【kêt qua bong】Huyện vùng biên nâng cao chất lượng học trực tuyến
Khắc phục khó khăn
Thu nhập của gia đình anh Nguyễn Văn Tiến,ệnvugravengbiecircnnacircngcaochấtlượnghọctrựctuyếkêt qua bong dân tộc Nùng ở ấp 4, xã Hưng Phước chỉ trông chờ vào gần 2 sào tiêu. Vì vậy việc lo sách vở, quần áo cho 2 đứa con đang tuổi ăn học đã là nỗ lực của gia đình. Năm học này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tất cả trường học chuyển sang học trực tuyến. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình khó khăn không có thiết bị thông minh, 2 con của anh Tiến phải tự học ở nhà bằng đề cương, tài liệu do thầy cô mang đến. Thương các con, vợ chồng anh đã vay mượn mua 1 điện thoại thông minh trị giá gần 4 triệu đồng để các con học. Anh Tiến cho biết: “Hoàn cảnh khó khăn, vài triệu đồng là số tiền không nhỏ đối với gia đình tôi. Nhưng vì con nên vợ chồng tôi chắt bóp chi tiêu để mua máy cho con được học, tiếp thu kiến thức”.
Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Bù Đốp Phan Văn Quân hướng dẫn học sinh sử dụng phần mềm học trực tuyến tại nhà
Em Điểu Thị A La, lớp 9A, Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Bù Đốp cũng là con hộ nghèo. Để có thiết bị thông minh học trực tuyến là điều hết sức khó khăn đối với gia đình em. Vừa qua, từ chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Điểu Thị A La đã được tặng thiết bị học tập. Nhờ đó việc tiếp thu kiến thức đối với em trở nên dễ dàng hơn. Em La chia sẻ: “Em cảm ơn thầy cô giáo và nhà tài trợ đã giúp em có điện thoại mới để học trực tuyến. Nếu không được hỗ trợ thì em chỉ có thể tự nghiên cứu tài liệu, việc học rất khó khăn”.
Năm học 2021-2022, huyện Bù Đốp có gần 12.000 học sinh từ bậc mầm non đến THPT, trong đó học sinh DTTS chiếm 23%. Theo khảo sát của ngành giáo dục huyện Bù Đốp, trước khai giảng, tỷ lệ học sinh có đủ điều kiện học trực tuyến chỉ đạt 47%. Đến thời điểm này, số học sinh có thiết bị học trực tuyến đã tăng lên 98,1%. Tương đương chỉ còn hơn 200 học sinh thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách chưa có thiết bị học trực tuyến. Trong đó, phần lớn là con em đồng bào DTTS khó khăn. Để đạt được kết quả tích cực này là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, ngành giáo dục và các bậc phụ huynh.
Ông Trần Đình Trọng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bù Đốp cho hay: “Trước những khó khăn chung của ngành giáo dục, chúng tôi chỉ đạo các trường vận động phụ huynh tự mua sắm thiết bị để các em có điều kiện học trực tuyến. Đối với gia đình hoàn cảnh quá khó khăn, không thể tự mua thì chúng tôi vận động các tổ chức, mạnh thường quân hỗ trợ thêm. Qua cách làm này, đến nay số học sinh có điều kiện học trực tuyến đã tăng lên rất nhiều. Thời gian tới, lãnh đạo huyện và ngành giáo dục sẽ tiếp tục vận động để 100% học sinh có điều kiện học trực tuyến”.
Nâng cao chất lượng dạy và học
Việc nỗ lực đầu tư toàn diện thiết bị học trực tuyến cho học sinh đã mang lại hiệu quả tích cực trong dạy và học. Đồng thời giúp học sinh có tâm lý thoải mái để trao đổi trực tiếp với thầy cô và các bạn trong lớp trên phần mềm học trực tuyến. Vì vậy, chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. “Thời gian đầu phải tự học, tự nghiên cứu theo đề cương, tài liệu thầy cô cung cấp, em gặp rất nhiều khó khăn và khó tiếp thu kiến thức. Nhưng khi có điện thoại tham gia học trực tuyến, em cảm thấy thoải mái và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Những chỗ không hiểu, em có thể hỏi trực tiếp thầy cô một cách dễ dàng” - em Phạm Văn Hòa, lớp 9A,Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Bù Đốp chia sẻ.
Mặc dù đã được hỗ trợ thiết bị học trực tuyến song khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là với các em DTTS, ở vùng sâu, vùng xa. Điều này cũng được các trường nhanh chóng khắc phục, bằng cách cử giáo viên, các tình nguyện viên đến nhà hỗ trợ, hướng dẫn cài đặt phần mềm, cách sử dụng thiết bị để học sinh có thể tham gia học tập tốt nhất. Ngoài ra, các thầy cô, tình nguyện viên còn căn dặn, hướng dẫn phụ huynh theo dõi, giám sát việc tự học của con em mình tại nhà. Em Điểu Thị A La cho biết: “Lần đầu tiên em sử dụng điện thoại thông minh nên không biết gì. Nhờ thầy cô và các anh chị hướng dẫn, bây giờ em có thể sử dụng dễ dàng và việc học của em cũng tốt hơn nhiều”.
Năm học 2021-2022, Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Bù Đốp có 245 học sinh với 7 lớp, rất nhiều em hoàn cảnh khó khăn. Với sự nỗ lực của nhà trường, phụ huynh cũng như sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân, đến nay 100% học sinh của trường đủ điều kiện học trực tuyến. Bên cạnh tạo điều kiện về thiết bị học tập, trường còn tổ chức kiểm tra chất lượng học của học sinh. Những em có điều kiện học trực tuyến sẽ được giáo viên bộ môn đánh giá chất lượng qua trao đổi trực tiếp tại lớp. Đối với những em chưa có điều kiện học trực tuyến, đầu tuần giáo viên bộ môn gửi đề cương, tài liệu và bài kiểm tra cho các em.
Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Bù Đốp Phan Văn Quân cho biết: “Theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, cùng với công tác dạy và học, các trường đều phải triển khai kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Dù trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh nhưng việc này đã được trường triển khai rất tốt. Không thể so sánh với học trực tiếp trên lớp nhưng qua kết quả kiểm tra đánh giá, thì chất lượng dạy và học trực tuyến vẫn luôn đảm bảo”.
Sau hơn 1 tháng triển khai với sự nỗ lực hết mình bằng nhiều giải pháp, chất lượng dạy và học trực tuyến trên địa bàn huyện Bù Đốp đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hy vọng rằng, thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa thiết bị học tập từ chương trình “Sóng và máy tính cho em” để tất cả học sinh khó khăn đều có đủ điều kiện học trực tuyến. Qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học trên mảnh đất vùng biên này.
Văn Đoàn
(责任编辑:La liga)
- ·Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở nhiều tỉnh miền núi khu vực Bắc Bộ
- ·Hà Nội thêm bến xe Yên Sở: Hợp lý hay chắp vá, lãng phí?
- ·Gia tăng đột biến số vụ xâm hại trẻ em trong 6 tháng đầu năm
- ·Long An quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019
- ·Ủy viên Bộ Chính trị phải thực sự tiêu biểu về trí tuệ
- ·Hà Nội: Sẽ tinh giản biên chế đối với kế toán trường mầm non
- ·AkzoNobel Việt Nam đồng hành cùng Mùa Hè Xanh 2018
- ·Tạo đột phá về kết nối Cơ chế một cửa ASEAN
- ·Hướng dẫn biện pháp tự vệ đối với hàng dệt may trong Hiệp định CPTPP
- ·Cấp phát gạo hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn tại Ninh Thuận
- ·Đáp án môn Lịch sử, Địa lý THPT quốc gia năm 2018 chính xác nhất
- ·Người đàn ông tung tin thất thiệt để quảng cáo việc buôn bán bất động sản
- ·Bộ Tài chính chủ động phòng, chống thiên tai
- ·KBNN Ninh Thuận: Phát huy nhiều tiện ích của phần mềm kiểm soát chi lương, phụ cấp
- ·Trước giờ G công bố điểm chuẩn các thí sinh cần ghi nhớ những điều này
- ·Xuất khẩu quả chuối vào thị trường Trung Quốc: Cách nào để gia tăng thị phần?
- ·Long An quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019
- ·Mạo danh nhân viên ngân hàng gửi email báo nợ
- ·Thời tiết nắng nóng, bệnh nhân được bổ sung quạt, lắp điều hòa
- ·Xem cảnh sát cơ động TP.HCM 'bay' cùng các chú ngựa chiến