【kết quả bóng đá hạng 2 nga】Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3 Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão |
Dù nhà xưởng bị thiệt hại chưa thể khắc phục hết nhưng Công ty TYGICO đã hoạt động trở lại để kịp đáp ứng các đơn hàng. Ảnh: HD |
Hàng nghìn tỷ đồng "bay" theo gió bão
Chia sẻ về những tổn thất của doanh nghiệp trước sức “công phá” của cơn bão Yagi, bà Trần Thị Thanh, đại diện Công ty TNHH Lông Vũ Thanh Tân (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, mặc dù đã có sự chuẩn bị từ sớm như kê cao hàng hoá, gia cố mái tôn nhưng với sức gió rất mạnh, cộng thêm mưa ngập, Công ty vẫn chịu thiệt hại nặng nề. Trong đó, tường và mái tôn bị đổ sập đã khiến dàn 6 máy bị hỏng hóc, mỗi máy trị giá tới 500 triệu đồng, tức là thiệt hại ít nhất đã là 3 tỷ đồng.
Trong Hội nghị với các ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 21/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các ngân hàng tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng… Tại Hội nghị triển khai các giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do mưa lũ vào ngày 20/9/2024, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú yêu cầu các ngân hàng phải nghiêm túc thực hiện các chính sách đã đề ra, chủ động tìm đến khách hàng, theo tinh thần “đã nói là phải làm, đã cam kết là phải thực hiện”. Các chính sách phải được bảo đảm triển khai một cách công khai, minh bạch. NHNN sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý, nghiên cứu, bổ sung những nội dung liên quan như: trích lập dự phòng rủi ro; giãn, hoãn thời hạn trả nợ dành riêng cho đối tượng chịu thiệt hại từ cơn bão số 3 để sớm trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. |
Bà Thanh chia sẻ thêm, con số này chưa kể số lượng lớn hàng hoá lông vũ bị ngập nước; tiền công thợ sửa chữa do máy móc có tính đặc thù, Công ty phải chờ thuê thợ từ Trung Quốc sang. Cơ sở hạ tầng và máy móc hư hại còn khiến Công ty phải dừng hoạt động ít nhất 1 tháng, trong khi mỗi tháng Công ty có thể sản xuất từ 2-3 container, vừa trễ hẹn với đối tác vừa khiến hàng chục công nhân phải tạm nghỉ.
Với những thiệt hại này, bà Thanh đề nghị các cơ quan quản lý, trong đó có ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí, giảm lãi suất cũng như gia hạn thời hạn trả nợ do Công ty hiện còn dư nợ khoảng 4 tỷ đồng tại ngân hàng.
Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều hoàn cảnh của các doanh nghiệp sau cơn bão Yagi, thậm chí có những doanh nghiệp thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng. Theo số liệu mới nhất và chưa đầy đủ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dư nợ của các tổ chức tín dụng bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở vào khoảng 100.000 tỷ đồng, chiếm 5-7% dư nợ tín dụng tại 26 tỉnh, thành phía Bắc.
Hơn 400.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi
Mặc dù đây là con số lớn, nhưng để nhanh chóng tái thiết sản xuất, đảm bảo tăng trưởng chung của cả nền kinh tế, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chỉ đạo yêu cầu các ngân hàng thương mại chia sẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách giảm lãi suất cho vay, cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định.
Hiện đã có 32/40 ngân hàng đăng ký gói tín dụng mới, tổng số 405.000 tỷ đồng với mức giảm lãi suất cho vay từ 0,5-2% cả khoản vay cũ và mới đối với khách hàng tuỳ theo mức độ bị thiệt hại bởi mưa lũ, thậm chí có ngân hàng như SHB, TPBank hỗ trợ bình quân 50% lãi suất phải trả từ đầu tháng 9 đến cuối năm 2024… Với kế hoạch dài hơi hơn, theo ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch HĐQT MB, trong quý 4/2024, MB sẽ tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng lãi suất ưu đãi đối với các kế hoạch sản xuất kinh doanh tốt, phương án kinh doanh khả thi để hỗ trợ khách hàng, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nhưng một vấn đề được nhiều doanh nghiệp đề nghị là giải pháp để tăng khả năng tiếp cận tín dụng, nhất là những gói tín dụng ưu đãi mà ngân hàng đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp đang rất cần nguồn kinh phí để nhanh chóng khôi phục sản xuất do đang vào cao điểm mùa vụ sản xuất cuối năm, cần đáp ứng thời gian giao hàng. Trong khi đó, sau bão, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại về máy móc, nhà xưởng - vốn chính là tài sản đảm bảo mà doanh nghiệp đưa ra để vay nợ.
Do vậy, các ngân hàng cũng cho biết đã nỗ lực cắt giảm thủ tục cho vay, tăng cường chuyển đổi số để số hoá hoạt động vay vốn, cũng như xây dựng cả những gói vay tín chấp... Nhưng cũng có một vấn đề là tăng trưởng tín dụng nói chung từ đầu năm đến nay còn nhiều khó khăn. Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng giám đốc Sacombank, dù đã áp dụng nhiều giải pháp và cơ chế thúc đẩy, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng toàn ngành nói chung và Sacombank nói riêng vẫn chưa đạt kỳ vọng do nhu cầu vốn vẫn khá thấp do tình hình xuất khẩu và tiêu dùng nội địa chưa hồi phục; nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, thận trọng với rủi ro nên chưa mạnh dạn sử dụng vốn vay…
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp và tăng trưởng tín dụng cũng là bài toán không dễ của ngành ngân hàng khi chất lượng tín dụng là vấn đề gây “đau đầu” cho các ngân hàng. Hiện tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu trên tổng dư nợ của ngành ngân hàng đang tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2024. Tỷ lệ nợ xấu của khối ngân hàng thương mại tư nhân đến cuối tháng 6/2024 hiện ở mức 7,77%, chiếm 79,65% nợ xấu nội bảng toàn hệ thống. Vì thế, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB đã kiến nghị tiếp tục thực thi chính sách không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá nhằm tránh những hệ lụy về sau ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của các ngân hàng.
Do đó, trước ảnh hưởng của thiên tai, nhiều ngân hàng đã ý kiến xem xét gia hạn Thông tư 06/2024/TT-NHNN về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ của NHNN thêm 6 tháng, tức là đến 30/6/2025; đồng thời có hướng dẫn thêm về việc tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu, phải thoái. Về vấn đề này, theo đại diện NHNN, với Luật Các tổ chức tín dụng mới, việc phân loại tài sản, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, NHNN sẽ rà soát báo cáo. Nếu được thực hiện chính sách thì có thể ban hành hướng dẫn mới mà không phải gia hạn Thông tư về cơ cấu nợ, gia hạn nợ.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Giá cà phê hôm nay 26/10: Đồng loạt giảm
- ·Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp
- ·Bước chuyển kinh tế tại các cửa khẩu chiến lược thương mại biên giới Tây Ninh
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Cà Mau dần là điểm sáng trên bản đồ đầu tư của Việt Nam
- ·Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp
- ·Ngăn 'thổi giá' bất động sản, ĐBQH đề xuất tăng giá cọc theo từng vòng đấu giá
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·Giá xăng trong nước sắp giảm lần thứ ba liên tiếp?
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Đề xuất miễn thuế với hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm
- ·'Điểm danh' những tháp Chăm cổ đẹp mê hồn ở Ninh Thuận
- ·Giá xăng giảm lần thứ ba liên tiếp
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Có thể xuất hiện bão
- ·Cà Mau thu hút đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng
- ·Chân dung nữ giám đốc xinh đẹp điều hành quỹ đầu tư của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
- ·Lý do khiến giá vàng thế giới lại đạt đỉnh cao nhất lịch sử
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Hoàn thuế còn gian truân, chi cục thuế được trao thêm quyền mới