会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xem bóng đá truc tiep】Lựa chọn giám sát những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân!

【xem bóng đá truc tiep】Lựa chọn giám sát những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân

时间:2024-12-23 19:37:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:170次

Tiếp tục chương trình làm việc,ựachọngimstnhữngvấnđềgybứxem bóng đá truc tiep ngày 25/7, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017 và thảo luận dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017.

Trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, chương trình giám sát của Quốc hội năm 2016 đã được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra; nội dung chương trình là phù hợp, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đại biểu Quốc hội, mong đợi của cử tri, bám sát tình hình thực tế. Các chuyên đề được lựa chọn gồm: Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học - công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2005 - 2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới. Trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ và cơ khí chế tạo đều là những vấn đề bức xúc, được cử tri quan tâm, thiết thực đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tiêu chí lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề trong Chương trình giám sát năm 2017 sẽ dựa trên nguyên tắc: Là những vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân quan tâm; gắn với công tác xây dựng pháp luật; không trùng với các chuyên đề đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát trong khoảng từ 3 - 5 năm tính đến thời điểm đề xuất; bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực; phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội.

Trong năm 2017, đề nghị Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại 2 kỳ họp trong năm; Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại phiên họp tháng 8 và tháng 9-2017; Hội đồng Dân tộc giám sát 2 chuyên đề, các Ủy ban giám sát 1 - 2 chuyên đề, báo cáo kết quả với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội. Hội đồng, Ủy ban được giao chủ trì giúp về nội dung giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể không tổ chức giám sát chuyên đề riêng của cơ quan mình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 2 trong 4 nội dung cụ thể sau đây:
1. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 (giao Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội giúp về nội dung giám sát).

2. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016 (giao Ủy ban Pháp luật giúp chủ trì về nội dung giám sát).

3. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng, chuyển giao (BT) và hợp tác công tư (PPP) (giao Ủy ban Kinh tế giúp chủ trì về nội dung giám sát).

4. Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với ngư dân gắn với phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng - an ninh (giao Ủy ban Quốc phòng và an ninh giúp chủ trì về nội dung giám sát).

Nhiều ý kiến đề nghị lựa chọn giám sát chuyên đề về an toàn thực phẩm

Qua thảo luận, các ý kiến đại biểu cơ bản tán thành với nhiều nội dung trong Tờ trình, đặc biệt là tiêu chí lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề trong Chương trình giám sát năm 2017. Các ý kiến cho rằng, 4 nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét lựa chọn để thực hiện giám sát đều là những vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhân dân và cử tri trong cả nước. Tuy nhiên, qua phân tích, nhìn nhận tổng thể các vấn đề, phiên thảo luận sáng nay ghi nhận nhiều ý kiến của đại biểu đề nghị Quốc hội lựa chọn giám sát chuyên đề thứ nhất về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016”.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) nhấn mạnh, chuyên đề 1 về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016” là vấn đề cử tri rất bức xúc bởi thực phẩm không an toàn đã và đang tác động tiêu cực, hủy hoại chất lượng cuộc sống của người dân. Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé cho rằng, mặc dù nội dung này đã được Quốc hội khóa XII tổ chức giám sát tại Kỳ họp thứ 3 nhưng việc Quốc hội tiếp tục giám sát lại lần này cũng dịp để Quốc hội đánh giá lại việc thực hiện của các cơ quan chức năng đối với kiến nghị của Quốc hội khóa trước về vấn đề này, qua đó Quốc hội kiểm điểm lại hệ thống pháp luật đã ban hành có phù hợp và đầy đủ để điều chỉnh.

Cùng nhìn nhận vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề bức xúc của xã hội, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) bày tỏ sự lo lắng trước thực tế là tất cả các khâu từ sản xuất đến chế biến thực phẩm, lưu thông, tiêu dùng thực phẩm hiện nay đều có nguy cơ không an toàn, khiến việc ngăn chặn thực phẩm bẩn chưa đạt hiệu quả. Đại biểu Tô Văn Tám phân tích: Về mặt quản lý Nhà nước, vấn đề về an toàn thực phẩm hiện nay có 3 bộ cùng tham gia là Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT. Mặc dù 3 bộ rất nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp nhưng thực tế còn nhiều bất cập. Đại biểu Tô Văn Tám đồng tình với nhận định trong Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu do không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chung và công tác điều hành phối hợp còn chưa có đầu mối chỉ đạo. Nhận định này cũng phù hợp với đánh giá của Chính phủ, trong đó đề cập có việc chức năng nhiệm vụ của một số cơ quan vẫn còn chồng chéo, chưa rõ thẩm quyền trách nhiệm cá nhân.

Giám sát để tăng cường niềm tin của người dân

Còn đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, sự vận hành hành bộ máy Nhà nước và việc thực hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đang là nguyên nhân của nhiều bức xúc trong xã hội, rất cần Quốc hội tổ chức giám sát. Đồng tình cao nội dung chuyên đề thứ 2 về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương thấy rằng, cần đi vào nội dung cụ thể để giám sát làm rõ việc thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ. Theo đại biểu tỉnh Ninh Thuận, thực hiện thành công cuộc giám sát này ngay từ đầu nhiệm kỳ sẽ góp phần kiện toàn củng cố Nhà nước vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo thành công sự nghiệp toàn dân. “Cuộc giám sát này sẽ giúp chúng ta đạt được sự tăng trưởng, nhưng không phải là sự tăng trưởng về kinh tế mà tăng trưởng về niềm tin của người dân đối với Nhà nước, đối với chế độ” - đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh.

Cho rằng vấn đề môi trường hiện cũng đang hết sức bức xúc, đặc biệt là sự cố môi trường, thảm họa môi trường, đặc biệt là vụ Formosa ở Hà Tĩnh làm cho một bộ phận lớn cử tri rất băn khoăn, bức xúc. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị có một chuyên đề việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư trong nước và nước ngoài; trong đó, đều phải bảo vệ môi trường liên quan đến việc phòng chống vi phạm pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Kết luận phần thảo luận này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ trên cơ sở các ý kiến góp ý tại phiên thảo luận, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ gửi phiếu xin ý kiến đến các đại biểu Quốc hội về các chuyên đề giám sát năm 2017. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, sẽ lựa chọn 2 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát và báo cáo Quốc hội.

Theo QĐND

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên phát triển mới
  • Tỉnh duy nhất có đường biên giới cả trên bộ và trên biển với Trung Quốc?
  • Thêm nhiều trường đại học chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025
  • Vị vua nào dẫn giặc vào xâm lược nước ta, sau bỏ mạng nơi đất khách?
  • Bản tin Cảnh báo: Cẩn trọng đông trùng hạ thảo kém chất lượng tràn ngập mạng xã hội
  • Đố bạn tìm được quy luật của dãy số trong 20 giây
  • Bài toán siêu khó, chỉ 1% người giải được
  • Nhiều người tranh cãi: 'Chếnh choáng' hay 'chuếnh choáng'?
推荐内容
  • Phê duyệt vaccine đầu tiên ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • 5 học sinh trường Newton vào đội tuyển thi quốc gia của Hà Nội
  • Những lợi ích khi lựa chọn hình thức thi IELTS trên máy tính
  • Câu hỏi 'khó đỡ' khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia chịu thua
  • Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế
  • Thủ khoa kỳ thi đại học nhưng bị loạt trường từ chối gây chấn động