会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo inter】Nghiên cứu Nghị quyết 98 để xây dựng cơ chế đặc thù cho vùng Đông Nam bộ!

【keo inter】Nghiên cứu Nghị quyết 98 để xây dựng cơ chế đặc thù cho vùng Đông Nam bộ

时间:2024-12-23 16:16:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:909次

Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ diễn ra vào ngày 18/7,êncứuNghịquyếtđểxâydựngcơchếđặcthùchovùngĐôngNambộkeo inter ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải cho biết Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 5 quy hoạch ngành quốc gia lĩnh vực giao thông vận tải.

Trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đông Nam bộ đã được quy hoạch theo hướng tích hợp, bảo đảm tính liên kết đồng bộ, phát huy lợi thế của từng phương thức vận tải, trong đó cảng biển, cảng hàng không đóng vai trò trung tâm.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thành Nhân

Theo các quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tưhạ tầng giao thông Vùng Đông Nam Bộ khoảng 738.500 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 342.000 tỷ (ngân sách Trung ương 60.800 tỷ; ngân sách địa phương 29.700 tỷ đồng; vốn của doanh nghiệpnhà nước 109.000 tỷ đồng; vốn huy động nhà đầu tư 142.500 tỷ đồng); giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu khoảng 396.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đông Nam bộ, ông cho rằng cần chủ động vượt qua 4 thách thức: suy thoái kinh tếtoàn cầu, sức khỏe doanh nghiệp suy giảm, nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng lớn trong khi nguồn ngân sách nhà nước có hạn; thiếu vắng những cơ chế, chính sách đột phá, đủ hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.

Cùng với đó là tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi. Trong đó TP.HCM trung tâm của vùng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước với nhiều nghị quyết, chương trình hành động, mới đây nhất là Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM chắc chắn sẽ đem lại kết quả tích cực cho Thành phố và lan tỏa đến các địa phương trong vùng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng có thể nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, vượt trội để đẩy mạnh phát triển Vùng Đông Nam bộ, thúc đẩy liên kết vùng tương tự như một số cơ chế, chính sách thí điểm của TP.HCM trong Nghị quyết 98.

Trong đó, tập trung vào một số cơ chế như thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để cho các địa phương có năng lực kinh nghiệm thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng liên vùng, nhằm chủ động huy động, sử dụng các nguồn lực của địa phương, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và bố trí nguồn lực phù hợp.

Xây dựng các cơ chế, chính sách tăng tính hấp dẫn và hiệu quả đầu tư của các dự ánPPP như: tăng tỷ lệ phần vốn góp của nhà nước tham gia dự án; khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng (như nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng giao thông sẵn có), xây dựng cơ chế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược….

Đặc biệt là nghiên cứu, triển khai cơ chế tạo quỹ đất để đấu giálựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ hai bên tuyến đường bộ cao tốc, các công trình nhà ga của tuyến đường sắt qua đô thị gắn với mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD).

Về lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng cần sớm hoàn thiện các quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng Đông Nam bộ trong đó tích hợp đầy đủ, thống nhất và đồng bộ với 5 quy hoạch chuyên ngành Giao thông - Vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, địa phương quản lý quy hoạch có trách nhiệm công bố, công khai quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia. Các bộ, ngành và địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện và có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện quy hoạch.

Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, ông Thắng cũng cho rằng, cần xây dựng danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030 của Vùng để huy động tối đa các nguồn vốn ngoài ngân sách, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước với mục tiêu “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, trong đó tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, tạo ra liên kết vùng.

Ngoài ra, các địa phương trong vùng cũng cần chủ động dành nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện, nâng cấp kịp thời các tuyến đường kết nối từ đường cao tốc, giao thông trục chính vào các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay và cảng thủy nội địa, để đảm bảo khai thác đồng bộ hạ tầng giao thông, không để xảy ra tình trạng “cảng chờ đường” gây lãng phí nguồn lực.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Mùa hè nhớ em
  • Công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 7 luật vừa được Quốc hội thông qua
  • Sớm đưa Quỹ Phát triển ACMECS đi vào hoạt động
  • Thủ tướng: Người dân Việt Nam cháy bỏng khát vọng ‘hòa bình và thịnh vượng’
  • Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'
  • Chuyến bay đón Bác của Trưởng ban cơ vụ đầu tiên ngành hàng không
  • Khai mạc sự kiện đặc biệt khẳng định tình nghĩa đồng bào
  • Kiều bào hướng về Trường Sa
推荐内容
  • Vietconduit trở thành nhà cung cấp chính ống thép luồn dây điện BS 4568
  • Cái ôm chặt của hai lãnh đạo Quốc phòng Việt Nam và Campuchia
  • Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith
  • Bài 4: Bộ Tài chính: Công khai, minh bạch để phòng chống tham nhũng
  • Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước
  • Bức tranh thực tế đa màu sắc về gia đình