【7m ti so】Chuột chạy rầm rầm, tiểu thương ăn ngủ cùng tại bến hoa Bình Đông
Cận Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022,ộtchạyrầmrầmtiểuthươngănngủcùngtạibếnhoaBìnhĐô7m ti so thời điểm các ghe hàng tấp nập chở hoa, cây kiểng tập trung tại bến Bình Đông (quận 8, TP.HCM) để bày bán. Chạy dọc tuyến đường, nhiều tiểu thương đã mắc võng, ăn ngủ tại chỗ, tranh thủ bán hàng vụ Tết.
Ghi nhận trong tối 25/1 (tức 23 tháng Chạp âm lịch), lượng khách đến bến Bình Đông xem hoa, khảo giá và mua khá đông, dù chưa được như mọi năm.
Một số tiểu thương từ miền Tây cho hay, năm nay, số lượng cây ra bông giảm nguồn cung do nhà vườn lo ngại tình hình dịch bệnh, người mua ít. Đối với loại cây cảnh hoặc bonsai, lượng bán ra thay đổi không đáng kể bởi nếu bán không được, có thể mang về, qua năm bán lại.
Bến hoa Bình Đông (quận 8, TP.HCM) nhìn từ trên cao (ảnh: Trần Chung) |
Người kiếm sống, chuột cũng bận kiếm ăn
Chị Nguyễn Thị Trúc Chi (nhà vườn ở Bến Tre) dẫn chứng, mọi năm làm 1.000 cây thì năm nay, các vườn chỉ làm khoảng 300-400 cây, có người nghỉ luôn. Do đó, dẫn đến khả năng thiếu cây ra bông dịp Tết năm nay.
Tại gian hàng của chị, giá mai giảo Thủ Đức giá dao động từ 150.000 đồng/cây cỡ nhỏ nhất, cho tới 6 triệu đồng/cây cỡ lớn; cúc vạn thọ từ 150.000-160.000 đồng/cặp (cao hơn mọi năm khoảng 20.000 đồng/cặp). Cây xanh kiểng có mức giá 50.000-60.000 đồng/chậu. Giá bán nhích hơn mọi năm do chi phí xăng dầu tăng, cước vận chuyển cũng tăng.
Anh Nguyễn Hoàng Sơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre) cho hay, thu nhập từ việc bán vụ Tết mọi năm là khoảng 200 triệu đồng. Hiện, vườn nhà anh trồng hơn 2.000 cây hoa kiểng đủ loại, như mai, mai chiếu thủy, kiểng bon sai, hoa giấy,... Mai nhỏ có giá từ 100.000-300.000 đồng/cây, cây lớn có giá từ 5-10 triệu đồng/cây. Hoa giấy có giá từ vài trăm nghìn đến 4 triệu đồng/cây.
Hàng từ vườn nhà sẽ theo ghe thuyền lên bến, bán từng đợt chứ không chuyển hết một lượt vì còn tùy sức mua thị trường.
Tết 2022, nhiều nhà vườn cho biết lượng cung cây ra bông sẽ giảm so với các năm (ảnh: Trần Chung) |
Tiểu thương ăn ngủ tại bến hoa (ảnh: Trần Chung) |
Móc võng ngủ tại điểm bán (ảnh: Trần Chung) |
Tương tự, chị Trúc Chi mới chỉ vận chuyển lên 120 chậu mai, cúc vạn thọ và hướng dương bằng xe tải để bán thăm dò thị trường. Nếu bán chạy mới đưa số lượng lớn cây tại vườn lên bằng ghe, bởi tiền vận chuyển ghe đắt.
“Hai người thuê một đoạn đường dài khoảng 5m để bày bán hoa, giá thuê 4 triệu đồng. Ghe chạy từ Bến Tre lên cũng tốn 13 triệu đồng. Đủ chi phí. Ở bến thì có quá nhiều chuột đi kiếm đồ ăn. Tôi mang dưa leo để ăn với cơm mà chuột cũng mò ăn. Tối nằm nghe động sột soạt, không ngủ nổi. Bán hoa, kiếm được tiền tiêu Tết đâu dễ gì", chị tâm sự.
Có kinh nghiệm 11 năm bán vụ Tết tại bến Bình Đông, tiểu thương Huỳnh Thiện Hoàng (Bến Tre) nhận định, lượng khách đến mua ít hơn so với mọi năm, nhưng nếu không bán hết mai, ông có thể gửi lại vườn chăm sóc. Do đó, không sợ bị thiệt hại vì hàng ế, chỉ mất công và thời gian bày bán.
Ông Hoàng lên đây bán sớm từ Rằm tháng Chạp và dự tính bán đến chiều 29 Tết về nghỉ. Tiểu thường này đã bán được chừng 40 chậu mai. Nếu thuận lợi, thu nhập vụ Tết khoảng 30-40 triệu đồng, tùy lượng cây bán ra.
Với việc sinh hoạt tại bến, tiểu thương chỉ ngủ được tầm 2-3 tiếng/ngày bởi còn trông hàng và chào mời khách. Ông mua cơm ngoài tiệm ăn chứ không dám mang đồ ăn tích trữ, bởi chuột chạy rầm rầm. Người mải lo kiếm sống mà chuột cũng bận kiếm ăn.
Chị Lê Ánh Hồng (huyện Bình Chánh) năm nay ra mua mai sớm hơn so với các năm trước, nhưng chị cũng đắn đo đi khảo giá tại một số điểm bán để tìm được chậu mai ưng ý, giá phải chăng. Một số chậu mai có thế đẹp, giá lên tới 4-5 triệu đồng/cây, nhưng chị muốn mua cây giá thấp hơn.
Theo chị, nếu thực sự có nhu cầu mua trưng bày Tết khách sẽ đi xem cây hoa kiểng sớm chứ không chờ đến tận 28, 29 âm lịch. Lúc đó thì chỉ là đi mua cho có, mua vì rẻ. Làm như thế rất tội những người bán hàng ở bến Bình Đông.
Lượng khách đến xem, khảo sát hoa kiểng bắt đầu đông dần (ảnh: Trần Chung) |
Khách có nhu cầu sẽ mua cây từ sớm, không đợi đến sát 28, 29 âm lịch đi mua cho rẻ (ảnh: Trần Chung) |
Người dân đang xem hoa giấy tại bến (ảnh: Trần Chung) |
Trần Chung
Bất ngờ chợ Tết 2022: Hoa cảnh đột nhiên khan hàng, tăng giá mạnh
Thị trường hoa Tết 2022 có thể sẽ khan hiếm hàng, giá tăng. Trong khi người trồng hoa mong người dân đừng đợi đến đêm 30 tháng Chạp mới ra mua cây như Tết trước.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chuyên gia ADB: Ba chiến lược mấu chốt để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển
- ·Thời tiết ngày 1
- ·TMP tài trợ 220 triệu đồng an sinh xã hội
- ·Sáng tạo trong phòng, chống thiên tai
- ·Giảm giá xăng dầu giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất
- ·Gần 6 triệu cuộc gọi đến tổng đài 111 trong 20 năm
- ·Chống nóng cho tôm
- ·Bốn thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1
- ·Bộ Công Thương: Tăng trưởng xuất khẩu bền vững, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
- ·Cà Mau vững vàng bước vào nhiệm kỳ mới
- ·BHXH Việt Nam: 100% người thuộc hộ cận nghèo, học sinh sinh viên tham gia BHYT năm 2023
- ·Nghịch lý giá heo giảm, giá thịt lại tăng cao
- ·Chơn Thành: 40 căn nhà bị thiệt hại do lốc xoáy
- ·Ðổi mới tư duy, tăng cường phối hợp
- ·BHXH Việt Nam nhận 2 giải thưởng Thành tựu của ISSA
- ·Giải bài toán thuỷ lợi vùng ngọt hoá
- ·Chuyên gia dự báo hiện tượng El Nino sẽ sớm "nhường chỗ" cho La Nina
- ·Bao phủ bảo hiểm y tế ở vùng biên
- ·Quyết tâm, phấn đấu sản xuất bằng được vaccine, thuốc điều trị trong nước
- ·Cư dân ven biển trước mùa mưa bão