【kết quả trận đấu lazio】Những chiến sĩ “thắng giặc năm xưa, thắng đói nghèo hôm nay”
Thủ tướng: Không để tình trạng người giàu thì giàu quá, người nghèo thì nghèo quá | |
2,1 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn trong năm 2017 | |
"Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp quá sức, nhất là đối với người nghèo" |
Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân vốn vay cho người dân. |
Không cam chịu đói nghèo
Những năm qua trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh làm kinh tế giỏi. Điển hình là cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Văn Lý, thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện, TP Hà Giang. Phát huy phẩm chất truyền thống bộ đội Cụ Hồ, hơn 10 năm nay, nhờ nỗ lực cũng như sự kiên trì của bản thân, cựu chiến binh Nguyễn Văn Lý đã gây dựng được mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm với khoảng 700kg cá bống, 1 ao cá giống, 4 con lợn thịt, 20 con gà mái và nhiều loại cây rau màu có giá trị kinh tế.
Nói về khó khăn của những ngày đầu khởi nghiệp, người chiến binh già tâm sự: “Sau khi rời quân ngũ trở về, cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn, vất vả do không có vốn trong tay. Với suy nghĩ “thắng giặc năm xưa, thắng đói nghèo hôm nay”, tôi đã quyết tâm đi tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở nhiều nơi trong địa phương và được Hội Cựu chiến binh huyện cho đi tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Nhận thấy lợi thế về đất đai có thể phát triển sản xuất kinh tế theo mô hình tổng hợp đó là chăn nuôi lợn kết hợp trồng rau và thả cá, lại được Hội Cựu chiến binh đứng ra tín chấp, tôi đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để bắt tay vào thực hiện kế hoạch của mình. Tuy vậy, thời gian đầu thu nhập chỉ ở mức trung bình, tạm đủ chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Để phát triển kinh tế tôi tiếp tục mở rộng mô hình thả cá lấy thịt và nuôi cá giống, đến nay đã cho hiệu quả kinh tế”.
Cũng là tấm gương sáng về phát triển kinh tế, cựu chiến binh Ksor Kia (thương binh 1/4) ở tổ dân phố 7, phường Thắng Lợi, TP Kon Tum đã vươn lên bằng quyết tâm “không cam chịu đói nghèo”. Sau khi rời quân ngũ, gia đình ông đã gặp nhiều khó khăn, cuộc sống thiếu thốn khi thu nhập không đủ để trang trải. Năm 2016, ông Ksor Kia đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển chăn nuôi. Nhờ cần cù chịu khó khai khẩn, cải tạo đất đồi để trồng cà phê, tiêu, chăn nuôi thêm lợn, gà, chỉ sau 2 năm, gia đình ông đã có 2ha cà phê, 1ha tiêu và hàng trăm con lợn, gà. Cuộc sống gia đình cựu chiến binh này đã được cải thiện, có của ăn của để.
Bên ngôi nhà khang trang vừa được đầu tư xây mới còn thơm mùi sơn, thương binh Trần Khắc Nhượng - hội viên Hội Cựu chiến binh ở xóm Hội 3, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An ôn lại những ngày tháng mà cái nghèo đeo bám, đất đai có nhưng không có vốn để làm ăn, lại nuôi 2 đứa con ăn học. Thế rồi đến năm 2012, cơ hội phát triển kinh tế mở ra khi thông qua Hội Cựu chiến binh, ông được vay vốn hộ nghèo 30 triệu đồng để đầu tư nuôi lợn, gà, vịt, bò. Tích lũy từng đồng qua những lứa lợn, gà xuất chuồng, rồi đến bò, kinh tế của gia đình bắt đầu ổn định và thoát nghèo vào năm 2014. Thêm một vòng vay nguồn vốn hộ cận nghèo 50 triệu đồng, ông tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi, làm ruộng. Kinh tế cứ thế vững dần giúp gia đình có cơ hội phá bỏ căn nhà cũ kỹ không đủ che mưa nắng, xây nên ngôi nhà khang trang, rộng rãi.
Cựu chiến binh Lê Viết Hưng ở thôn Đông Hà, xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được vay 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm đầu tư phát triển trang trại theo mô hình VACR. |
Nhân rộng những điển hình
Hiện nay, những tấm gương cựu chiến binh vươn lên làm kinh tế đã và đang ngày càng được nhân rộng, tạo thành hiệu quả tích cực, lan truyền trong đời sống xã hội. Bởi những người cựu chiến binh này không chỉ lo cho gia đình, cho bản thân mà còn biết giúp đỡ những cựu chiến binh, những gia đình khác cùng vươn lên, chiến thắng “giặc nghèo”. Điều này đã giúp những người lính năm xưa tiếp tục được trở lại cống hiến không chỉ cho gia đình, mà còn cho sự phát triển chung của cộng đồng.
Đặc biệt, những điển hình trên có được kinh nghiệm, nguồn lực làm ăn nhờ vào Hội Cựu chiến binh. Hội Cựu chiến binh hiện là một trong 4 tổ chức Hội được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng với chất lượng tốt, chi phí thấp. Theo số liệu từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến ngày 30/6/2019, tổng dư nợ vốn vay ủy thác qua Hội Cựu chiến binh đạt 32.356 tỷ đồng, chiếm 16,37% tổng dư nợ. Các nguồn vốn vay này đã giải quyết cho 68.650 lao động và việc làm cho hội viên cựu chiến binh. 6 tháng đầu năm 2019 đã giúp giảm được 12.000 hộ cựu chiến binh nghèo, hơn 11.000 hộ cận nghèo, xóa được gần 3.000 căn nhà dột nát, tạm bợ…
Từ những hiệu quả đã đạt được, để những mô hình này được nhân rộng, không chỉ cần đến nỗ lực, quyết tâm, “dám nghĩ dám làm” của các cựu chiến binh mà rất cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong việc tăng thêm nguồn vốn, đẩy mạnh tuyên truyền về tín dụng chính sách, về tác hại của “tín dụng đen”, đưa nguồn vốn đến được nhiều địa phương vùng sâu vùng xa…
Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cho biết, thời gian tới, Hội sẽ tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ theo dõi, quản lý nguồn vốn vay, đồng thời thường xuyên kiện toàn, củng cố các Tổ tiết kiệm và vay vốn, kiểm tra giám sát tại cơ sở kịp thời phát hiện những vướng mắc trong quản lý, sử dụng nguồn vốn vay để tạo điều kiện cho hội viên cựu chiến binh có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn. Đây là những hành động rất cần thiết để hỗ trợ các cựu chiến binh nghèo vay vốn phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), trong thời gian qua các chế độ ưu đãi được quy định đối với từng diện đối tượng người có công đã bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, đảm bảo mức sống của người có công và thân nhân. Bên cạnh đó người có công và thân nhân còn được hưởng các ưu đãi khác về đất ở, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, cấp phương tiện chỉnh hình, phục hồi chức năng, Bảo hiểm y tế, giáo dục đào tạo, tín dụng...
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bình Thuận: Ô tô bốc cháy dữ dội trên đèo Đại Ninh
- ·Philippines sơ tán hơn 24.000 người trước siêu bão Usagi
- ·Còn 1 ngày đến bầu cử Mỹ 2024, tỷ lệ ủng hộ bà Harris và ông Trump cân bằng
- ·Triều Tiên sản xuất máy bay không người lái tự sát
- ·Không khí lạnh tăng cường trở lại từ chiều nay, miền Bắc lạnh nhất dưới 3 độ C
- ·Nga và Ukraine tranh cãi việc trao đổi tù binh
- ·Tiền Trung Quốc giảm mạnh khi ông Trump tuyên bố thắng cử
- ·Ông Trump chọn 'người nghi ngờ vaccine' làm lãnh đạo Bộ Y tế Mỹ
- ·Gió mùa về kèm theo mua đá xối xả khiến mận Sơn La rụng trắng gốc
- ·Xe đâm vào đám đông ở Trung Quốc, ít nhất 35 người chết
- ·Phát triển các ngành công nghiệp mới cần thay đổi tư duy
- ·Thái Lan cân nhắc khả năng xây dựng nhà máy điện hạt nhân
- ·Tổng thống Mỹ Biden chúc mừng, mời ông Trump đến Nhà Trắng
- ·Còn 1 ngày đến bầu cử Mỹ 2024, tỷ lệ ủng hộ bà Harris và ông Trump cân bằng
- ·Hàng triệu khách du lịch đến Hà Nội, tỷ lệ đến Bát Tràng là bao nhiêu?
- ·Tiếng pháo tuần dương hạm Rạng Đông trong ngày Cách mạng Tháng Mười Nga
- ·Hungary: Chiến thắng của ông Trump buộc châu Âu phải xem lại việc hỗ trợ Ukraine
- ·Ông Trump chọn 'quý bà băng giá' làm chánh văn phòng Nhà Trắng
- ·Quét dọn tại sân bay, bất ngờ nhặt được 7 thỏi vàng nặng 7 kg trong thùng rác
- ·Nga chặn âm mưu cướp trực thăng tác chiến điện tử