASEAN về năng lực cạnh tranh
- ·6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,3 tỉ USD
- ·Những đại dự án giao thông xông đất khởi công năm 2021
- ·Quảng Bình: Thu hút đầu tư năm 2020 đạt gần 300 triệu USD
- ·Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- ·Giá vàng hôm nay 17/11: Vàng nhẫn được mua cao hơn vàng miếng
- ·Kinh tế 2021: Thúc tăng trưởng trên nền bất định