【tbn vs nhật】Kỳ I: Sức cạnh tranh cao, thay thế hàng nhập khẩu
Sản phẩm cửa nhôm, cửa nhựa các loại của Công ty EUROWINDOW có sức cạnh tranh cao |
SPCNCL có sức cạnh tranh
Trong giai đoạn 2011 - 2015, sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn, nhưng với hỗ trợ của Chính phủ và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, trực tiếp là Sở Công Thương Hà Nội, các doanh nghiệp có SPCNCL đã phát huy nội lực, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu từ 10-11%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp công nghiệp.
Ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, các SPCNCL đều là những thương hiệu nổi tiếng trong nước và thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp được xếp trong Top 500 doanh nghiệp lớn của Việt Nam, như: Công ty CP Dây và cáp điện Thượng Đình (Cadisun), Công ty TNHH Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa, Công ty CP Thiết bị điện Đông Anh, Công ty CP quốc tế Sơn Hà; Công ty Điện cơ Thống nhất…
Phần lớn trong số 59 sản phẩm được công nhận là SPCNCL phục vụ nhu cầu thị trường trong nước thay thế hàng nhập khẩu, một số sản phẩm xuất khẩu, trong đó có nhiều khu vực thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản…, đặc biệt là những doanh nghiệp ngành dệt may, da giày; những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các công ty lớn của Nhật Bản; sản xuất máy biến áp, động cơ công suất lớn; sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng, ngành điện, điện tử. Một số doanh nghiệp đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra những sản phẩm uy tín.
Điển hình là sản phẩm Hệ thống dây chuyền đồng bộ sản xuất rượu, bia, nước giải khát của Công ty TNHH Cơ nhiệt điện lạnh Bách Khoa (Polyco). Đây là sản phẩm đứng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị nhiệt, lạnh, các thiết bị thực phẩm trong các nhà máy bia, nhà máy sữa, rượu, cồn. Hay sản phẩm máy biến áp của Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh (EEMC). Sự kiện sản xuất thành công máy biến áp 500kV đã khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực, trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên chế tạo được máy biến áp 500kV, tạo dấu ấn quan trọng trong sản xuất công nghiệp của thủ đô.
Các SPCNCL đều có sức cạnh tranh với sản phẩm trong nước và khu vực. Một số sản phẩm có mức cạnh tranh cao như: Sản phẩm quạt điện của điện cơ Thống Nhất, quạt điện các loại của Công ty Quang điện - Điện tử, sản phẩm dệt kim công nghệ nano của Công ty Dệt kim Đông Xuân, comple cao cấp xuất khẩu Tổng công ty May 10, sản phẩm cửa nhôm, cửa nhựa các loại của Công ty Eurowindow, đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn LED của Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, sản phẩm khóa của Công ty CP Khóa Việt Tiệp; xe đạp và bàn ghế xuất khẩu của Công ty Thống Nhất, đồ gia dụng Công ty CP Goldsun; ống thép inox, bồn nước inox của Công ty CP Sơn Hà, các sản phẩm vật liệu điện, dây cáp điện của Công ty CP Dây cáp điện Thượng Đình (Cadisun)…
Các doanh nghiệp có SPCNCL là hàng tiêu dùng đã hướng mạnh vào thị trường nội địa, nhất là ngành da giày và may mặc thời trang như: Công ty CP giày Thượng Đình, Công ty Dệt kim Đông Xuân, Tổng công ty May 10 đã nâng sản lượng phục vụ nội địa tăng gấp 2 lần so với năm trước.
Một số doanh nghiệp có SPCNCL tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ cho các hãng của Nhật Bản Toyota; Honda, Yamaha như: Công ty CP Nhựa Hà Nội, Công ty CP Kim khí Thăng Long, Công ty CP Xích líp Đông Anh…
Nhiều doanh nghiệp có SPCNCL thay thế được hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu như: Máy biến áp, động cơ công suất lớn như Công ty CP chế tạo Điện cơ Hà Nội. Máy biến thế điện từ 220kV đến 500kV của Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Nồi hơi 30 tấn/giờ của Công ty CP Nồi hơi Việt Nam, Công ty Chế tạo thiết bị điện Hà Nội. Các sản phẩm động cơ điện của Công ty CP Chế tạo máy điện Việt Hung. Dây điện ôtô của Công ty TNHH Ngọc Khánh đã xuất khẩu sang Nhật Bản... Do vậy, đã tiết kiệm đáng kể nguồn ngoại tệ cho nhà nước.
Thiếu SPCNCL có kim ngạch xuất khẩu cao
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận SPCNCL trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều biện pháp tích cực giữ vững sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động, luôn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm, đóng góp quan trọng cho sản xuất công nghiệp Thủ đô. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào chuỗi các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho Nhật Bản, các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu, năng lực cạnh tranh cao. Nhiều SPCNCL đã thay thế được hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu. Theo tính toán của Sở Công Thương Hà Nội, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp có SPCNCL chiếm 27% giá trị sản xuất công nghiệp và khoảng 9% kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được giai đoạn 2011 - 2015, trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn, thách thức về nội tại và chịu những tác động xấu của khủng hoảng kinh tế thế giới, ông Đàm Tiến Thắng cho rằng, việc thực hiện Chương trình phát triển SPCNCL trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế cần được khắc phục để tiếp tục phát triển chương trình và nâng cao vị thế của các SPCNCL được tôn vinh.
Hơn nữa, sức lan tỏa của chương trình trong cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế, số lượng các SPCNCL được công nhận chưa nhiều, chưa đủ đại diện cho các sản phẩm tiêu biểu của Hà Nội, nhất là đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Các SPCNCL hiện chủ yếu thuộc ngành cơ khí chế tạo, điện tử, dệt may…, còn thiếu những sản phẩm đem lại kim ngạch xuất khẩu cao.
Ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội: Các SPCNCL của Hà Nội đều có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đạt mức tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tăng được kim ngạch xuất khẩu. Nhiều SPCNCL đã thay thế được hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu. |
Kỳ II: Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, mũi nhọn
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Định giá đất được “chốt” thế nào?
- ·Tiềm năng tăng trưởng của đất nền vùng ven phía Bắc
- ·Thu hồi đất cho dự án du lịch cũng là vì lợi ích quốc gia, công cộng
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Cần ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông
- ·Tái hợp sau ly hôn: Chuyện không giản đơn!
- ·Giám sát việc ban hành thông tư, nghị định đảm bảo thống nhất với Luật Đất đai
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Lâm Đồng đặt mục tiêu xây dựng 2.980 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Vì sao Công an TX.Tân Uyên tạm đình chỉ điều tra vụ anh Lâm Văn Báo bị chém trọng thương?
- ·Quảng Ngãi kiến nghị đơn giản hóa thủ tục đối với dự án nhà ở xã hội
- ·Trồng cây xanh, tiểu cảnh, phục vụ lợi ích công cộng, tạo cảnh quan đô thị trên phần đất công
- ·Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- ·Các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất từ ngày 1/8
- ·Rộng cửa cho Việt kiều kinh doanh bất động sản
- ·Hố ga “giăng bẫy” người đi đường
- ·Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- ·Cột điện bị gãy ngang