【lịch c2 châu âu】Cần xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về cổ phần hóa
>> Ai đang mua gom cổ phiếu Vinaconex?ầnxửlýnghiêmnhữngviphạmphápluậtvềcổphầnhólịch c2 châu âu
Đây là đánh giá của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay.
*PV:CPH, thoái vốn DNNN là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua, mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực, song kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Đại biểu có thể cho biết một số nguyên nhân đã và đang làm chậm tiến trình này?
- ĐB Nguyễn Trường Giang:Trong những năm qua, công tác tái cơ cấu, sắp xếp, đổi mới, CPH, thoái vốn nhà nước tại DNNN đã đạt được những kết quả quan trọng. Cơ chế, chính sách, hình thức tổ chức, quản lý về công tác CPH, thoái vốn nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành khá đầy đủ, đồng bộ. DNNN cơ cấu lại tập trung hơn vào trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, thực hiện vai trò, nhiệm vụ làm nòng cốt điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô và đặc biệt là hiệu quả hoạt động của DNNN sau CPH được nâng lên. Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước cũng thu được nguồn vốn đáng kể, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
|
Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được vẫn còn tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra trong nhiều báo cáo, nghị quyết như việc phê duyệt phương án cơ cấu lại các DNNN ở một số bộ, ngành, địa phương chậm, dẫn đến chưa hoàn thành kế hoạch CPH, thoái vốn theo đúng kế hoạch; nhiều ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối nhưng tỷ lệ sở hữu nhà nước vẫn cao; việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất sau CPH theo quy định của pháp luật trước khi quyết định CPH còn chậm và còn vi phạm;...
Số lượng doanh nghiệp (DN) CPH chậm dẫn đến qua các năm không đạt kế hoạch đề ra. Năm 2018, cả nước phải CPH 64 DN, nhưng thực tế chỉ đạt hơn 17%, với 12 DN hoàn thành, 35 DN đề nghị chuyển sang hoàn thành vào năm 2019, (chiếm 55%); 12 DN đề nghị chuyển sang thực hiện năm 2020 (chiếm 23%) và 6 DN không báo cáo thời hạn dự kiến hoàn thành.
Tôi cho rằng, bên cạnh các nguyên nhân như chính sách pháp luật chưa đầy đủ, việc xác định giá trị DN, nhất là phương án sử dụng đất sau CPH còn nhiều khó khăn, lúng túng... thì còn có nguyên nhân là do việc tuân thủ pháp luật về CPH chưa nghiêm; nhiều cấp, nhiều ngành còn chưa tích cực, chủ động triển khai nhiệm vụ; đồng thời còn tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong quá trình CPH, thoái vốn, gây bức xúc dư luận…
Qua theo dõi công tác CPH DNNN trong thời gian qua và điển hình tại một số DN như Cảng Quy Nhơn, Sabeco, hay mới nhất là Vinaconex, … đã cho thấy vẫn còn có chuyện thiếu công khai minh bạch, lợi ích nhóm, có biểu hiện can thiệp chưa đúng quy định của pháp luật vào hoạt động của doanh nghiệp.
*PV:Đại biểu có vừa nhắc tới câu chuyện lợi ích nhóm hay có biểu hiện can thiệp chưa đúng quy định tại một số DN, trong đó mới nhất là tại Vinaconex. Điều này biểu hiện cụ thể như thế nào, thưa đại biểu?
- ĐB Nguyễn Trường Giang:Phải khẳng định rằng, thương vụ thoái vốn nhà nước tại Vinaconex là một thương vụ rất thành công, khi Nhà nước thu về khoảng hơn 9.000 tỷ đồng, nhiều hơn 2.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Như vậy, việc xác định giá hợp lý, triển khai thoái vốn minh bạch, rõ ràng đã đem lại hiệu quả.
Tuy nhiên, sau khi CPH lại có sự tranh chấp giữa các nhóm cổ đông mới, mà đỉnh điểm là việc Tòa án Nhân dân quận Đống Đa (TP. Hà Nội) thụ lý giải quyết việc kinh doanh thương mại và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng tới hoạt động, hình ảnh của DN và tâm lý thị trường, góc nhìn của nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước.
Phải khẳng định rằng, việc tranh chấp giữa các nhóm cổ đông trong một công ty là câu chuyện của nội bộ của DN, song khi họ yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp thì chúng ta phải can thiệp đúng luật.
Rõ ràng khi can thiệp sai quy định pháp luật sẽ gây hậu quả, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của DN, và trước mắt ảnh hưởng đến tâm lý của NĐT.
Theo tôi, CPH, thoái vốn nhà nước là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhưng quá trình hậu CPH nếu không làm tốt cũng sẽ gây ra một tác động xấu và làm chậm tiến trình chung.
Việc áp dụng pháp luật khó tránh được hoàn toàn sai sót, nhưng sai sót có mang tính khách quan và sửa sai có kịp thời hay không thì cần có cơ quan giám sát, liệu có lợi ích nhóm, hay lạm dụng quyền lực để tư lợi hay không (?!).
Về mặt cá nhân, tôi đề nghị các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải có kiểm tra xác minh và kết luận cụ thể về vụ việc can thiệp của cơ quan nhà nước tại Vinaconex để báo cáo với công luận. Nếu cá nhân, cơ quan nhà nước áp dụng những biện pháp không đúng, gây thiệt hại cho DN, NĐT thì phải chịu trách nhiệm.
Hệ thống pháp luật của chúng ta hiện đã tương đối đầy đủ, từ xử lý kỷ luật hành chính, xử lý kỷ luật đến xử lý hình sự đều quy định trách nhiệm rất rõ. Quan trọng là chúng ta phải thực hiện đúng quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của NĐT.
*PV:Vậy Đại biểu có đề xuất gì để vừa thúc đẩy nhanh hơn quá trình CPH, vừa đảm bảo, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN cả trước và sau CPH?
- ĐB Nguyễn Trường Giang:Tôi cho rằng, Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo đẩy nhanh tiến trình CPH, thoái vốn nhà nước tại DN theo kế hoạch đã đề ra. Cùng với đó là thực hiện công khai, minh bạch, khẩn trương xác định giá trị DN, có lộ trình thời gian cụ thể để CPH, thoái vốn.
Một trong những yêu cầu quan trọng trong CPH, thoái vốn nhà nước là phải rất rõ ràng, minh bạch từ khâu định giá DN đến chào bán. Nếu chúng ta giải quyết câu chuyện công khai trong tất cả các khâu từ xác định tài sản, định giá, phương án sử dụng đất, tiêu chí lựa chọn NĐT,... rồi sau đó đưa lên giao dịch trên thị trường chứng khoán, thì tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì cả.
Nếu DN được CPH tốt thì sẽ nhận được sự quan tâm lớn của NĐT. Sau CPH cũng vậy, việc tranh chấp các cổ đông là câu chuyện của nội bộ của DN, nhưng Nhà nước sẽ luôn đồng hành, trong phạm vi nào đó cơ quan nhà nước vẫn phải can thiệp nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi nghĩ rằng, trong quá trình CPH, thoái vốn, đặc biệt là các DN có thương hiệu trên thị trường, Nhà nước rất mong các cổ đông đồng hành cùng DN, phát triển mạnh hơn nữa thương hiệu thị trường để tạo ra những thương hiệu Việt Nam mạnh. Chính phủ luôn đồng hành cũng DN - đó là mục tiêu Chính phủ đề ra và Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao điều đó.
Mặt khác, tôi cho rằng, cần có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân cố tình trì hoãn, không thực hiện CPH, cũng như cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình CPH, thoái vốn nhà nước.
*PV:Xin cảm ơn Đại biểu!
Kim Cương
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá vàng hôm nay 3/9: USD ồ ạt giảm giá, vàng đảo chiều đi lên
- ·Công khai thông tin vụ nữ sinh Đắk Lắk bị cưa gần hết chân phải
- ·42 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học
- ·Nỗ lực với mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS
- ·Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6,7%
- ·5 trường tham gia dự án hợp tác với châu Âu về việc làm cho sinh viên
- ·Ngày vui Thầy thuốc Việt Nam
- ·Trên 56 tỉ đồng xã hội hóa dành cho cấp tiểu học
- ·Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước
- ·Lấy người bệnh là trung tâm phục vụ
- ·Bộ Y tế khẩn cấp tìm hành khách 7 chuyến bay có người nhiễm Covid
- ·Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em tăng cao
- ·Cuộc thi Trái tim tri ân lần thứ IV, năm 2017
- ·Kỳ vọng dự án mới
- ·Mưa lũ lớn tại miền Trung gây thiệt hại nặng
- ·Bộ Y tế ra văn bản khẩn sau hai vụ thai phụ tử vong bất thường
- ·Xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm trong dịp lễ Tết
- ·Tăng cường thanh, kiểm tra mặt hàng rau, thịt
- ·Kia K5 chính thức ra mắt tại Việt Nam có gì hấp dẫn
- ·Ghi nhận 29 cas bệnh sốt xuất huyết