【ti s】Lạm phát tại Hàn Quốc tăng cao nhất trong 14 năm
Lạm phát tại Hàn Quốc tăng cao nhất trong 14 năm |
Số liệu được công bố cho thấy, CPI trong tháng 5 đã tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng thứ 2 tăng liên tiếp sau mức tăng 4,8% trong tháng trước đó.
Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất theo năm kể từ tháng 8/2008 và vượt mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương (BOK) đề ra trong vòng 14 tháng liên tiếp.
CPI lõi (không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm) đã tăng 3,4% so với tháng trước, mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/2009.
Nguyên nhân lạm phát tăng mạnh được cho là do chi phí năng lượng và lương thực tăng cao vì nguồn cung bị hạn chế do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine và nhu cầu trong nước tăng khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Hàn Quốc đang phải đối mặt với áp lực lạm phát tăng mạnh và dự báo xu hướng tăng vẫn tiếp tục. Trước tình hình đó, BOK tháng 4 vừa qua đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên 1,5% và là lần tăng lãi suất thứ 4 kể từ tháng 8/2021, thời điểm Hàn Quốc phải vật lộn với áp lực lạm phát gia tăng.
Lạm phát tại Hàn Quốc tháng 3 trước đó đã tăng tới 4,1% so với cùng kỳ năm 2021 - mức tăng nhanh nhất trong hơn 10 năm, đã buộc BOK phải hành động.
Quyết định tăng lãi suất của BOK được đưa ra trong bối cảnh có những lo ngại dai dẳng về áp lực lạm phát gia tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài, nhu cầu phục hồi từ đại dịch, đồng thời giá dầu và hàng hóa tăng cao hơn do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Để giảm áp lực lạm phát tăng cao, Chính phủ nước này ngày 30/5 vừa qua đã ban hành một loạt các biện pháp nhằm ổn định đời sống cho người dân.
Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, từ nay đến cuối năm, Chính phủ nước này có kế hoạch dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với 7 mặt hàng thực phẩm thiết yếu, trong đó có dầu ăn, thịt lợn và bột mì. Chính phủ cũng sẽ cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhập khẩu cà phê và hạt ca cao cho đến năm 2023 nhằm giúp giảm chi phí nhập khẩu.
Bên cạnh đó, nước này sẽ không áp thuế giá trị gia tăng đối với thực phẩm chế biến đóng gói, bao gồm kim chi và tương đậu nành, cho đến năm sau.
Bộ Tài chính cho biết, các biện pháp mới nhất sẽ tập trung vào việc giảm bớt áp lực gia tăng đối với chi phí nhập khẩu, thay vì áp đặt kiểm soát giá cả./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cách chọn tôm khô ngon mê mẩn
- ·Đằng sau căn biệt thự ma quái là sự thật khó đỡ
- ·Bộ GTVT chỉ đạo bồi thường cho các hộ nứt nhà do làm cao tốc
- ·9 sai lầm phong thủy đuổi Thần Tài xơi xơi, cả đời không xu dính túi
- ·Bé Nguyễn Ngọc Hà đã phẫu thuật thành công
- ·Trải nghiệm lái máy bay Boeing 737 ngay trong phòng khách sạn ở Nhật Bản
- ·Thực tế như người trẻ chọn nhà
- ·Pháp trở thành khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga
- ·Lũ ngập đến nhà, con ung thư cầu cứu
- ·Đối thoại dự án liên quan đến Vũ ‘nhôm’: Khách hàng đòi nhà, không đòi tiền cọc
- ·Trao gần 54 triệu đồng cho bé Minh Thư bị ung thư máu
- ·9 sai lầm phong thủy đuổi Thần Tài xơi xơi, cả đời không xu dính túi
- ·Ngắm nhìn loạt biệt thự lộng lẫy của sao Việt ở nước ngoài
- ·Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh đổi tài sản bị phong tỏa
- ·Vợ có đến 5 con riêng, tôi gặp rắc rối khi chia thừa kế
- ·Pháp: Châu Âu cần xây dựng chiến lược phòng thủ mạnh hơn, bớt lệ thuộc vào Mỹ
- ·Doanh nghiệp bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh nợ 2.400 tỷ đồng tiền thuế
- ·Chủ tịch Trung Quốc khẳng định muốn tăng cường tin cậy chính trị với Pháp
- ·'Tết này cả gia đình tôi vui và hạnh phúc'
- ·Italy dự báo khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất