【thứ hạng của fulham gặp aston villa】Sự khẳng định của mối quan hệ gần gũi
Nỗ lực "hãm phanh" căng thẳng | |
Tổng thống Putin đánh giá quan hệ Nga-Trung đang ở tầm cao chưa từng có | |
Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình nhắc Nga và châu Á chống can thiệp từ bên ngoài |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Kemelevich Tokayev (phải) ngày 14/9/2022 |
Dư luận đang hết sức quan tâm tới cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Samarkand (Uzbekistan), bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Mặc dù vậy, việc điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc là Nursultan, thủ đô Kazakhstan. Điều này cho thấy quốc gia rộng lớn, giàu tài nguyên ở Trung Á này có vị trí rất đặc biệt trong chính sách đối ngoại hiện nay của Bắc Kinh.
Trung Quốc và Kazakhstan từ lâu đã có mối quan hệ láng giềng gần gũi, phản ánh qua việc phát triển chặt chẽ các mối quan hệ chính trị và kinh tế. Năm nay là đúng 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 3/1/1992). Trong 30 năm qua, hai nước đã ký nhiều thỏa thuận quan trọng như Hiệp ước láng giềng tốt, hữu nghị và hợp tác và Tuyên bố chung về thiết lập và phát triển quan hệ đối tác chiến lược.
Có thể nói Kazakhstan là quốc gia chủ chốt trong sáng kiến trên của Trung Quốc nhằm thiết lập mạng lưới giao thông và thương mại kết nối giữa châu Á, châu Âu và châu Phi. Kazakhstan đối với Trung Quốc không chỉ là đối tác kinh tế trong các lĩnh vực hợp tác truyền thống mà còn là hành lang trung chuyển. Về địa lý, Kazakhstan nằm ở vị trí chiến lược giữa hai phần Đông và Tây của địa cầu, là “cầu nối” giữa châu Âu với châu Á và các cảng của Kazakhstan là mắt xích quan trọng trên con đường vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc sang châu Âu và là "cánh cửa" để Trung Quốc tiếp cận khu vực Trung Á.
Theo Ngân hàng Trung ương Kazakhstan, tính đến tháng 9/2021, Trung Quốc đứng thứ tư (21,3 tỷ USD) về đầu tư nước ngoài vào Kazakhstan, sau Hà Lan, Mỹ và Thụy Sĩ. Trong số tất cả các nước Trung Á, Trung Quốc đầu tư lớn nhất vào Kazakhstan. Một trong những dự án lớn là tuyến đường sắt nối lục địa Á-Âu từ Bắc Kinh đến châu Âu. Bên cạnh đó, Kazakhstan thực sự là “mỏ tài nguyên quý” đối với Trung Quốc. Nhìn vào các số liệu xuất nhập khẩu có thể thấy hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Kazakhstan sang Trung Quốc là dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ, một nửa xuất khẩu còn lại chủ yếu là các nguồn tài nguyên khoáng sản khác và đặc biệt đáng chú ý là urani. Kazakhstan là nước khai thác quặng urani lớn nhất thế giới và mới đây Trung Quốc đã nhận được quyền tiếp cận mỏ urani của Kazakhstan. Những mỏ vàng, đồng, cobalt và đủ các loại kim loại hiếm cũng là "nam châm" thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc.
Đề cập đến tính chất đặc biệt của chuyến thăm cũng như quan hệ giữa hai nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Kazakhstan, Aibek Smadiyarov nêu rõ: “Điểm đặc biệt của chuyến thăm nằm ở chỗ Kazakhstan là quốc gia đầu tiên mà nhà lãnh đạo Trung Quốc tới thăm kể từ khi bắt đầu đại dịch”. Ngay khi tới Nursultan, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Kazakhstan là hai quốc gia láng giềng tốt, đối tác tốt.
Một trong những chỉ dấu cho thấy mối quan hệ bền chặt giữa hai nước là việc năm nay Bắc Kinh đề xuất đưa Kazakhstan trở thành thành viên Nhóm BRICS+, một trong những liên minh lớn nhất thế giới, được xem như đối trọng với Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).
Tổng thống đầu tiên của Kazakhstan, ông Nursultan Nazarbayev từng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Kế nhiệm ông Nazarbayev, Tổng thống Kassym-Jomart Kemelevich Tokayev, vốn tốt nghiệp chuyên ngành Trung Hoa học, cũng muốn thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh, trong bối cảnh Kazakhstan đang nỗ lực cân bằng mối quan hệ giữa Nga và phương Tây. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc lần này phần nào cũng cho thấy sự ủng hộ Bắc Kinh dành cho Tổng thống Tokayev, ủng hộ đường lối đối ngoại độc lập, cân bằng.
Việc chọn Kazakhstan là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau gần 3 năm được coi là bước tiếp nối để "mở ra một giai đoạn vàng son 30 năm” trong quan hệ song phương.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nghệ An: Tiết lộ nguyên nhân ban đầu điện giật nhiều người ở bể bơi
- ·Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam 5
- ·U20 Guam cầm chân U20 Bangladesh, HLV Hứa Hiền Vinh hưởng lợi
- ·HLV Park Chung
- ·Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo
- ·Đánh trọng tài bất tỉnh, cầu thủ Indonesia nhận thẻ đỏ rời sân
- ·Thống kê ấn tượng vòng 5 Ngoại Hạng Anh
- ·Nhận định bóng đá HAGL vs SLNA: Chủ nhà có thêm 3 điểm
- ·Tâm áp thấp nhiệt đới giật cấp 8 gây ngập lụt, tố lốc khắp nơi
- ·Rafaelson nhập tịch thành công, đủ điều kiện khoác áo tuyển Việt Nam
- ·Để tồn tại trong thời Covid
- ·Kết quả Ngoại Hạng Anh: Thắng đậm Bournemouth, Liverpool tạm chiếm ngôi đầu BXH
- ·Thanh Hoá đánh bại CLB Công an Hà Nội
- ·Acecook Việt Nam tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia 2024
- ·Hà Nội: Lộ diện 9 công trình vi phạm phòng cháy chữa cháy
- ·Mbappe ghi bàn, Real Madrid vất vả thắng Stuttgart
- ·Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 hôm nay 19/9: Atalanta đấu Arsenal
- ·Kết quả Ngoại Hạng Anh: Ghi bàn phút cuối, Man City thoát thua Arsenal
- ·Quan hệ thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh: Còn nhiều dư địa tăng trưởng
- ·Cầu thủ sinh năm 2008 lập kỷ lục tại V.League