【bxh các giải vô địch quốc gia châu âu】Những nét mới trong hình hài “siêu ủy ban”
Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ giúp “siêu ủy ban” thực hiện được mục tiêu khắc phục những hạn chế,ữngnétmớitronghìnhhàisiêuủbxh các giải vô địch quốc gia châu âu bất cập của mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu hiện nay, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước tại các DN.
Quản lý 20 “ông lớn” thay vì 21
Theo dự thảo mới nhất (dự thảo lần thứ 4) Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, danh sách các “ông lớn” sẽ được chuyển giao về cho “siêu ủy ban” đã có sự thay đổi. Theo đó, sẽ có 20 DNNN lớn bao gồm SCIC và công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang trực thuộc quản lý của các bộ chuyên ngành được bàn giao về với Ủy ban thay vì 21 DN như đề xuất trong bản dự thảo đầu tiên. “Siêu ủy ban” sẽ làm đại diện chủ sở hữu 20 “ông lớn” với tổng giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước trên 821 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị tài sản trên 1,5 triệu tỷ đồng (tương đương 50% giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước và tổng giá trị tài sản của khu vực DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ). Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long là DNNN duy nhất được đưa ra khỏi danh sách này.
Về cơ cấu tổ chức, dự thảo Nghị định lần đầu quy định “siêu ủy ban” có 11 đơn vị trực thuộc, nhưng sau khi tiếp thu ý kiến đề nghị cần tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, dự thảo mới nhất đã giảm bớt đầu mối đơn vị trực thuộc của “siêu ủy ban” xuống còn 9 đơn vị, gồm: Vụ Nông nghiệp; Vụ Công nghiệp; Vụ Năng lượng; Vụ Công nghệ và hạ tầng; Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế, kiểm soát nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Trung tâm thông tin.
Bên cạnh những điểm mới nêu trên, dự thảo lần 4 nghị định về “siêu ủy ban” cũng đã bỏ hoàn toàn những quy định về cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động của cơ quan này. Lý do được nêu ra là hiện nay đã có hệ thống điều chỉnh việc giám sát, đánh giá đối với các cơ quan thuộc Chính phủ như Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại các DN, vì thế, không cần thiết phải quy định lại.
Liên quan đến thời hạn chuyển giao các DNNN về “Siêu ủy ban”, dự thảo Nghị định quy định rõ thời hạn chuyển giao DN từ các bộ về cơ quan này chậm nhất trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nghị định này có hiệu lực, các bộ có liên quan và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại các DN hoàn thành ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN.
Để quá trình chuyển giao diễn ra thuận lợi, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ KH&ĐT cho rằng, cần phải quy định rõ ràng, chi tiết về trách nhiệm và quyền hạn của Ủy ban cũng như của các bộ quản lý chuyên ngành. Theo đó, để tránh tình trạng DN vừa phải chịu sự giám sát của Ủy ban vừa chịu sự quản lý của các bộ, ngành chủ quản, dự thảo Nghị định quy định những nội dung quản lý thuộc chức năng “chủ sở hữu” thì do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện, còn nội dung quản lý DN thuộc chức năng “quản lý nhà nước” thì do các bộ quản lý ngành thực hiện. Các bộ, ngành này tiếp tục chủ trì các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với DN theo ngành, lĩnh vực được phân công.
Cơ chế tài chính gắn với yêu cầu hiệu quả
Theo ông Phan Đức Hiếu, việc quy định rõ chức năng quản lý của ủy ban này và các bộ, ngành đối với DN sẽ giúp tách bạch rõ ràng những nội dung thuộc chức năng chủ sở hữu do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện và chức năng quản lý nhà nước do Bộ quản lý ngành thực hiện, tránh sự chồng chéo nhiều tầng quản lý ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư kinh doanh của DN.
Về mối quan hệ giữa Ủy ban với các cơ quan nhà nước có liên quan, dự thảo Nghị định về “siêu ủy ban” quy định ủy ban này có trách nhiệm chỉ đạo các DN do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu xây dựng và thực hiện đầy đủ các chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chiến lược hoặc quy hoạch phát triển ngành. Bên cạnh đó, Ủy ban chủ trì phối hợp lấy ý kiến các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại DN do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN. Đồng thời chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, cơ cấu lại vốn nhà nước tại DN theo đề án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm chuyển giao DN về Ủy ban.
Một vấn đề được dư luận quan tâm là những DNNN thua lỗ sau khi chuyển giao về “Siêu uỷ ban” thì trách nhiệm gây thua lỗ tại các DNNN này sẽ như thế nào. Ông Phan Đức Hiếu cho biết, sẽ không có chuyện trách nhiệm khiến DN thua lỗ trước đây cũng chấm dứt. “Uỷ ban chỉ có trách nhiệm nhận bàn giao phần thua lỗ này và sau đó, với tư cách đại diện chủ sở hữu, sẽ có giải pháp để giúp DN thoát khỏi tình cảnh khó khăn, dần phục hồi. Trách nhiệm gây ra phần thua lỗ trước đó thuộc về cơ quan nào, cơ quan đó vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm”.
Về nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý tài chính, dự thảo lần đầu có quy định về cơ chế đặc thù trong quản lý tài chính, tài sản, tiền lương và thu nhập. Theo đó, Ủy ban sẽ được cấp nguồn tài chính đặc biệt từ ngân sách nhà nước và có thu nhập bổ sung gắn với hiệu quả kinh doanh của các DN do Ủy ban quản lý. Tuy nhiên, theo Bộ KH&ĐT, trong quá trình thảo luận và thẩm định, nhiều ý kiến không đồng tình với quy định về cơ chế đặc thù nêu trên, do đó, dự thảo mới nhất quy định Ủy ban lập dự toán ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước của Ủy ban trong vòng 3 năm để trình cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách của Ủy ban trong lĩnh vực được giao gắn với yêu cầu hiệu quả công việc.
Trước ý kiến băn khoăn về nguyên tắc xây dựng chế độ chi tiêu ngân sách nhà nước “gắn yêu cầu hiệu quả công việc của Ủy ban”, đại diện cơ quan soạn thảo cho rằng, quy định này không trái với quy định hiện hành. Hơn nữa, Ủy ban là cơ quan nhà nước nhưng có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các DN, vì vậy bên cạnh việc tuân thủ quy định hiện hành về quản lý tài chính của một cơ quan nhà nước thì hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả vốn nhà nước do Ủy ban quản lý nói riêng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, xây dựng thể chế cho hoạt động của “siêu ủy ban”.
Danh sách 20 DNNN được chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước bao gồm: SCIC; Công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư phát triển cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông VTC và Tổng công ty Viễn thông MobiFone”. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hà Nội: Rà soát người liên quan đến ổ dịch tại BV Bạch Mai, phối hợp 2 hình thức xét nghiệm Covid
- ·Giải pháp phát triển ngành điều bền vững
- ·Lần đầu tiên nút mạch gan điều trị ung thư
- ·“Cùng hành động để thay đổi thế giới”
- ·Tai nạn giao thông ngày 9/5: Trốn CSGT, lái xe ô tô tự gây tai nạn rồi bỏ chạy
- ·Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ đoàn đại biểu Phật giáo tỉnh
- ·Rộ trộm cắp mùa thu hoạch nông sản
- ·Hôm nay 1
- ·4 hoạt chất chống lão hóa nên dùng khi bước qua tuổi 40
- ·Bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên
- ·Ba cách tận dụng sữa tươi hết hạn làm đẹp da
- ·Trao 294 giải thưởng Hội Hoa xuân 2013
- ·Đồng Xoài siết chặt quản lý trật tự xây dựng
- ·Chủ cơ sở trộn tạp chất vào hạt tiêu bị phạt 87 triệu đồng
- ·Dự báo thời tiết đêm 11 và ngày 12/6: Cảnh báo lũ quét và sạt lở
- ·ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm 2017
- ·Học Bác vì Nhân dân phục vụ
- ·Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn bắt đầu "cất cánh"
- ·Để 3 tỷ trong xe ô tô rồi đi công việc, quay lại tài xế phát hoảng vì tiền đã biến mất
- ·Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường