【keonhacai f88】Cổ phục Việt hút giới trẻ
Nếu như trước kia trang phục truyền thống của người Việt Nam xưa chỉ trưng bày trong bảo tàng hay chỉ xuất hiện trong các vở kịch sân khấu,ổphụcViệthútgiớitrẻkeonhacai f88 thì ngày nay, cổ phục Việt đang xuất hiện ngày càng nhiều trong các hoạt động, lễ hội. Đáng nói là, người đưa nét đẹp ấy trở về với hiện tại lại là những bạn trẻ với tình yêu, sự say mê và mong muốn gìn giữ những giá trị tinh hoa của tổ tiên.
Nguyễn Hoài Nhân và ê-kíp Studio Nhân Nguyễn thực hiện video clip đám cưới của người Việt xưa tại chùa Hội Khánh phỏng theo tranh cổ
Ngày càng phổ biến
Ngày nay, cổ phục Việt đã được những bạn trẻ tự tin diện xuống phố, trong những buổi chụp hình, những sự kiện trình diễn thời trang, hay như trong lễ cưới - ngày trọng đại của cuộc đời. Tại Bình Dương, nhiều bạn trẻ đã mặc cổ phục Việt chụp ảnh tại nhiều khu di tích lịch sử - văn hóa, như: Chùa Hội Khánh, nhà cổ Trần Văn Hổ, nhà cổ Trần Công Vàng, đình thần Tân An… Trang phục đặc biệt này còn được Ban Tổ chức cuộc thi Nét đẹp sinh viên Đại học Thủ Dầu Một năm 2023 chọn làm phần thi trình diễn trang phục truyền thống trong vòng chung kết. Khoa Công nghiệp - Văn hóa của trường Đại học Thủ Dầu Một cũng đã tổ chức Ngày hội Việt phục, trường THPT Trịnh Hoài Đức tổ chức triển lãm và trải nghiệm cổ phục Việt, thu hút rất đông học sinh, sinh viên tham gia.
Trò chuyện với chúng tôi, em Nguyễn Phan Thanh Vy, hoa khôi cuộc thi Nét đẹp sinh viên Đại học Thủ Dầu Một năm 2023 cho biết khi được khoác lên mình bộ cổ phục Việt, bản thân em cảm thấy vô cùng tự hào. Cảm giác như mình đang được kết nối với một phần quan trọng của lịch sử và văn hóa dân tộc, làm cho mỗi cơ hội được trải nghiệm của bản thân trở nên đặc biệt hơn. Hơn hết, đây cũng là cách để bản thân có thể gửi đi thông điệp về sự đoàn kết và lòng yêu nước của mình, lan tỏa rộng rãi đến bạn bè quốc tế vẻ đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam.
Góp phần gìn giữ nét xưa
Với mong muốn người Bình Dương dễ dàng trải nghiệm và chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, Nguyễn Hoài Nhân, cựu học viên trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã mang làn gió phục dựng cổ phục Việt lan tỏa đến nhiều bạn trẻ. Xem video clip đám cưới với trang phục cổ xưa tại chùa Hội Khánh do ê-kíp Studio Nhân Nguyễn thực hiện phỏng theo một bức tranh cổ mới thấy được niềm đam mê phục dựng nét xưa trong chàng trai 9X này.
Theo Hoài Nhân, trang phục truyền thống của nước ta rất đẹp, thoải mái, ấn tượng nhất là các hoa văn và chất liệu vải rất độc đáo. Hiện studio của anh (gần trường Đại học Bình Dương) có rất nhiều bộ cổ phục Việt (áo nhật bình, áo tấc, áo ngũ thân tay chẽn, áo giao lĩnh, áo dài truyền thống, áo lễ truyền thống... và các loại nón truyền thống) đang được nhiều người tìm đến để chiêm ngưỡng, trải nghiệm. Hiện nay có rất nhiều nhóm bạn trẻ đam mê tìm tòi, nghiên cứu và phục dựng cổ phục Việt. Với suy nghĩ, mỗi du khách đến một đất nước du lịch đều rất thích mặc trang phục truyền thống xưa của người bản địa, thông qua việc phục dựng cổ phục Việt, anh hy vọng giới trẻ Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội lan tỏa, quảng bá nét đẹp tinh hoa của dân tộc.
Theo cô Nguyễn Hồng Thảo, Phó trưởng Khoa Thiết kế đồ họa trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương, phục dựng trang phục cổ xưa của cha ông đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, nhất là trong giới trẻ. Các bạn đã thực hiện nhiều hoạt động góp phần khẳng định giá trị của Việt phục và quảng bá hình ảnh các danh thắng, khu di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh. Việc đưa trang phục cổ truyền của dân tộc vào đời sống hiện đại cho thấy giới trẻ vẫn có những cách riêng để thể hiện tình yêu văn hóa Việt và niềm tự hào dân tộc. Tuy nhiên, cần có định hướng đúng cho người mặc về lịch sử, công năng, giá trị thẩm mỹ và ngữ cảnh diện những bộ trang phục đó.
“Dựa vào cứ liệu của các pho tượng tại bảo tàng, đền chùa, tranh cổ... và từ tất cả nguồn tư liệu cổ thu thập được, các nhóm đã nghiên cứu, phục dựng được cổ phục Việt của các triều đại, như: Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung hưng và Nguyễn. Bản thân tôi cũng đang ấp ủ nhiều dự án phát huy giá trị di sản và tinh hoa độc đáo của dân tộc qua những bộ trang phục cổ, thông qua nhiều hoạt động triển lãm, trình diễn, chủ yếu để mọi người yêu quý văn hóa mà gìn giữ, để không bị mai một”, Hoài Nhân cho biết thêm.
Việc đưa trang phục cổ truyền của dân tộc vào đời sống hiện đại cho thấy giới trẻ vẫn có những cách riêng để thể hiện tình yêu văn hóa Việt và niềm tự hào dân tộc. Tuy nhiên, cần có định hướng đúng cho người mặc về lịch sử, công năng, giá trị thẩm mỹ và ngữ cảnh diện những bộ trang phục đó. |
THỤC VĂN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vợ cao tay bán đất của chồng trước khi li hôn
- ·Nghệ thuật thiết kế Ford: Từ chiếc bút chì đến chiếc xe hoàn hảo
- ·Văn hóa Việt qua các hoạt động trải nghiệm đa giác quan ở Ngày Việt Nam tại Pháp
- ·Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục trong nửa đầu năm 2022
- ·Con bệnh, cha nghèo nuôi thêm 3 đứa cháu
- ·Con tem in ngược chiếc máy bay có giá 2 triệu USD
- ·Bão Atsani tiếp tục hoạt động trên biển Đông, không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc
- ·Những tựa sách du ký Việt đánh thức đam mê xê dịch
- ·Xót cảnh bà 72 tuổi liệt nửa người nuôi 3 cháu bị mẹ bỏ rơi
- ·Việt Nam là điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hóa 2020
- ·Hiệu trưởng hay trưởng phòng giáo dục quyết định?
- ·Nhiều nước bùng phát làn sóng dịch mới; Triều Tiên hạ nhiệt ca sốt
- ·GDP của Mỹ trong quý II giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái
- ·Big C: Chương trình khuyến mãi “Hành trang đến trường”
- ·Không có xác nhận nghỉ việc, tiền bảo hiểm tính sao?
- ·'The Wild Robot'
- ·Khán giả hòa cảm xúc trong vở diễn The Seasons Ballet
- ·Thêm phiên bản Grand i10 sedan cao cấp
- ·Bị lái xe thuê gây tai nạn, ai sẽ có trách nhiệm bồi thường cho tôi?
- ·Công chức, viên chức sẽ có 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu