【kq bóng đá tay ban nha】Quốc hội giám sát đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn
Sáng 5-6,ốchộigimstđầutưcngchonngnghiệkq bóng đá tay ban nha Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo giám sát kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thảo luận về báo cáo này. Phạm vi giám sát tập trung chủ yếu vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2006 đến năm 2011. Đối tượng giám sát là các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu. Ảnh: Minh Điền |
Qua quá trình giám sát, Ủy ban kinh tế ghi nhận, vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từng bước được nâng lên. Nhiều địa phương đã có các giải pháp huy động vốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp, tạo cơ chế để người dân đóng góp bằng tiền, hiến đất và lao động trực tiếp để đầu tư xây dựng cầu, đường, trường học, nhà ở… Nhờ đó, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tác động tích cực cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần nâng cao đời sống nông dân, cải thiện diện mạo nông thôn…
Tuy nhiên, từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và kết quả giám sát tại chỗ, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã nêu rõ một số hạn chế, yếu kém chủ yếu. Trong đó, nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn rất thiếu so với nhu cầu. Công tác lập và thực hiện quy hoạch còn hạn chế, chưa sát thực tế; tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao vẫn còn phổ biến; một số nơi việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật và pháp luật trong đầu tư chưa nghiêm túc, còn để xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư; chưa thực hiện tốt cơ chế dân chủ và phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân trong tổ chức thực hiện đầu tư.
Về phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hình thức liên kết, liên doanh “bốn nhà” trong nông nghiệp chưa gắn chặt trách nhiệm để làm cơ sở phát triển bền vững…
Thống nhất với nhận định của Báo cáo cho rằng, đã có rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) phân tích thêm, với một “rừng” văn bản như thế thì sự chồng chéo, trùng lắp rất dễ xảy ra. Đại biểu dẫn chứng: về đầu tư xây dựng nhà ở cho đồng bào vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã có tới 5 quyết định của Thủ tướng. Trong khi đó, những chính sách có tính đột phá về khoa học công nghệ nông nghiệp lại rất thiếu, khiến cho nông nghiệp nước nhà không có tính cạnh tranh cao. Hoạt động khuyến công chưa hiệu quả, trong khi công nghiệp có liên hệ hữu cơ với nông nghiệp hiện đại.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Bình Định) thì nhận định, để có được một nền nông nghiệp hàng hóa phải có hệ thống chính sách đồng bộ về đất đai, tín dụng, thuế, năng lượng. Do đó, một ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới là bổ khuyết để hoàn chỉnh khung pháp luật này. Mặt khác, để tránh những “cú sốc” thị trường như thịt heo có chất cấm, gây thiệt hại rất lớn cho người dân, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thú y, bảo vệ thực vật cần được siết chặt.
Trăn trở về việc sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam chưa vươn tới chất lượng cao, xuất khẩu kém giá so với sản phẩm tương tự của Thái Lan, đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) chỉ ra nguyên nhân là do chưa có quy hoạch sản phẩm mũi nhọn theo vùng miền, chưa đầu tư xứng đáng để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu. Để tạo điều kiện cho nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn lớn, kinh doanh lâu dài, chính sách hạn điền phải thay đổi. Thời gian sử dụng đất nông nghiệp nên dài hơn, khoảng 50 năm.
Đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) lại quan tâm đến những bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Văn bản hướng dẫn chậm, thi hành cũng chậm. Đơn cử là chủ trương thu mua lúa tạm trữ vừa qua được triển khai khi người dân đã bán hết lúa.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) lại quan tâm đến một vấn đề khác mà bà cho là chưa được đề cập trong báo cáo giám sát. Đại biểu đề nghị bổ sung nội dung đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn…
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về Báo cáo giám sát này.
Nguồn: SGGPO
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế đưa hàng lên biên giới
- ·Thông quan 28.550 lô hàng trên hệ thống một cửa quốc gia, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp
- ·Phát triển công nghiệp cơ khí: 2 mấu chốt cần phải giải quyết
- ·Techcombank tiên phong chuyển đổi số ngành ngân hàng
- ·Hưng Yên: Triệt phá đường dây đánh bạc công nghệ cao 120 tỷ đồng
- ·Bảo Hiểm Bảo Việt nhận giải sáng kiến chuyển đổi bảo hiểm số tốt nhất Việt Nam
- ·Yên Bái: Phát triển công nghiệp nông thôn gắn với thúc đẩy thị trường tiêu thụ
- ·Quảng Bình: Sáu tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 6%
- ·Tôn vinh nghệ nhân
- ·Cục Thuế Quảng Ninh: Bàn biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp giai đoạn 2021
- ·Báo cáo Thủ tướng kết quả vụ Asanzo trước ngày 30
- ·Thu nhập bình quân đầu người: Điều thần kỳ để Việt Nam đuổi kịp Malaysia
- ·Trung Quốc chi 17 tỷ USD nhập khẩu, Việt Nam chặn gấp lợn vượt biên
- ·Trên trời tàu bay lượn vòng chờ chỗ đáp, dưới đất taxi sẵn sàng đợi 'chặt chém'
- ·Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: ASEAN cần nâng cao năng lực ứng phó với nguy cơ, rủi ro mới
- ·Giá thép giảm lần thứ 14 liên tiếp
- ·Đồng Nai: Bêu tên 89 doanh nghiệp chây ỳ nợ thuế hơn 559 tỷ đồng
- ·TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp đột phá trong quản lý nhà nước về hải quan
- ·Cuối tuần này, Thủ tướng chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, tái khởi động nền
- ·Nhân giống húng Láng quý hiếm, cả làng xây nhà lầu, sắm xế hộp