【kqbd đan mạch】Tìm tòi của những người trẻ
Tác phẩm “Sông quê” của Thái Văn Nguyên
Giới thiệu đến công chúng 43 tác phẩm của 40 tác giả trẻ có tuổi đời dưới 40 tuổi,ìmtòicủanhữngngườitrẻkqbd đan mạch triển lãm mỹ thuật trẻ lần IV – Huế 2019 quy tụ được nhiều nhóm đối tượng khác nhau: sinh viên, giảng viên mỹ thuật, các họa sĩ trẻ và cả những cây cọ kỳ cựu, với chung một đam mê tìm kiếm cái đẹp của sức trẻ. “Vẻ đẹp của tự nhiên” của Võ Quang Phát, “Sông quê” của Thái Văn Nguyên, “Vết sẹo của chiếc tủ” của Mai Minh Quý, “Hồi sinh – số 3” của Nguyễn Thị Mỹ Tâm, “Không tên - số 5” của Nguyễn Trung Kiên… mỗi tác phẩm là một lát cắt của cuộc sống, thể hiện sự tìm tòi, khai phá trên con đường sáng tạo.
Theo giới thiệu của họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, Chủ tịch Hội Mỹ thuật, tất cả các tác phẩm đều mới, được sáng tác từ năm 2018 với nhiều biểu hiện tạo hình đặc sắc, được tạo nên từ tình yêu và sự khát khao khẳng định mình. Những khai phá, tìm tòi trong một năm qua của các tác giả trẻ được bộc lộ rõ nét từ sự đa dạng hình thức thể loại, kỹ thuật chất liệu cho đến bút pháp thể hiện và sự phong phú chủ đề, mang đến cho triển lãm những tác phẩm sinh động, ấn tượng.
Bên cạnh sự tươi mới trong phong cách, nhiều tác phẩm vẫn đang miệt mài trên đường thể nghiệm. Có những tác phẩm có bút pháp vững vàng, hay tinh anh trong tư duy biểu hiện, kỹ thuật chất liệu điêu luyện thể hiện sự dày công lao động với sức bền sáng tạo. Nhiều tác phẩm thực sự mang lại những khoái cảm nghệ thuật đầy hứa hẹn, từ những tìm tòi đang dần khẳng định tính chuyên nghiệp. Chúng ẩn hiện quan niệm về đời sống nhân sinh từ giác độ của thế hệ sáng tác trẻ, hay cách biểu hiện của giới trẻ khi đối diện những vấn đề thời sự trong cuộc sống hiện đại.
Với triển lãm này, cảm xúc của người xem còn bị lôi cuốn, dẫn dắt từ những thông điệp nghệ thuật ẩn dụ, biểu hiện đằng sau mỗi tác phẩm. Tôi đã dừng lại thật lâu trước tác phẩm sắp đặt “Vết sẹo của chiếc tủ” của Mai Minh Quý để cảm nhận sự đồng điệu, đúng hơn là trắc ẩn về sự mất mát, ám ảnh từ những vật dụng cũ kỹ. Một chiếc tủ chưa hoàn thiện với những mảnh ghép lơ lửng, xung quanh là những cờ lê, mỏ lết được gắn kết với một chiếc máy may “cổ lỗ sĩ” bằng tấm vải mong manh… ấy là suy nghĩ của tác giả về gia đình. Những cờ lê, mỏ lết - công cụ làm việc của cha, chiếc máy may - phương tiện mưu sinh của mẹ, sự xung đột giữa cha và mẹ trong cuộc sống thường nhật để lại những vết sẹo trong lòng đứa con. Chiếc tủ ấy là hình ảnh tượng trưng cho một gia đình. Nó vẫn còn những mảnh ghép chưa hoàn thiện, bởi gia đình luôn cần trải qua quá trình vun vén, dựng xây. Dù mới tốt nghiệp Khoa Hội họa, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế hai năm nhưng tác phẩm này đánh dấu sự trưởng thành của Quý từ ý tưởng, cách tổ chức tác phẩm, tạo không gian, tận dụng vật liệu cũ…
Tác phẩm “Vết sẹo của chiếc tủ” của Mai Minh Quý
“Sông quê” của Thái Văn Nguyên là một tác phẩm chạm đến cảm xúc của người xem bằng vẻ đẹp hiền hòa, đằm thắm, lấp lánh của dòng sông quê. Bằng nét vẽ chững chạc, bút pháp già dặn, bức tranh mang đậm phong cách cổ điển mà thoạt nhìn, cứ ngỡ đó là tác phẩm của một người từng trải, kinh nghiệm chứ không phải của một sinh viên mới ra trường. Sự gắn kết giữa chủ đề, nội dung và bút pháp càng khiến bức tranh thêm phần lắng đọng, giá trị, chạm tới “đỉnh” của nghệ thuật hội họa.
“Vẻ đẹp của tự nhiên” của Võ Quang Phát là sự tìm kiếm của chính tác giả về những gì anh đang khai phá. Sự pha trộn màu sắc, vật liệu được thể hiện trong tranh cũng tạo ra những xúc cảm thẩm mỹ cho người xem… Nếu “Vết sẹo của chiếc tủ”, “Vẻ đẹp của tự nhiên” là những tìm tòi đầy phá cách về nghệ thuật đương đại thì “Sông quê” là sự đào sâu của nghệ thuật cổ điển. Tất cả đều thể hiện sự thành công của các tác giả và đều được trao giải thưởng mỹ thuật trẻ của Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế.
Qua 4 lần tổ chức, triển lãm mỹ thuật trẻ tạo sân chơi, giới thiệu những sáng tác mới, phát hiện, bồi dưỡng và động viên những kết quả đạt được trong hoạt động thực hành nghệ thuật của giới trẻ. Sau mỗi lần triển lãm, những người tổ chức lại thấy lóe lên hy vọng với sự xuất hiện của nhiều gương mặt mới nhưng làm nên chuyện. Chủ đề phong phú, cách biểu hiện khác với những họa sĩ có nghề, có thể còn non nớt, khá khác lạ so với những chuẩn mực đã thấy nhưng chính điều ấy tạo nên sức hút riêng cho sân chơi này. Điều này cũng cho thấy, mỹ thuật Huế không chỉ là những tên tuổi, mà là sự kế tục của nhiều thế hệ trẻ.
Bài, ảnh: TRANG HIỀN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cửa hàng bán giày adidas nam chính hãng tại TP.HCM 1Sneaker.Vn
- ·Hà Nội phải giao nhiệm vụ thu thuế đến từng cán bộ, công chức
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/10
- ·Hà Nam: Công khai 123 doanh nghiệp nợ thuế hơn 70 tỷ đồng
- ·Cảnh báo: Thuốc lá điện tử núp bóng thực phẩm, đồ chơi được bày bán tràn lan
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/10
- ·Trọng tài công nhận bàn thắng cho HAGL bị treo còi
- ·Nhận định bóng đá Man City vs Fulham: Tìm lại niềm vui chiến thắng
- ·Nâng cao chất lượng tuyên truyền trong tổ chức Đảng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển để giảm nợ thuế
- ·Thông tin mới về lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH
- ·Tuyển Việt Nam du đấu Hàn Quốc trước AFF Cup 2024
- ·Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện Quyết định 15/2017/QĐ
- ·Nhận định Nam Định vs Bangkok United, 19h ngày 2/10
- ·Lãi suất tăng tác động ra sao tới hoạt động thanh toán nợ?
- ·Ngành Thuế đã làm tất cả để chống thất thu
- ·Đã giảm 4.379 container tồn đọng tại cảng biển
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 13/10
- ·Giá xăng dầu hôm nay 5/6/2023: Tăng mạnh sau quyết định của OPEC+
- ·Kết quả bóng đá Italy 2