【betis đấu với mallorca】Tiếp nhận 239 báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền
Đây là báo cáo của Ngân hàng Nhà nước về kết quả thực hiện các vấn đề đã cam kết tại phiên chất vấn ở kỳ họp cuối năm 2017 của Quốc hội.
Liên quan đến hoạt động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra phát hiện và xử lý các vi phạm,ếpnhậnbáocáogiaodịchđángngờliênquanđếnrửatiềbetis đấu với mallorca hạn chế các trường hợp chuyển tiền bất hợp pháp qua các trung gian, báo cáo cho biết: thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về phòng chống rửa tiền, trong đó đặc biệt là Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Báo cáo cho biết: Thông tư 13/2014/TT-NHNN đã hướng dẫn đầy đủ và cụ thể các biện pháp phòng, chống rửa tiền cũng như giúp các tổ chức hạn chế tối đa những rủi ro rửa tiền có thể xảy ra”. NHNN đã có quy định yêu cầu các tổ chức tài chính thu thập bổ sung thông tin về mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất 3 tháng gần nhất của khách hàng cá nhân có rủi ro cao và phải cập nhật thông tin khách hàng định kỳ ít nhất 1 lần/năm.
Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử, NHNN đã quy định một cách cụ thể về mức giá trị của các giao dịch phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền. Cụ thể, các tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phải báo cáo từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có giá trị từ 1 triệu USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
Công tác kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền phải được tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan triển khai hàng năm. Định kỳ đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách phòng, chống rửa tiền và cán bộ, nhân viên có liên quan về nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền…
Đại diện NHNN khẳng định, NHNN đang tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong nước trong việc chuyển giao thông tin, hồ sơ vụ việc, cảnh báo tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân những vấn đề nảy sinh liên quan đến rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Đáng lưu ý tính đến ngày 15-4-2018, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được 239 báo cáo giao dịch đáng ngờ và đã chuyển giao thông tin cho cơ quan có thẩm quyền 41 vụ việc liên quan đến 110 báo cáo. Nhận 51 văn bản và đã xử lý 46/51 văn bản từ các cơ quan có thẩm quyền đề nghị rà soát, cung cấp thông tin liên quan tới bị can, bị cáo hoặc đối tượng trong các vụ án.
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành hoạt động đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố để xác định các mức độ rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố ở các lĩnh vực, ngành, nghề có liên quan, từ đó kiến nghị các giải pháp phù hợp để khắc phục những rủi ro được xác định.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngư dân bắt được con cá heo hai đầu đầu tiên trên thế giới
- ·9 cô gái làm nghề tự do tại Khu du lịch Đồ Sơn nhiễm Covid
- ·Tỷ giá USD/VND và ám ảnh phá giá Nhân dân tệ ba năm trước
- ·Lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế cuối năm đang giảm sút
- ·Mua bán ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ sẽ bị phạt cảnh cáo
- ·Chật vật cung ứng điện từ 2019
- ·Sáng 28/10, TP.HCM đồng loạt tiêm vắc xin Covid
- ·Dệt may Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài để bắt kịp các nước
- ·Chính phủ kiên quyết phòng chống lợi ích nhóm, xử nghiêm chạy chức
- ·Cần xây dựng thương hiệu cho thủy sản xuất khẩu
- ·“Giải cứu Đại dương”
- ·Bé 1 tháng tuổi ở Thái Bình tử vong do sặc sữa
- ·Thêm ca Covid
- ·Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM thành lập khoa Covid
- ·Tặng quà cho trẻ em đang phẫu thuật, điều trị tại bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba
- ·Giải pháp mới bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh
- ·Một bệnh nhân Covid
- ·Tiếp nhận 239 báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền
- ·Hà Nội triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng nước
- ·Phân biệt triệu chứng Omicron, Delta, cảm, cúm