【ket qua bóng】Tăng lực cho các trường Đại học nghiên cứu cơ bản
Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học gắn kết chặt chẽ với quá trình đào tạo,ănglựcchocáctrườngĐạihọcnghiêncứucơbảket qua bóng đặc biệt là đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ... Theo tìm hiểu của PV, hiện nay tại các trường đại học, viện nghiên cứu, lực lượng nghiên cứu trẻ chiếm đa số (dưới 40 tuổi chiếm khoảng 35- 40%). Lực lượng này chủ yếu có trình độ đại học (chiếm 45- 50%), trình độ tiến sỹ chỉ chiếm khoảng 10- 15% và thời gian dành cho nghiên cứu khoa học rất ít.
PGS -TS. Nguyễn Tất Cảnh - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết, ở các nước tiến tiến, đội ngũ giáo viên đều trải qua thời gian làm nghiên cứu rồi mới tham gia giảng dạy, còn ở Việt Nam, nhiều trường hợp tham gia giảng dạy mà không qua công tác nghiên cứu. Chính điều này đã có ảnh hưởng không tích cực đến chất lượng đào tạo đại học.
Nghị quyết TƯ 8 khẳng định ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn...
Một trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các trường đại học ở Việt Nam thiếu tính tự quản, ít năng động dẫn đến hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học kém hiệu quả. Có thể khẳng định, các trường đại học hiện nay không chỉ là trung tâm đào tạo mà đã thực sự trở thành các trung tâm nghiên cứu khoa học, sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới, hiện đại. Muốn đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tốt, các trường đại học cần chú trọng và ưu tiên cho công tác nghiên cứu. Tuy vậy, thời gian dành cho nghiên cứu khoa học và dịch vụ tại các trường đại học ở Việt Nam còn rất ít, mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy chế phân bổ thời gian nghiên cứu khoa học cho các giảng viên.
Trong khi đó, ở các trường đại học nghiên cứu của Mỹ, đội ngũ cán bộ, giảng dạy dành khoảng một nửa thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học và cứ sau 5 năm mỗi cán bộ có 1 đến 2 học kỳ để bồi dưỡng nghiên cứu khoa học. Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy luôn có cơ hội cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ và thăng tiến trong sự nghiệp…
Ở Việt Nam hiện nay, có một nghịch lý rất đáng quan tâm là trong khi nhiều đề án nghiên cứu thiếu kinh phí thực hiện thì ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học lại phân phối không hết.
PGS- TS. Cảnh nhận định cách thức quản lý khoa học như hiện nay chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Có thể nhìn cách phân phối kinh phí hiện nay như một cuộc đấu thầu xây dựng và các đề tài nghiên cứu đôi khi không phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, cũng như không theo kịp trào lưu và định hướng của khoa học quốc tế.
Hiện nhiều tiến sỹ không làm nghiên cứu mà chỉ làm các chức vụ hành chính, quản lý. Hệ quả là tuy trên giấy tờ cả nước có đến 14.000 tiến sỹ và 6.000 giáo sư nhưng năng suất khoa học quá thấp để có thể so sánh với các nước trong khu vực.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo...
Việc ban hành Nghị quyết đã góp phần giải quyết cơ bản bài toán nhân lực, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường đại học, góp phần đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề.
Nghị quyết khẳng định sẽ ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư và có cơ chế đặc biệt để phát triển một số trường đại học sớm đạt trình độ khu vực và quốc tế, đủ năng lực hợp tác và cạnh tranh với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu thế giới.
Nghị quyết nhấn mạnh cần tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục đại học; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh ưu tiên đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, cơ sở sản xuất thử nghiệm hiện đại trong một số cơ sở giáo dục đại học; cần có chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học.
Bích Nguyễn
(责任编辑:World Cup)
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Điểm danh những ngành thường lấy điểm chuẩn khối C cao ‘ngất ngưởng’
- ·Dự báo thời tiết đêm 11 ngày 12/3: Hà Nội trời rét, có mưa nhỏ vài nơi
- ·'Quái vật hồ Loch Ness' có hình dáng giống khủng long thời tiền sử chết dạt bờ ở Mỹ
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Không phải cứ chậm cắt dây rốn là tốt cho trẻ mà hãy coi chừng những hiểm họa này
- ·Tưới dầu hỏa lên người rồi châm lửa tự thiêu
- ·Bắc Kạn: Hai ô tô đâm nhau trực diện khiến một người tử vong, xe con bị vò nát
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·Quảng Ninh: Trẻ 20 tháng tuổi bị chấn thương sọ não khi gửi ở trường mầm non
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Bộ Y tế ngừng tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem vào cuối tháng 5/2018
- ·Đại học Y Hải Phòng dự kiến điểm sàn kì tuyển sinh năm 2018 chỉ từ 18 điểm
- ·Nhiều chung cư tại Hà Nội không thể khắc phục các vi phạm về công tác PCCC
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Thực phẩm chế biến có liên quan đến ung thư?
- ·Thả thiên nga ở Hồ Gươm: Chuyên gia nói gì?
- ·Chiêm ngưỡng Maldives đẹp như thiên đường qua chuyến đi của hotgirl Châu Bùi
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·Xét xử vụ 18 lần vỡ đường ống sông Đà: Ông Phí Thái Bình khai gì?