【kq bdn】Con vật vờ kỳ lạ ở sông Hồng, sống vài giờ nhưng lưu danh đặc sản
Đặc sản vật vờ muốn ăn không có mà mua
Nhóm các nhà báo tình thương – tên gọi vui của chuyến đi của chúng tôi – xuống bến phà Liên Hà (Đan Phượng,ậtvờkỳlạởsôngHồngsốngvàigiờnhưnglưudanhđặcsảkq bdn Hà Nội) bỗng thấy một số người dân bì bõm dưới bờ sông, hoặc đứng trên bờ dùng cây vợt dài quơ đi quơ lại, hoặc vớt những con gì đó lên. Hỏi ra mới biết họ hớt con vật vờ (có nơi gọi là con vờ).
Con vật vờ - đặc sản của dân chài ven sông Hồng. Ảnh: Uyển Hương
Nghe cái tên lạ, "các nhà" xúm vào hỏi thăm, mới biết Liên Hà hơn 20 năm trước được trời ban cho con vật vờ, chế biến thành nhiều món ăn đặc sản trứ danh, ăn một lần nhớ mãi. Chị Quý – tài xế lái phà cho biết, con vật vờ sống ở đáy sông, khi trở trời các ấu trùng nở ra to gần bằng con châu chấu, thân trắng đục, cánh trắng mỏng tang, bay vật vờ trên mặt nước mà thành tên.
Một bác dân chài lớn tuổi kể lại, hơn 20 năm trước đi hớt vật vờ là tuổi thơ vui tươi của nhiều người - nhất là trẻ em sống ven sông theo người lớn đi hớt vật vờ về vừa làm món ăn, vừa có tiền. Xưa vật vờ nhiều lắm, chỉ cần đứng trên bờ dùng vợt dài quơ qua liệng lại một buổi sớm cũng được cả yến.
Vậy mà đột nhiên vật vờ biến mất cùng với những món đặc sản ăn một lần nhớ mãi đó, để lại tiếc nuối cho bao người.
Khoảng 3 năm nay lộc trời vật vờ bỗng nhiên trở về ở khúc sông Hồng xã Ninh Sở (huyện Thường Tín, Hà Nội), và xã Liên Hà (Đan Phượng, Hà Nội). Số lượng vật vờ không nhiều như xưa, nhưng đủ làm làng chài sớm nào có vật vờ ngoi lên là tíu tít kéo nhau đi hớt, vừa vui, vừa có tiền, vừa làm sống lại những món ăn đặc sản.
Một sớm đi hớt vật vờ của một phụ nữ làng chài. Ảnh: Uyển Hương
Theo nhiều người dân Liên Hà, con vật vờ sống ở đáy sông, khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch chúng ngoi lên mặt nước vài giờ để lột xác vào sáng sớm. Cả tháng vật vờ lên lột xác vài ngày, đẻ trứng rồi chết. Trứng nở thành ấu trùng lại trở về đáy sông chờ ngày được ngoi lên mặt nước lột xác.
Để hớt được con vật vờ, dân chài phải canh thời tiết, con nước sao cho đúng vào ngày vật vờ lên lột xác thì hớt. Nhiều người bảo những ngày trở trời là vật vờ dễ xuất hiện, dân chài phải "canh" để nhanh tay hớt vật vờ về ăn và bán.
Vật vờ ngoi lên đẻ trứng, lột xác đầy mặt sông, bám đầy thành thuyền, phà. Ảnh Uyển Hương
Muốn ăn "phải lăn" từ 3 giờ sáng
Con vật vờ cho người dân Liên Hà hưởng lộc trời, nhưng muốn ăn dân chài "phải lăn" ra sông từ 3 giờ sáng. Hớt vật vờ rất dễ, tầm 4-6 giờ sáng vật vờ ngoi lên bay đi tìm chỗ đậu để lột xác, lúc đó nó rất yếu nên chỉ bay là là mặt nước, hay mặt đất.
Không phải chỗ nào cũng có vật vờ, mà chỉ có ở ngã ba sông nơi nhiều đất thịt để chúng làm tổ mới có. Chúng ngoi khỏi mặt nước là bay thành đàn, thành mảng. Người không có thuyền đi ven sông chăm chú vợt cũng hớt được cả cân côn trùng màu trắng đục gom vào vợt.
Nhà thuyền chài thì dùng vợt gắn lưới bơi ra xa bờ vớt xác vật vờ nổi đầy mặt sông. Vì trời chưa sáng nên có nhà thuyền chài còn đốt bó đuốc to cho vật vờ thấy sáng thì tụ lại, rồi cầm vợt chao qua liệng lại tới nặng tay thì đổ ra cả rổ vật vờ.
Những ngày vật vờ nổi lên mặt nước từ sớm tinh mơ tiếng nói cười đã râm ran khắp khúc sông. Khoảng 6 giờ thì mọi người thu vợt, vớt lưới người thì đem vật vờ bán lại cho tiểu thương, người đóng thùng xốp thuê ship chuyển về thành phố cho người đặt hàng giá cao, người mang về chuẩn bị nấu bữa đặc sản dân dã.
Vật vờ chỉ sống vài giờ, nhưng lưu danh nhiều món đặc sản trứ danh ven sông Hồng. Vật vờ ra tới chợ bán tới 4-5 trăm ngàn đ/kg, vào nhà hàng thành món ăn giá tới 1 triệu đồng/kg. Ăn rồi hôm sau muốn ăn thêm thì dù có đặt trước cũng không có mà mua.
Còn ở bến phà Liên Hà giá vật vờ khi đắt (lúc ít vật vờ) là 150 ngàn đ/kg, khi rẻ (lúc nhiều vật vờ) là 100 ngàn đ/kg, có nhà mua cả tải về cất vào tủ đông ăn dần.
Những người thích ăn vật vờ mà đến muộn, hoặc không vợt được thì đi dọc bờ sông đón thuyền mua, nhưng việc này cũng không dễ bởi sản vật này lên bờ mẻ nào là có người đợi sẵn và mua hết.
Con vật vờ (còn gọi là con vờ) thuộc bộ Cánh phù du, một bộ thuộc một nhóm Palaeoptera, cùng với bộ Chuồn chuồn, tên khoa học là Ephemeroptera.
Vật vờ là loại trùng thoát xác hai lần. Sau lần thứ hai chúng có một cặp cánh và chỉ sống được vài giờ.
Tuổi thọ dài nhất của vật vờ cũng không quá 1 tuần. Ấu trùng của nó sống trong nước, sau thành trùng thì thân mềm nhũn, phát ra ánh sáng, hai cái râu ở trên đầu giống con dao găm, cuối phần bụng mọc ra 3 cái lông đuôi.
Buổi tối những con vật vờ tụ tập, bay lượn trên mặt nước để tiến hành giao phối. Sau đó vật vờ cái đẻ trứng xuống nước, rồi đa số chết đi.
Theo sách "10 vạn câu hỏi vì sao"
(Theo Gia Đình và Xã Hội)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Tiềm lực đơn vị duy nhất vượt qua vòng kỹ thuật gói thầu hơn 35.000 tỷ đồng sân bay Long Thành
- ·Cần thu hút doanh nghiệp đầu tàu, đủ sức dẫn dắt chuỗi giá trị nông nghiệp
- ·Hoãn Hội nghị hòa bình quốc tế Afghanistan đến hết tháng Ramadan
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Bộ Công Thương đang hoàn thiện tờ trình Quốc hội phê chuẩn EVFTA
- ·Bị kiểm toán nhấn mạnh khoản giấu lỗ HPG, công ty chứng khoán nói gì?
- ·ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2019 lên 6,9%
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Lịch chốt quyền cổ tức tuần 2
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Chứng khoán Yuanta: VN
- ·Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch thành phố Đà Nẵng
- ·Năm 2020, Phú Yên đặt mục tiêu khai thác 4.500 tấn cá ngừ đại dương
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·Một số kết quả công tác năm 2019 của Ban kinh tế Trung ương
- ·Gia tăng căng thẳng tại khu vực quần thể Núi Đền ở Jerusalem
- ·WB nêu 3 vấn đề cần giải quyết để mặt trời vẫn tiếp tục tỏa sáng ở Việt Nam
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- ·Khai mạc Hội chợ Xuân Thái Bình 2020