【bayern munich có bao nhiêu cúp c1】Thanh Hoá: Gian nan chống nợ thuế
Tính đến hết tháng 7-2015, tổng số nợ thuế trên toàn tỉnh Thanh Hoá so với thời điểm tháng 12-2014 bằng 109,4%; trong đó, nhóm DN ngoài quốc doanh chiếm gần 80%, nhóm nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày chiếm 80,9%, nhóm ngành xây dựng chiếm 38,9%. Hiện, cơ quan Thuế Thanh Hoá mới thu được 1.400 tỷ đồng (trong đó thu nợ của năm 2014 là 280 tỷ đồng, thu nợ năm 2015 là 1.120 tỷ đồng).
Theo Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa Lê Ngọc Sơn, để ngăn chặn nợ thuế, đơn vị đã cương quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ nhằm tạo sức ép cho DN về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN, giảm nợ đọng. Trong nửa đầu năm 2015, Cục Thuế Thanh Hoá đã thực hiện 996 lượt các quyết định cưỡng chế, tương ứng với số tiền 405 tỷ đồng, thu hồi nợ sau cưỡng chế đạt 53 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vẫn khó giảm nhóm nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày là do một bộ phận DN trước đây cũng có ý thức chấp hành pháp luật thuế nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn đến rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, không có tiền để trả nợ thuế; các DN hoạt động xây dựng cơ bản thi công các công trình nhưng không ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư mà ký qua các tổng công ty nên chậm được thanh toán. Bên cạnh đó, có bộ phận DN kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài lâm vào tình trạng phá sản nhưng không làm thủ tục phá sản và không có khả năng trả nợ thuế. Có nhiều đơn vị vãng lai có số nợ thuế từ trước năm 2006, cơ quan Thuế đã gửi thông báo nhiều lần nhưng không có hồi âm. Một số trường hợp, cơ quan Thuế đã sử dụng biện pháp mạnh như thông báo hoá đơn không có giá trị sử dụng nhưng vẫn trây ỳ nợ thuế...
Cũng theo Cục Thuế Thanh Hoá, số nợ thuế thường tập trung vào DN ngoài quốc doanh, nợ tiền thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền chậm nộp tăng cao so với các năm trước là do đội ngũ lao động nước ngoài tự kê khai nộp thuế hoặc do các công ty, đại lý thuế kê khai nhưng chứng từ thất lạc, sai sót trong quá trình kê khai, quyết toán thuế. Trong tổng số 86 tỷ đồng nợ thuế TNCN thì số nợ thuế của Công ty CP Bóng đá Thanh Hoá đã là 60 tỷ đồng và là DN nợ thuế lớn nhất toàn tỉnh. Đây là số thuế TNCN của các cầu thủ bóng đá, đơn vị đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn cho DN nhưng chưa có cơ chế xử lý.
Bên cạnh đó, số lượng người nộp thuế đăng ký mã số thuế ban đầu tại các đơn vị chi trả không có thông tin đầy đủ như: Địa chỉ cư trú không rõ ràng, không có số điện thoại liên lạc... Do vậy, khi người nộp thuế có 2 nguồn thu nhập trở lên tự kê khai, quyết toán thuế TNCN hoặc trách nhiệm kê khai do đại lý thuế... nên để liên kết các thông tin về đơn vị chi trả, đầu mối để xác định số tiền nợ thuế của cá nhân rất mất thời gian, đặc biệt đối với người nước ngoài.
Giải pháp mà Cục Thuế Thanh Hoá đưa ra từ nay đến cuối năm là tiếp tục rà soát các đối tượng nợ thuế lớn, kéo dài, cơ quan Thuế đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhưng chưa thu được tiền thuế nợ; các trường hợp người nộp thuế cố tình trây ỳ hoặc không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký, gửi văn bản, thông báo nợ không có hồi âm... sẽ được lập danh sách để thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Công an để xử lý. Đối với trường hợp nợ tiền cấp quyền khai thác mỏ, tiền thuê đất Cục Thuế sẽ báo cáo UBND tỉnh ra quyết định ngừng cấp phép khai thác, thu hồi đất.
Đối với khó khăn áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với DN xây dựng tỉnh ngoài có các khoản thuế vãng lai do chưa có cơ chế phối hợp xử lý giữa cục thuế các tỉnh. Hiện Cục Thuế Thanh Hoá đã gửi công văn đôn đốc nợ thuế đến các DN có số nợ thuế vãng lai tại Thanh Hoá, đồng thời gửi cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để phối hợp thu hồi nợ thuế nhưng hiệu quả không cao. Do vậy, để gỡ khó cho cơ quan Thuế địa phương thì Tổng cục Thuế nghiên cứu đưa vào Quy trình cưỡng nợ thuế quy định đối với DN có số nợ thuế vãng lai trên 90 ngày và trách nhiệm phối hợp của cơ quan Thuế quản lý trong việc tham gia cưỡng chế nợ thuế.
Theo Cục trưởng Lê Ngọc Sơn, về giải pháp căn cơ mang tính lâu dài, Tổng cục Thuế cần nghiên cứu, báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ sớm ban hành các quy định về điều kiện, tiêu chí, phương thức xác định người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế không được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh.
"Cần bổ sung quy trình Quản lý nợ về một số nội dung liên quan đến Luật Phá sản mới ban hành như: Quy định việc xác định DN, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cơ quan Thuế với vai trò như một chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các DN nợ thuế. Đồng thời, bổ sung đối tượng người nộp thuế đã bị cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hoá đơn không có giá trị sử dụng vào nhóm nợ khó thu" - ông Lê Ngọc Sơn kiến nghị.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Công nghệ là yếu tố nội sinh quan trọng của tăng trưởng
- ·Erik ten Hag hỏi MU 3 câu quyết định thành bại ở Old Trafford
- ·Phái sinh: Có thể nắm giữ vị thế mua theo xu hướng tăng
- ·PSG chọn Conte sau khi Zidane im lặng
- ·Lần đầu tiên “Tuần lễ thịt lợn nhập khẩu” được tổ chức nhằm góp phần bình ổn giá thịt lợn
- ·IDI sắp chia cổ tức 16%
- ·Mbappe đòi Real Madrid trả phí lót tay 150 triệu Euro
- ·Kết quả bốc thăm chia bảng World Cup 2022
- ·Thủ tướng kêu gọi các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn, đóng góp tích cực hơn cho nền kinh tế,
- ·Real Madrid nhận tin dữ trước đại chiến Barcelona
- ·Chịu tác động bởi Covid
- ·Thuế tự vệ được áp dụng như đối với thuế NK
- ·Kết quả bóng đá hôm nay
- ·Nhanh chóng giải quyết hàng hóa tồn đọng tại cảng TP. Hồ Chí Minh
- ·Cách nhận biết thực phẩm hỏng đề phòng ngộ độc vào ngày hè
- ·Lợi nhuận quý III của Techcom Securities tăng gấp đôi
- ·Bán ra hàng loạt, VN
- ·Kết quả bóng đá Argentina 3
- ·Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dịch bệnh để găm hàng, tăng giá bất hợp lý
- ·Tặng chuyên gia Hải quan Nhật Bản kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tài chính